Giao tiếp tăng cường và thay thế AAC

Phương pháp aac là một trong những phương pháp được sử dụng phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ. Vậy Phương pháp AAC là gì và áp dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

1. Phương pháp giao tiếp tăng cường và thay thế AAC là gì?

Giao tiếp tăng cường và thay thế AAC là một trong những phương pháp phát triển ngôn ngữ thường dùng trong can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. 

  • AAC – Augmentative Alternative Communication: Giao tiếp tăng cường (sự bổ sung hoặc bổ trợ cho lời nói kém hiệu quả). Giao tiếp thay thế (sự thay thế cho lời nói khi lời nói không thể hiểu được hoặc không hiện diện).
  • AAC có thể là một cách để giúp một ai đó hiểu, và cũng như là một phương tiện để diễn đạt.
Giao tiếp tăng cường và thay thế AAC
Giao tiếp tăng cường và thay thế AAC

2. Đối tượng sử dụng phương pháp AAC.

Phương pháp AAC thường được sử dụng để phát triển ngôn ngữ cho các đối tượng:

  • Người có ít lời nói hoặc lời nói không có chức năng.
  • Người có khuyết tật trí tuệ.
  • Người có khuyết tật thể chất (vd: bại não).
  • Người có rối loạn phổ tự kỷ.
  • Người có các khuyết tật tiến triển.
  • Người khiếm thính sử dụng việc ra dấu.
  • ………….

3. Mục đích sử dụng AAC trong can thiệp và hoạt động hàng ngày:

  • Cung cấp một hình thức giao tiếp tạm thời.
  • Hỗ trợ cho sự phát triển giao tiếp bằng lời.
  • Nâng cao tính dễ hiểu của giao tiếp.
  • Cung cấp một phương tiện giao tiếp cho những người không có lời nói chức năng – phương tiện chính để giao tiếp.
  • Hỗ trợ cho sự phát triển của nhận thức.

Sử dụng AAC tạo cơ hội cho trẻ đạt được khả năng ngôn ngữ cao nhất – vừa hiểu được người khác, vừa truyền đạt được thông điệp của mình.

  • AAC hỗ trợ phát triển khả năng nhận thức, xã hội và học tập thông qua việc tăng cường sử dụng giao tiếp hiệu quả.
  • Sử dụng AAC giúp giảm nguy cơ các vấn đề về hành vi xuất phát từ sự thất vọng do không được người khác hiểu.
  • AAC giúp tăng chất lượng cuộc sống  thông qua cảm giác thỏa mãn và hài long rằng thông điệp của họ đang được người khác hiểu.
  • AAC giúp tăng cường sự tham gia vào các hoạt động hàng ngày (ở trường, nơi làm việc, vui chơi) và trong xã hội.
  • AAC không gây trở ngại sự phát triển lời nói, thực tế trong một số trường hợp nó có thể hỗ trợ cho sự phát triển lời nói.
  • AAC có thể có lợi cho các cá nhân ở mọi độ tuổi và ở tất cả các mức độ khả năng.

4. Đánh giá toàn diện cho giao tiếp tăng cường và thay thế AAC.

  • Đánh giá về tiền sử, bệnh sử: Tình trạng và tiền sử y khoa, giáo dục, nghề nghiệp và nền tảng văn hóa ngôn ngữ. Tiền sử sử dụng hệ thống AAC, bao gồm động lực cho việc sử dụng AAC. Tiên lượng khả năng tiến triển.
  • Tình trạng và cảm giác vận động: Thị lực – khả năng nhìn những biểu tượng trên hệ thống AAC. Tình trạng vận động/thể chất – Phương tiện tiếp cận. Hệ thống cảm giác được hợp nhất – khả năng điều hòa và sẵn sàng của cơ thể cho sự giao tiếp.
  • Đánh giá mức độ giao tiếp.
  • Đánh giá ngôn ngữ nói: bao gồm những kỹ năng hiểu và diễn đạt.
  • Đánh giá ngôn ngữ viết: bao gồm kỹ năng đọc và viết.
  • Đánh giá biểu tượng: khả năng sử dụng nhiều đặc điểm biểu tượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hiện tại và tương lai (VD: đưa ra yêu cầu, đáp ứng với các câu hỏi, phản đối, bình luận…).
  • Xác định yếu tố thuận lợi và rào cản.

5. Phân loại phương pháp giao tiếp tăng cường và thay thế AAC.

5.1. Giao tiếp tăng cường và thay thế AAC có hỗ trợ:

Đồ vật, ảnh chụp, tranh, các biểu tượng, từ, đánh vần.

  • Các thiết bị AAC kỹ thuật thấp: Các bảng giao tiếp, sách giao tiếp, dụng cụ chỉ, thanh chỉ có đèn gắn trên đầu, cộng sự giao tiếp đặt những câu hỏi có/không.
  • Các thiết bị AAC kỹ thuật cao: Cho phép lưu trữ và lấy lại các thông điệp, có thể cũng cho phép sử dụng trong việc sản sinh lời nói như máy tính bảng, thiết bị giao tiếp chuyên dụng, điện thoại thông minh….

5.2. Giao tiếp tăng cường và thay thế AAC không có hỗ trợ:

Ngôn ngữ cơ thể – nét mặt, cử chỉ tự nhiên, ra dấu từ chính (từ khóa ký hiệu), ngôn ngữ ký hiệu, đánh vần bằng tay.

giao tiếp tăng cường và thay thế AAC
giao tiếp tăng cường và thay thế AAC cử chỉ, nét mặt

6. Một số chiến lược AAC thường được sử dụng trong can thiệp và cuộc sống hàng ngày.

  • Để có thể đưa ra và sử dụng các chiến lược và công cụ AAC phù hợp với nhu cầu và khả năng của đối tượng giao tiếp (trẻ), chúng ta cần lượng giá, đánh giá được trẻ đang ở mức độ giao tiếp nào và xây dựng mục tiêu phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ và gia đình.
  • Lựa chọn các hình thức công cụ phù hợp với chiến lược AAC được lựa chọn dựa trên mức độ giao tiếp của trẻ sau lượng giá:

Vật thật => Một phần của vật thật => Ảnh chụp vật thật => Tranh vẽ => Biểu tượng => Từ và câu.

  • Một số các chiến lược AAC thường dùng trong can thiệp và cuộc sống hàng ngày:

+ Hỗ trợ kích thích ngôn ngữ (ALS)

+ Cuốn sách về tôi.

+ Sách trò chuyện.

+ Sách “ngày của con”

+ Bảng chọn lựa

+ Bảng trước tiên – Sau đó

+ Bảng giao tiếp.

+ Lịch trình bằng hình ảnh – Chuỗi hoạt động

+ Thảm trò chuyện

+ Bảng chủ đề

+ Các chiến lược và công cụ hỗ trợ hành vi

+ Câu chuyện xã hội.

+ Kịch bản xã hội.

+ PODD – Hệ thống trình bày linh động của việc sắp xếp ngữ dụng.

+ PECS – Hệ thống giao tiếp, trao đổi thẻ tranh.

7. Tài liệu tham khảo.

  • Giao tiếp tăng cường và thay thế – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 4/2019.
  • Giao tiếp tăng cường và thay thế – Seon Kyoung Han
  • ASHA (American Speech Hearing Association).

Đào Thị Thanh Hương

Tham khảo thêm:

Trẻ chậm nói đơn thuần

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Phương pháp can thiệp cho trẻ rối loạn ngôn ngữ

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN