14 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ sớm từ 1 đến 4 tuổi dễ phát hiện nhất

Trẻ tự kỷ luôn có quá trình phát triển và lớn lên khác biệt so với những trẻ bình thường khác. Vì vậy không khó để nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ từ 1 đến 4 tuổi nếu như cha mẹ chịu khó quan sát. Trẻ tự kỷ thường có một số dấu hiệu như chậm nói, không giao tiếp bằng mắt, gọi tên không quay đầu, chơi một mình, gắn bó với đồ vật. Dưới đây là 14 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ sớm từ 1 đến 4 tuổi.

Trẻ bị tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi. Trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ bị khiếm khuyết những kỹ năng xã hội cơ bản như giảm tương tác với xã hội, phát triển kỹ năng giao tiếp và có những hành vi bất thường. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ còn gặp một số vấn đề về tiêu hóa và kém phát triển trí tuệ.

Dấu hiệu trẻ mắc trẻ mắc bệnh tự kỷ thường xuất hiện sớm khi trẻ từ 1 đến 4 tuổi và kéo dài suốt đời. Can thiệp sớm sẽ giúp giảm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ và phát triển ngôn ngữ, nhận thức giúp trẻ hòa nhập tốt hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ trong bài viết này.

Rối loạn phổ tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội

14 dấu hiệu trẻ bị tự kỷ trong giai đoạn từ 1 đến 4 tuổi

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ dưới một tuổi thường là tư thế ngồi của trẻ không có sự xê dịch, cử động, bò và đi trong một khoảng thời gian dài và chỉ dừng lại khi có sự can thiệp của cha mẹ. Trẻ xuất hiện các dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội như chậm nói hoặc phản ứng chậm với những sự tương tác từ những người xung quanh. Đây là sự khác biệt để cha mẹ nhận biết các dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ dưới một tuổi.

Với một số trường hợp, trẻ có tính cách ít nói, ít hoạt bát, ít năng động hơn so với những trẻ khác nên cha mẹ cũng có thể nhầm là tự kỷ. Vì vậy để có kết luận chính xác nhất, cần cho trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán bệnh cho trẻ. Dù vậy, thì các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ vẫn có những sự khác biệt và có thể quan sát được. Sau đây là 14 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ từ 1 đến 4 tuổi bạn cần biết:

1. Chậm nói, hạn chế tiếp xúc

Chậm nói và hạn chế tiếp xúc là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ điển hình nhất. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường bị giảm hứng thú với thế giới bên ngoài, ít tương tác với mọi người xung quanh qua ánh mắt, cử chỉ hay điệu bộ. Khi trẻ 2 tuổi trở lên trẻ vẫn chưa nói được. Trẻ thường không có sự phản ứng với những tương tác từ người khác như không chủ động rủ các bạn cùng chơi, có xu hướng tách biệt khi học ở lớp học mầm non 2 – 5 tuổi. 

2. Không giao tiếp bằng mắt

Trẻ tự kỷ thường bị hạn chế về ánh mắt nhìn mọi vật xung quanh, ánh mắt trẻ không linh hoạt. Khi giao tiếp trẻ thường không nhìn vào mắt người đối diện và nhìn bâng quơ. Trong một số trường hợp có thể trẻ chú tâm vào trò chơi và không giao tiếp mắt. Tuy nhiên trường hợp ngồi đối diện, giao tiếp gần, trẻ vẫn không giao tiếp bằng mắt thì đây là dấu hiệu sớm của trẻ tự kỷ từ 1 đến 4 tuổi.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt
Dấu hiệu trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt

3. Thiếu hành vi đồng thuận, biểu trưng

Trẻ không gật đầu thể hiện sự đồng ý hay xua tay, lắc đầu thể hiện sự phản đối khi tương tác với người xung quanh. Ngôn ngữ cử chỉ của trẻ hạn chế như gật, lắc đầu để thể hiện sự đồng ý và từ chối, vẫy tay tạm biệt,… Trẻ cũng có it các hành vi đồng thuận, đáp ứng khi nhận được khuyến khích từ cha mẹ hoặc thầy cô.

Khi giao tiếp trẻ tự kỷ cũng ít có các biểu hiện đồng thuận hay đáp ứng như:

  • Trẻ gọi tên không quay đầu lại
  • Chưa hiểu ngôn ngữ để sai vặt được
  • Không đáp ứng với yêu cầu, cảnh báo
  • Nhận biết và thể hiện cảm xúc kém

4. Giọng nói trẻ không có nhịp điệu, cảm xúc

Khi trẻ bắt đầu nói thì giọng nói của trẻ tự kỷ thường đều đều và không có có cao độ thể hiện cảm xúc trong giọng nói của trẻ. Trong ngôn ngữ, lời nói cũng ít có những từ ngữ mang tính cảm xúc như con vui, buồn. Sự nhận biết, phân biệt và thể hiện cảm xúc của trẻ cũng gặp khó khăn.

Ví dụ điển hình như trẻ tự kỷ khó có thể chơi “ú òa”. Cần sự phối hợp hành vi, cảm xúc và ngôn ngữ cùng lúc ở trẻ.

5. Cử chỉ hành vi không tự nhiên

Khi giao tiếp với mọi người xung quanh trẻ thường không có cử chỉ hay hành vi nào, tư thế cơ thể của trẻ tự kỷ không được tự nhiên.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ thiếu hành vi đồng thuận
Trẻ tự kỷ thiếu hành vi đồng thuận, ngôn ngữ cử chỉ và thể hiện cảm xúc

6. Khó thích ứng, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng

Trẻ thường bày tỏ sự khó chịu thậm chí là giận giữ vì những thay đổi xung quanh dù là nhỏ nhất. Chẳng hạn như khi bị thay đổi vị trí đồ chơi trong phòng, thay đổi kiểu tóc hay thay đổi thói quen ăn uống…. Trẻ thường có nhạy cảm với các âm thanh, ánh sáng và tỏ ra khó chịu hoặc có xu hướng tránh né.

Dấu hiệu khó thích ứng và nhạy cảm với âm thanh ở trẻ tự kỷ có thể nhận thấy qua các trương trình trẻ thích trên tivi. Ví dụ nghe âm thanh thì trẻ sẽ tới ngay nhưng khi gọi tên trẻ không quay đầu lại cũng không có biểu hiện đáp ứng. Trẻ nhạy cảm với đồ ăn thông qua mùi vị, hạn chế ở một số thực phẩm trẻ thích. Ngoài ra trẻ tự kỷ có xu hướng thích ăn đồ ăn nhuyễn hơn là cần nhai nhiều. Một số trẻ tự kỷ không biết nhai và đồ ăn thường cần xay nhuyễn khi trẻ đã lên 4 tuổi.

Trẻ tự kỷ nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, mùi vị

7. Rối loạn ngôn ngữ trong giao tiếp

Trẻ tự kỷ bị mắc khiếm khuyết trong sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Điều này thể hiện trong dấu hiệu trẻ tự kỷ 2 tuổi  trở lên. Trẻ không nói được câu có 2 từ khi đã 2 ÷ 3 tuổi. Trẻ thường nói những câu vô nghĩa hoặc có tiếng kêu lập lại khi 4 tuổi.

8. Sự gắn bó bất thường với đồ vật

Trẻ thường chỉ để ý đến những hình dạng, ngắm nghía màu sắc của một đồ vật nào đó mà không quan tâm đến công dụng của món đồ đó là gì? Trẻ thường chú tâm vào bộ phận của đồ chơi như quay vòng bánh xe, đẩy đi đẩy lại chiếc xe. 

Trẻ tự kỷ có xu hướng gắn bó bất thường với đồ vật

9. Vận động chậm chạp

Sự vận động chậm chạp thể hiện trong dấu hiệu của trẻ tự kỷ từ một tuổi là nằm hay ngồi giữ nguyên một tư thế. Một số trẻ chậm phát triển cũng thường có các cột mốc vận động như lần đầu tiên biết ngồi, bò, đi lại cũng chậm hơn trẻ thông thường. Khi trẻ lớn lên 2 – 4 tuổi các vận động cũng chậm chạp hơn. Một số trẻ gặp khó khăn trong vận động tinh, vận động thô.

Ngoài ra, một số trẻ tự kỷ từ 1 – 4 tuổi có biểu hiện nhận biết dấu hiệu nguy hiểm kém. Trẻ thường không để ý hoặc vận động chậm chạp làm tăng tỷ lệ bị chấn thương ở trẻ.

10. Trẻ có xu hướng chơi một mình

Nhiều trẻ tự kỷ thường xếp đồ chơi thẳng hàng hoặc chồng lên nhau. Trẻ có xu hướng thích chơi với đồ vật hơn là tương tác giao tiếp với người khác. Các hành vi này thường được trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ là không thích người khác chạm vào người, không quan tâm đến những người xung quanh. Trẻ thường không thích khoe đồ chơi với bạn và thu mình trong một góc bị tách biệt với bạn bè.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ 4 tuổi thích chơi một mình
Trẻ tự kỷ có dấu hiệu chơi một mình thích chơi với đồ vật hơn là tương tác giao tiếp với người khác

11. Hành vi bất thường, lặp đi lặp lại

Một số trẻ tự kỷ từ 1 – 4 tuổi có hành vi bất thường như lắc lư, đung đưa người, bé thích xoay vòng tròn, đi nhón chân để tìm kiếm cảm giác. Ngoài ra bé có các hành vi tự gây hại nhu đập đầu vào tường, hay ăn vạ.

Một số hành vi bất thường khác thường gặp ở trẻ tự kỷ: thường xuyên nếm, ngửi đồ vật, sở thích khác biệt như bóp chai nước, nhìn các đồ vật rất lâu và thường xuyên, lặp đi lặp lại.

12. Rối loạn tiêu hóa, khó ngủ.

Trẻ tự kỷ khó ăn uống có những chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Triệu chứng xuất hiện như ói mửa, biếng ăn,… Khi lớn trẻ chỉ thích ăn những món ăn được băm nhỏ và những đồ ăn làm từ sữa. Đây cũng là những khó khăn của trẻ tự kỷ do khó thích ứng và nhạy cảm với mùi vị.

Một số trẻ tự kỷ kèm rối loạn tăng động giảm chú ý khiến trẻ khó ngủ, khóc nhiều, dậy giữa đêm và trẻ hay quấy khóc về đêm khiến cha mẹ mệt mỏi.

13. Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ

Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về trí tuệ và ngôn ngữ. Đây cũng là dấu hiệu tự kỷ thường gặp khi trẻ từ 2 – 4 tuổi chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ. Lâu dần trẻ khó khăn trong học đọc hay viết được dù cho cố gắng dạy trẻ. Các khó khăn này do sự kém tập trung và tương tác giao tiếp ở trẻ. Do đó, can thiệp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện khi còn nhỏ, trẻ sẽ học tập tốt hơn sau này.

Can thiệp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ, trí tuệ giúp trẻ sẽ học tập tốt hơn sau này

14. Rối loạn giác quan

Rối loạn giác quan hay rối loạn xử lý cảm giác là tình trạng não và hệ thần kinh gặp khó khăn khi xử lý kích thích. Dấu hiệu rối loạn xử lý cảm giác ở trẻ tự kỷ thể hiện thông qua các biểu hiện như đập đầu vào tường, hành vi ăn vạ gây tổn thương. Dường như trẻ không biết đau và không phản ứng ngăn chặn sự tiếp diễn. Ví dụ: khi chạm vào ly nước nóng trẻ bình thường sẽ rụt ngay lại. Một số trẻ tự kỷ các ngưỡng đau cao hơn khiến trẻ không có cảm giác đau, nóng. Điều này làm trẻ dễ bị tổn thương hơn.

Khi phát hiện dấu hiệu trẻ tự kỷ sớm cần phải làm gì?

Khi phát hiện dấu hiệu tự kỷ ở trẻ, cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để được hỗ trợ kịp thời. Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các biện pháp can thiệp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện các suy yếu cốt lõi, phát triển ngôn ngữ, lời nói, nhận thức. Giúp trẻ giảm đi đáng kể các dấu hiệu tự kỷ mà trường hợp không nhận được sự can thiệp có thể trở lên trầm trọng hơn.

Trung tâm Nhân Hòa dạy trẻ tự kỷ ở thành phố Hồ Chí Minh với đội ngũ chuyên gia, giao viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất tốt là địa chỉ tin cậy để phụ huynh cho con can thiệp. Cha mẹ hãy liên hệ với các Cơ sở trung tâm Nhân Hòa ở TpHCM để trẻ được đánh giá kỹ lưỡng và can thiệp sớm giúp trẻ tiến bộ.

Trên đây, Trung tâm Nhân Hoà đã giúp bạn tìm hiểu 14 dấu hiệu trẻ tự kỷ từ 1 đến 4 tuổi thường gặp để phụ huynh tham khảo. Trẻ tự kỷ thường có một số dấu hiệu như chậm nói, không giao tiếp bằng mắt, gọi tên không quay đầu, chơi một mình, gắn bó với đồ vật. Khi cần thêm thông tin và can thiệp cho trẻ, bạn hãy liên hệ với trung tâm Nhân Hòa để được tư vấn thêm nhé!

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN