Tăng động giảm chú ý ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi biểu hiện ra sao?

Tăng động giảm chú ý là rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ. Hiện nay, trẻ mắc tăng động có tỷ lệ khá cao. Với từng độ tuổi sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về biểu hiện của hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi.

Biểu hiện tăng động giảm chú ý của trẻ từ 2 đến 3 tuổi

Ở giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, rất khó để nhận biết được triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Bới đây là độ tuổi mà trẻ mới biết đi và đang tập nói nên chúng thường rất hiếu động. Do vậy, nhiều cha mẹ nghĩ rằng đây là quá trình phát triển bình thường của trẻ. Mặc dù vậy, có thể dựa vào một số biểu hiện để nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý như sau:

Khoảng thời gian tập trung quá ngắn

Ở độ tuổi 2 – 3 trẻ thường khó tập trung, chú ý vào một vấn đề trong khoảng thời gian dài. Với những trẻ bị tăng động, trẻ sẽ chạy nhảy khắp nơi, leo trèo, không ngồi yên một chỗ. Trẻ thường không chú tâm vào những lời nói của phụ huynh, khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà không có người lớn bên cạnh.

Trẻ 2 – 3 tuổi tăng động giảm chú ý tập trung ngắn thường làm rơi, mất những đồ đạc, đồ chơi hơn trẻ bình thường. Trẻ có xu hướng xao nhãng, không muốn tham gia vào những trò chơi cần nhiều nỗ lực và tập trung như chơi theo lượt, luân phiên.

Hiếu động quá mức

Biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 đến 3 tuổi thường chạy nhảy liên tục, không chịu ngồi yên, có xu hướng “nghịch ngợm” hơn trẻ bình thường. Trẻ khó có thể chờ đợi chơi đồ chơi theo lượt, xắp xếp đồ gọn gàng sau khi chơi. Trẻ tăng động khó ngủ hơn các bạn. Đặc biệt khi nghỉ trưa, trẻ hiếu động quá mức ảnh hưởng đến các bạn và lớp học.

Biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý trong thời gian học ở lớp trẻ thường không ngồi yên hay cựa quậy trên ghế, tay và chân liên tục rung hoặc di chuyển. Trẻ thường rời bỏ chỗ ngồi ngay cả khi được yêu cầu ngồi một chỗ, có thể kèm theo nói không ngừng nghỉ.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi có một nguồn năng lượng rất lớn để chạy nhảy, đùa nghịch. Trẻ di chuyển liên tục ở khắp mọi nơi, mọi chỗ và khi bị bắt ngồi một chỗ sẽ tỏ ra khó chịu, cựa quậy không yên. Trẻ thường xuyên chạy băng qua đường mà không cần quan sát xung quanh mặc dù cha mẹ có nhiều lần nhắc nhở, cảnh báo nguy hiểm.

tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi - 3 tuổi
dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 – 3 tuổi là hiếu động quá mức, nóng nảy

Nóng nảy, bốc đồng

Những trẻ tăng động giảm chú ý từ 2 đến 3 tuổi chưa kiểm soát được cảm xúc của mình nên thường tỏ ra nóng nảy, dỗi hờn. Ví dụ trẻ sẽ nằm ra ăn vạ khi không được làm theo ý mình, tranh giành đồ chơi, đánh bạn ở lớp.

Một số biểu hiện khác cho sự tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi là chậm nói, rối loạn giấc ngủ, hay thức dậy quấy khóc vào ban đêm…Những biểu hiện này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần là dấu hiệu để phát hiện chứng tăng động ở trẻ 3 tuổi.

Một số phụ huynh trẻ 2 đến 3 tuổi tăng động giảm chú ý than phiền khi đưa trẻ đi siêu thị, trẻ lăng xăng chạy nhảy liên tục dễ bị lạc. Trường hợp đòi mua đồ không được có xu hướng ăn vạ và gây hấn nhiều hơn.

Chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi như nào?

Các bác sĩ, nhà chuyên môn có thể chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 – 3 tuổi thông qua những biểu hiện như chạy nhảy liên tục, không chịu ngồi yên, mất tập trung, hiếu động quá mức, tăng động bốc đồng. Các biểu hiện này phải thể hiện đồng thời trong 2 hay nhiều hơn bối cảnh (ở nhà, trường học, công cộng). Những biểu hiện này có tác động tiêu cực đến sinh hoạt, học hành và ảnh hưởng đến những người xung quanh. 

Thông thường, để test đánh giá, chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý, các bác sĩ, nhà chuyên môn cần:

  • Phỏng vấn phụ huynh về các biểu hiện của trẻ ở nhà
  • Thông tin từ giáo viên về biểu hiện của trẻ ở trường
  • Đánh giá và ghi nhận các biểu hiện lâm sàng tại phòng khám
  • Theo dõi các hành vi của trẻ
  • Các câu hỏi liên quan đến khả năng ngôn ngữ, trí tuệ
  • Theo dõi sự tập trung và cảm xúc của trẻ
  • Câu hỏi có thể liên quan đến gia đình có người tăng động không?

Một số trẻ 2 – 3 tuổi có tăng động giảm chú ý kèm rối loạn phổ tự kỷ, các đánh giá, chẩn đoán phức tạp hơn.

tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi
chẩn đoán chứng tăng động ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi

Khi trẻ từ 2 đến 3 tuổi có dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ nên làm gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 – 3 tuổi sẽ được cải thiện đáng kể khi trẻ được phát hiện và can thiệp sớm. Vậy nên khi cha mẹ thấy con có những biểu hiện tăng động, kém tập trung kéo dài và xuất hiện trong nhiều trường hợp, môi trường khác nhau cần đi khám và can thiệp sớm cho trẻ để kiểm soát hành vi tốt hơn và học tập hiệu quả. Ngoài ra nên dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu sách báo để có thêm những phương pháp dạy bảo con khoa học, phù hợp.

Giải pháp giúp trẻ bị tăng động giảm chú ý hiệu quả từ gia đình

Bên cạnh giải pháp đưa trẻ đi khám tại khác cơ sở chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp thì phương pháp giáo dục hành vi cho trẻ tại nhà sẽ được ưu tiên hàng đầu. Những cha mẹ có con mắc chứng bệnh này cần có thời gian dành cho con để giúp trẻ tiến bộ hơn mỗi ngày.

Cha mẹ nên giáo dục hành vi cho trẻ ngày từ nhỏ

Hình thành những thói quen trong sinh hoạt

Bạn nên hình thành cho trẻ những thói quen sinh hoạt cơ bản nhất ngay từ nhỏ. Hướng dẫn chi tiết những công việc hàng ngày cần phải thực hiện và hoàn thành từ những việc nhỏ nhất như thu dọn đồ chơi, sắp xếp đồ gọn gàng đúng vị trí, ăn ngủ đúng giờ giấc…Kiên trì nhắc nhở trẻ mỗi ngày để tập luyện cho trẻ tính kỷ luật và cải thiện khả năng tập trung cho trẻ.

Nhẹ nhàng, điềm tĩnh

Ở độ tuổi này, trẻ không ưa những lời trách mắng, la hét. Khi trẻ mắc lỗi, bạn nên nhẹ nhàng phân tích, khuyên bảo trẻ từ tốn, dần dần để trẻ hiểu lỗi của mình và sửa sai. Những hình phạt hay những trận đòn khi tức giận của bạn chỉ làm phản tác dụng với trẻ đặc biệt là những trẻ tăng động.

Sắp xếp thời gian để vui chơi cùng trẻ

Dù công việc có bận rộn thì bạn cũng nên sắp xếp thời gian dành cho trẻ vào mỗi buổi tối sau khi đi làm về hoặc vào những ngày cuối tuần. Bạn nên dẫn con đi chơi tại các khu vui chơi dành cho trẻ em, công viên hoặc chơi cùng với trẻ tại nhà. Từ đó sẽ giúp cho bạn hiểu được tính cách, sở thích  của trẻ hơn.

Khen ngợi động viên khi trẻ làm đúng

Khi trẻ có kết quả tốt trên lớp hoặc đã có cố gắng để hoàn thành tốt một nhiệm vụ được giao, bạn nên có những lời khen ngợi, tán thưởng dành cho con. Có thể mua những phần quà khích lệ, động viên, kích thích hoạt động sáng tạo của con.

Hoạt động ngoại khóa cho trẻ 2 đến 3 tuổi tăng động giảm chú ý

Để giúp trẻ 2 – 3 tuổi tăng động giảm chú ý cải thiện kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh, nên cho trẻ tham gia học các môn thể thao như bơi lội, bóng đá, cầu lông…Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức hoặc các trung tâm nơi trẻ học tập. Từ đó trẻ không chỉ tiến bộ trong giao tiếp mà còn trong kỹ năng sống.

trẻ tăng động giảm chú ý 3 tuổi
Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa tăng khả năng giao tiếp
Can thiệp sớm cho trẻ 2 – 3 tuổi tăng động giảm chú ý ở đâu?

Trẻ 2 đến 3  tuổi là thời gian vàng can thiệp sớm cho trẻ tăng động giảm chú ý. Phụ huynh có thể đưa trẻ đến các bệnh viện nhi, trung tâm giáo dục để các bác sĩ, giáo viên và nhà chuyên môn hỗ trợ trẻ.

Trung tâm Nhân Hòa chuyên thực hiện đánh giá, can thiệp sớm 1-1 cho trẻ tăng động giảm chú ý ở TpHCM. Mục tiêu giúp trẻ kiểm soát hành vi, chú ý tốt, phát triển chức năng điều hành để trẻ tập trung và học tập hiệu quả và hòa nhập tốt hơn.

Quý phụ huynh liên hệ ngay với Trung tâm Nhân Hòa để được khám lượng giá, tư vấn cho gia đình và can thiệp hiệu quả cho bé nhé!

Địa chỉ các cơ sở của Trung tâm Nhân Hòa tại Tp HCM:

CS3: 6/2/5 Phạm Văn Chiêu, Phường 8, quận Gò Vấp, Tp. HCM

CS4: 100/3/17 Lê Thị Hà, Tân Xuân, Hóc Môn, Tp. HCM

CS5: A92 đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, Quận 12, TpHCM

Qua bài viết trên, Trung tâm Nhân Hòa đã cung cấp cho bạn những thông tin về những biểu hiện ở trẻ tăng động giảm chú ý ở 2 đến 3 tuổi. Hy vọng cha mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích trong việc nuôi dạy trẻ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trẻ tiến bộ.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN