Trẻ chậm nói không tập trung là tình trạng nhiều trẻ mắc phải khiến cha mẹ lo lắng. Liệu trẻ chậm nói thiếu tập trung có phải do tăng động giảm chú ý không? Dấu hiệu để nhận biết trẻ chậm nói thiếu tập trung là gì và cha mẹ cần làm gì để giúp con khắc phục tình trạng này? Hãy cùng trung tâm Nhân Hòa tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói không tập trung
Tùy theo từng độ tuổi mà trẻ bị chậm nói không tập trung sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết dưới đây để phát hiện trẻ có mắc chứng chậm nói kém tập trung hay không:
Giai đoạn tuổi | Biểu hiện của trẻ chậm nói thiếu tập trung |
Trẻ 3-4 tháng tuổi |
|
Trẻ 7 tháng tuổi |
|
Trẻ 12 tháng tuổi |
|
Trẻ 15 tháng tuổi |
|
Trẻ 18 tháng tuổi |
|
Trẻ 19-23 tháng tuổi |
|
Trẻ 24 tháng tuổi |
|
Trẻ từ 25-35 tháng tuổi |
|
Trẻ 3 tuổi |
|
Trẻ 4 tuổi |
|
Trẻ chậm nói không tập trung có bị tăng động giảm chú ý ADHD không?
Trẻ chậm nói không tập trung có thể là một triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, không phải trẻ nào chậm nói kém tập trung cũng mắc chứng tăng động giảm chú ý. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xác định chính xác trẻ chỉ chậm nói kém tập trung hay bị tăng động giảm chú ý.
Trẻ chậm nói không tập trung có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Chậm nói do yếu tố di truyền: Cha mẹ hay người thân trong gia đình của trẻ bị chậm nói thì rất có thể trẻ cũng bị chậm nói. Ngoài ra các rối loạn phát triển liên quan đến trẻ chậm nói không tập trung như tự kỷ, tăng động giảm chú ý cũng có tỷ lệ di truyền cao.
- Chậm nói do yếu tố môi trường: Trẻ sống trong môi trường thiếu sự giao tiếp, quan tâm, trò chuyện từ người lớn có thể bị ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ, dẫn đến tình trạng chậm nói.
- Chậm nói do yếu tố bệnh lý: Trẻ bị các bệnh lý về não bộ, tai mũi họng hay hệ thần kinh có thể gặp khó khăn trong việc phát âm, hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Cha mẹ cần cho trẻ điều trị bởi các chuyên gia hay tại các trung tâm có chuyên môn để giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm nói kém tập trung.
Cần làm gì khi phát hiện trẻ chậm nói kém tập trung?
Khi phát hiện trẻ chậm nói kém tập trung, cha mẹ cần làm những việc sau:
- Khám, kiểm tra sức khỏe cho trẻ: Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là các bộ phận liên quan đến ngôn ngữ như não bộ, tai mũi họng hay hệ thần kinh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Tạo môi trường cho trẻ tập nói: Cha mẹ cần nói chuyện, đọc sách, hát hay chơi cùng trẻ thường xuyên, cũng như khuyến khích trẻ giao tiếp với người khác. Cha mẹ nên nói chậm, rõ ràng, sử dụng từ đơn giản và không nói ngọng để giúp trẻ quen rất với các từ ngữ và ghi nhớ chúng.
- Chơi trò chơi ngoài trời cùng trẻ: Cha mẹ cũng có thể chơi cùng trẻ các hoạt động ngoài trời để trẻ tự tin hơn và biết thêm nhiều từ vựng về trò chơi, thiên nhiên.
- Hạn chế trẻ dùng các thiết bị điện tử: Cha mẹ nên hạn chế trẻ sử dụng các thiết bị điện tử bởi như vậy trẻ sẽ không có nhiều thời gian để tương tác với mọi người xung quanh, hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Giúp trẻ duy trì sự chú ý và tập trung: Cha mẹ có thể giúp trẻ tập trung vào một hoạt động hay một đối tượng nào đó thú vị và phù hợp với sở thích của trẻ, cũng như giúp trẻ loại bỏ những yếu tố gây phân tâm hay sao lãng.
- Cho bé đi học tại trung tâm hỗ trợ trẻ chậm nói kém tập trung: Cha mẹ nên đưa trẻ đi học tại các trung tâm có đội ngũ chuyên môn hỗ trợ trẻ chậm nói kém tập trung. Các trung tâm sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng tốt nhất và phát triển ngôn ngữ như bình thường.
Trung tâm Nhân Hòa là trung tâm hỗ trợ các trẻ chậm nói, thiếu tập trung hàng đầu tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, trung tâm Nhân Hòa sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và cải thiện tốt hành vi tăng động giảm tập trung. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp các cơ sở của trung tâm Nhân Hòa để được tư vấn tốt nhất.
Kết luận
Trẻ chậm nói không tập trung không đồng nghĩa bị tăng động giảm chú ý nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan. Cha mẹ cần theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và đưa trẻ đi khám, kiểm tra để xác định chính xác tình trạng chậm nói thiếu tập trung. Cha mẹ cũng cần tạo môi trường cho trẻ tập nói, chơi, trò chuyện thường xuyên với trẻ và hạn chế trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.