Trẻ tăng động chậm nói: dấu hiệu, nguyên nhân và cách dạy

Trẻ tăng động chậm nói nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể để lại các hậu quả như trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, học tập kém hiệu quả và ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Vậy làm sao để phát hiện trẻ tăng động chậm nói và cha mẹ cần dạy trẻ tăng động chậm nói như thế nào? Hãy cùng trung tâm Nhân Hòa tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hiện tượng trẻ tăng động chậm nói (rối loạn tăng động giảm chú ý) là gì?

Trẻ tăng động chậm nói
Trẻ tăng động chậm nói là gì?

Trẻ tăng động chậm nói ở đây được hiểu là trẻ mắc chứng rối loạn phát triển thần kinh tăng động giảm chú ý và biểu hiện chậm nói. Đây là tình trạng các vùng não chịu trách nhiệm về sự chú ý và chức năng điều hành của trẻ bị gián đoạn, dẫn đến trẻ bị mất sự chú ý, tăng động và bốc đồng. Trẻ có các mốc phát triển ngôn ngữ chậm, ngôn ngữ diễn đạt đơn giản quá mức, phát âm kém và khả năng đọc chậm.

Dấu hiệu của trẻ bị tăng động chậm nói như thế nào?

Để nhận biết trẻ có bị tăng động giảm chú ý và chậm nói hay không, cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu sau:

Thiếu sự tập trung

Trẻ bị tăng động chậm nói thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung. Trẻ thường có các biểu hiện như sau: 

  • Dễ bị phân tâm bởi những thứ xung quanh.
  • Không thể hoàn thành bài tập ở trường hay việc nhà.
  • Hay quên, mất vật dụng cá nhân.
  • Hay bất cẩn, sai lầm.
  • Không chú ý đến các chi tiết. 
  • Hay quên các hoạt động trong ngày. 

Tăng động chậm nói

Trẻ bị tăng động chậm nói không chỉ có những biểu hiện về khả năng ngôn ngữ kém hơn so với trẻ cùng lứa tuổi mà còn rất tăng động:  

  • Trẻ vận động quá mức, sử dụng tay chân một cách vô thức.
  • Tự dưng rời khỏi chỗ ngồi khi trong lớp học. 
  • Rất thích leo trèo, chạy nhảy.
  • Không quen với các trò chơi cần sự kiên trì, luật lệ
  • Ngôn ngữ, lời nói chậm hơn mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
  • Thường có hành vi gây hấn, ăn vạ do không nói để người khác hiểu được
Dấu hiệu trẻ tăng động chậm nói
Trẻ thường xuyên vận động quá mức

Bốc đồng

Trẻ bị tăng động có thể kèm hoặc không kèm chậm nói thường có xu hướng hành động một cách bốc đồng, không suy nghĩ trước khi làm: 

  • Trẻ cắt ngang câu nói của người khác.
  • Đang nói thì thay đổi quan điểm đột ngột.
  • Gặp khó khăn khi phải chờ đến lượt mình. 
  • Xâm phạm không gian riêng tư của người khác.
  • Trẻ cũng có thể hung hăng, không vâng lời hay không tuân theo các quy tắc xã hội. 

Nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý chậm nói

Nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý chậm nói là một vấn đề phức tạp và chưa được phát hiện rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là nguyên nhân chính gây ra hội chứng này là:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc tăng động giảm chú ý chậm nói thì rất có thể trẻ cũng bị mắc chứng này. Theo nghiên cứu, ⅓ nam giới bị chứng tăng động giảm chú ý khi còn nhỏ thì sau này con của họ cũng mắc phải. 
  • Môi trường: Các yếu tố môi trường như tiếp xúc với thuốc lá, rượu, chất gây nghiện, chất độc hại … trong thai kỳ hoặc sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý. 
  • Biến chứng khi sinh: Tình trạng sinh non, thiếu oxy khi sinh cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ và khiến trẻ bị mắc hội chứng tăng động chậm nói. 
  • Tuổi cha mẹ cao: Tuổi cha mẹ cao sinh con có tỷ lệ mắc các rối loạn phát triển thần kinh như tăng động, tự kỷ cao hơn bình thường.
  • Trẻ xem nhiều Tivi, điện thoại: Trẻ xem Tivi, điện thoại nhiều chỉ tương tác một chiều, khả năng học ngôn ngữ bị động không tương tác qua lại. Ngoài ra việc xem quá nhiều sẽ dẫn đến sự giảm chú ý, tập trung ngắn ở trẻ.

Ảnh hưởng, hậu quả khi tình trạng trẻ tăng động chậm nói kéo dài

Tình trạng trẻ tăng động chậm nói nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng và hậu quả tiêu cực cho trẻ, bao gồm: 

  • Gặp khó khăn trong học tập: Trẻ tăng động chậm nói thường gặp khó khăn trong học tập, thành tích học tập kém, không theo kịp chương trình học, không hiểu bài giảng, không hoàn thành bài tập và không tham gia các hoạt động nhóm. Trẻ cũng có thể bị tự ti và mất hứng thú với việc học.
  • Gặp khó khăn trong giao tiếp: Trẻ tăng động chậm nói thường có khả năng giao tiếp kém, không biết cách diễn đạt ý kiến, lắng nghe và phản hồi người khác. Trẻ có thể nói không rõ ràng, không sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh hay không hiểu được những khái niệm trừu tượng.
  • Không hòa nhập được với xã hội: Trẻ tăng động chậm nói thường không hòa nhập được với xã hội, không biết cách thích nghi với các quy tắc xã hội. Trẻ có thể bị cô lập, bị bắt nạt, bị ghét bỏ hay bị hiểu lầm. Trẻ cũng có thể gây phiền phức, xung đột với người khác.
  • Không biết làm chủ cảm xúc: Trẻ tăng động chậm nói thường không làm chủ được cảm xúc, khả năng điều chỉnh cảm xúc kém, dễ bị ức chế, tức giận, buồn bã hay lo lắng. Trẻ có thể không biết cách nhận biết cảm xúc của người khác và biểu lộ cảm xúc của mình một cách phù hợp. Trẻ cũng có thể gặp các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu hay tăng động.
Hậu quả khi tình trạng trẻ tăng động chậm nói kéo dài
Tình trạng trẻ tăng động chậm nói kéo dài ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và học tập của trẻ

Cách dạy bé bị tăng động, chậm nói hiệu quả cha mẹ cần biết

Trẻ tăng động chậm nói cần sự can thiệp của các chuyên gia có chuyên môn. Các chuyên gia sẽ đưa ra các nhận định chuẩn xác và phương pháp trị liệu hiệu quả cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp cải thiện tình trạng của con. Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể áp dụng để dạy bé bị tăng động, chậm nói hiệu quả:

Cha mẹ dạy trẻ tăng động chậm nói

  • Dành thời gian nhiều hơn để nói chuyện với trẻ: Cha mẹ tương tác, nói chuyện thường xuyên với con sẽ giúp con phát triển ngôn ngữ, tự tin hơn khi giao tiếp và dần cải thiện được tình trạng tăng động chậm nói.  
  • Cho trẻ đọc sách: Đọc sách sẽ giúp trẻ đa dạng được vốn từ, phát triển ngôn ngữ và khả năng viết. Đọc sách cũng sẽ giúp trẻ tĩnh tâm hơn, tăng sự chú ý và giảm sự bốc đồng. 
  • Hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử: Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể làm gián đoạn các kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ và làm giảm sự tập trung, chú ý ngắn. Cha mẹ nên hạn chế cho con sử dụng thiết bị điện tử để có thời gian và không gian phát triển toàn diện về ngôn ngữ. 
  • Thu hút sự chú ý của trẻ để trò chuyện: Nếu cha mẹ cố gắng nói chuyện với trẻ khi chúng đang tập trung vào một việc khác thì sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung. Cha mẹ hãy chọn thời điểm phù hợp để thu hút trẻ và hướng sự tập trung của trẻ vào cuộc trò chuyện với cha mẹ. 
  • Nói chuyện ngắn gọn, thường xuyên tạm dừng: Trẻ tăng động chậm nói thường xử lý thông tin chậm nên nếu cha mẹ nói quá nhanh, quá nhiều thì trẻ sẽ rất khó hiểu.
Cha mẹ dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, nói chuyện cùng con

Dạy can thiệp trẻ tăng động chậm nói ở trung tâm giáo dục, cơ sở y tế

Phương pháp can thiệp, dạy trẻ tăng động chậm nói dưới 6 tuổi phổ biến là can thiệp sớm trị liệu hành vi và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ trên 6 tuổi có thể cần kết hợp điều trị bằng thuốc và kết hợp trị liệu hành vi, ngôn ngữ. Các thuốc thường sử dụng để kiểm các hành vi và tăng khả năng tập trung ở trẻ.

dạy can thiệp trẻ tăng động chậm nói
Trung tâm Nhân Hòa dạy can thiệp sớm cho trẻ tăng động chậm nói.

Trung tâm Giáo dục hòa nhập Nhân Hòa là một trong những Trung tâm hàng đầu hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý, chậm nói tại thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, yêu thương Tận Tâm Đồng Hành, khám đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện cho trẻ. Trung tâm sẽ giúp trẻ kiểm soát tốt hành vi, phát triển ngôn ngữ, khả năng tập trung và học tập tốt hơn.

Kết luận: 

Qua bài viết, Trung tâm Nhân Hòa đã giúp cha mẹ hiểu rõ được dấu hiệu, nguyên nhân và cách dạy trẻ tăng động chậm nói. Cha mẹ cần biết cách nhận biết và can thiệp sớm để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất. Nếu bạn có câu hỏi nào hoặc cần tư vấn về tình trạng trẻ tăng động chậm nói, hãy liên hệ với Trung tâm Nhân Hòa để được hỗ trợ.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN