Trẻ tự kỷ thường có hành vi nào? Top 10 hành vi điển hình

Quản lý hành vi trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Việc nhận biết trẻ tự kỷ thường có những hành vi nào và can thiệp từ sớm sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Dưới đây là 10 hành vi, biểu hiện điển hình mà trẻ tự kỷ thường có.

Trẻ tự kỷ thường có hành vi nào? 10 hành vi điển hình

10 hành vi thường gặp ở trẻ tự kỷ:

1. Chậm nói, hay nói linh tinh từ không có nghĩa

Một trong những biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ là trẻ chậm nói và hay nói linh tinh từ không rõ nghĩa. Trẻ hay “xì xồ” một mình hoặc nói nhại theo các âm thanh trên tivi một cách bất chợt. Ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa hay thậm chí thậm chí hoàn toàn không nói. Ngoài ra, tình trạng chậm nói ở trẻ tự kỷ còn đặc trưng ở những biểu hiện như sau:

  • Trẻ không phản ứng hoặc không quay đầu khi được gọi tên.
  • Đến 1 tuổi nhưng chưa thể bập bẹ hoặc gây chú ý với những người xung quanh thông qua động tác chỉ trỏ.
  • Cho đến 16 tháng tuổi, trẻ chưa thể nói được bất cứ từ nào. Ngoài ra, đến 2 tuổi, trẻ không thể ghép những từ/cụm từ đơn giản thành câu với ít nhất 2 từ.
  • Trẻ có thể phát triển một số kỹ năng ngôn ngữ ở 14-16 tháng tuổi, tuy nhiên đột ngột bị mất đi sau các sự kiện như bị ốm, nằm viện, ngã,…
  • Khi trẻ không đồng ý hoặc tức giận điều gì đó – thay vì phản ứng bằng lời nói thì trẻ hét lên, đập tay xuống sàn nhà, bứt tóc, đập đầu vào tường,…
trẻ tự kỷ thường có hành vi nào
Một trong những hành vi điển hình về ngôn ngữ của tự kỷ là trẻ chậm nói, nói linh tinh.

2. Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt

Trẻ tự kỷ thường né tránh nhìn mắt người đối diện khi nói chuyện. Điều này là bởi, theo nghiên cứu của Đại học Yale Hoa Kỳ, giao tiếp bằng mắt của trẻ mắc chứng tự kỷ kích thích hoạt động ở nhiều vùng não khác nhau hơn so với trẻ bình thường. Trong trường hợp tiêu cực nhất, sự kích thích này còn có thể gây quá tải lên hệ thống thần kinh khi trẻ tự kỷ nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp.

Khi giao tiếp trẻ cũng không nhìn vào mặt người đối diện, khuôn mặt trẻ tự kỷ cũng ít biểu hiện các cảm xúc đồng bộ, thiếu những ngôn ngữ cử chỉ như gật đầu, lắc đầu biểu trưng.

Trẻ tự kỷ giao tiếp bằng mắt kém, thường nhìn vào vị trí khác khi giao tiếp.

3. Hành vi lặp đi lặp lại một cách máy móc

Trẻ tự kỷ thường làm đi làm lại một hành vi nhất định, chẳng hạn như: búng ngón tay, đi nhón chân , lắc đầu, lắc lư thân mình, hít – ngửi đồ vật/thức ăn. Những hành vi này được thực hiện thiên về mặt thói quen chứ không mang lại một mục đích cụ thể hoặc khám phá điều mới. Một số trẻ quan tâm đặc biệt và gắn bó bất thường với các đồ chơi, thường hay xếp đồ chơi thành hàng, chồng khối hay quay vòng bánh xe. Trẻ ít quan tâm, tương tác với người hơn đồ vật.

Những điều trên khiến trẻ trong mắt người khác là một đứa bé có tính rập khuôn, thiếu sự sáng tạo và năng động. Đối với trẻ, điều này làm thu hẹp khả năng kích thích tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng – thứ mà đáng ra ở độ tuổi này trẻ cần được phát triển nhiều nhất.

4. Thường chống đối với người lớn xung quanh

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc tuân thủ những quy tắc, quy định. Do đó, trẻ sẽ thường có xu hướng chống đối, không nghe lời của người lớn xung quanh. Thậm chí, trong trường hợp trẻ kích động mạnh, bé còn có thể thực hiện hành động cực đoan như: la hét, ăn vạ, đạp chân xuống sàn nhà, ném đồ vật hoặc làm hại bản thân mình.

Trẻ tự kỷ thường có các hành vi hoạt động theo mong muốn bản thân mà không để ý tới những người xung quanh. Trẻ tự lấy đồ của người khác, xen ngang vào các cuộc trò chuyện, tự nhiên hành động theo ý thích. Nhiều cha mẹ gặp nhiều khó khăn và cảm thấy xấu hổ không quản lý hành vi này ở trẻ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ thường chống đối với người lớn xung quanh, bất tuân các quy tắc.

5. Khép mình, ít tương tác giao tiếp với bạn

Trẻ tự kỷ thường có xu hướng sống trong “thế giới của riêng mình”, không thích giao tiếp hoặc tương tác với người khác. Trẻ không thích chia sẻ đồ chơi với các bạn cùng các bạn đồng trang lứa hoặc không biết cách để giao lưu, kết bạn, duy trì các mối quan hệ.

Ngoài ra, trẻ tự kỷ luôn có vẻ mặt thờ ơ, không bày tỏ sự yêu thương hay quyến luyến với cha mẹ hay có bất cứ sự vui mừng nào khi gặp lại người thân.

6. Gắn bó bất thường với đồ vật

Trẻ tự kỷ thường có sự gắn bó mạnh mẽ với một đồ vật chẳng hạn như: một món đồ chơi, một cái gậy, một bộ phận của máy móc nào đó,…. Trẻ luôn mang theo món đồ đó bên mình và rất khó chịu cũng như sẽ phản kháng mạnh mẽ nếu có ai đó lấy đi hoặc bị “tráo” thành một đồ vật khác.

Một số trẻ tìm kiếm cảm giác có sở thích đặc biệt như chơi vỏ chai, nếm ngửi đồ vật hoặc thích nhìn đồ vật rất lâu.

Trẻ tự kỷ thường rất gắn bó với một đồ vật kỳ lạ, luôn cầm chúng không nhằm mục đích gì cả.

7. Chậm chạp trong các hoạt động

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường gặp vấn đề về rối loạn giác quan gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý hoặc tích hợp các kích thích trong hệ thần kinh. Nói một cách dễ hiểu hơn, rối loạn giác quan của trẻ tự kỷ sẽ khiến trẻ mất đi sự nhạy cảm hoặc quá mẫn cảm với một hiện tượng thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng đến bản thân, từ đó khiến trẻ phản ứng không phù hợp với các tín hiệu truyền qua các giác quan.

Chẳng hạn: Khi vô tình chạm tay vào nước nóng, phản ứng đầu tiên của người bình thường là ngay lập tức rụt tay lại. Với bệnh nhi tự kỷ, do tín hiệu nóng truyền lên não một cách chậm chạp, trẻ sẽ không ngay lập tức hoặc không rụt tay lại vì không/ít cảm thấy nóng. Ngược lại, một số tiếng ồn nhỏ như tiếng nói chuyện hay tiếng máy hút bụi lại khiến trẻ tự kỷ rất nhạy cảm và cực kỳ khó chịu.

8. Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ

Trẻ tự kỷ thường thể hiện khuynh hướng hành vi cực đoan, căng thẳng và nhạy cảm quá mức. Điều này gây ức chế tinh thần của trẻ, khiến trẻ tự kỷ khó ngủ. Bên cạnh đó, một số trẻ tự kỷ còn hay gặp vấn đề khóc, giật mình ban đêm nhiều, gây gián đoạn giấc ngủ thường xuyên.

Trẻ tự kỷ thường có hành vi nào
Trẻ tự kỷ thường có tâm lý căng thẳng, dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ vào ban đêm.

9. Thực hiện những hành vi lập dị, kỳ lạ

Trẻ tự kỷ thường có những hành vi lập dị, kỳ lạ, không phù hợp với ngữ cảnh hoặc người xung quanh. Những hành vi này bao gồm như:

  • Trẻ hay la hét, đập đầu ăn vạ
  • Chơi ngón tay, nhìn bàn tay trước mặt
  • Hay lắc đầu, nghiêng đầu khi nhìn
  • Trẻ hay phun, nghịch nước bọt, thậm chí nước tiểu
  • Hay cắn, ngậm đồ chơi. Ví dụ: trẻ hay cắn ngậm cổ áo, bút chì, đất nặn
  • Trẻ đi nhón chân, chạy vòng tròn, lắc lư/đu đưa cơ thể
  • Trẻ hay ném đồ chơi, chơi những đồ chơi tìm kiếm cảm giác.

Một số trẻ có hành vi kỳ lạ như bóc, gãi, ăn những đồ vật. Trẻ không quan tâm đến các nguy hiểm xung quanh. Ví dụ như lao ra đường mà không chú ý quan sát. Một số trẻ có các thói quen chơi các đồ chơi theo cùng một cách mọi lúc, khó chịu hay phản ứng với những thay đổi nhỏ.

10. Rối loạn ăn uống

Nguyên nhân của tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ tự kỷ thường là do trẻ thường nhạy cảm cao đối với mùi vị, màu sắc và kết cấu (độ dai, mềm, giòn,…) của thức ăn. Trẻ thường giới hạn chỉ ăn những món nhất định và nhất quyết tránh một số loại thực phẩm mà trẻ cho là không ngon (mặc dù chưa thử lần nào) như rau xanh, trái cây,…

Ngoài ra, một số trẻ ưa chuộng ăn những thức ăn mềm để tránh cảm giác mệt mỏi khi phải nhai kỹ thức ăn. Thậm chí, một số trẻ tự kỷ ở độ tuổi lớn hơn có thể tỏ ra không muốn ăn những món không được thái nhỏ sẵn.

Quản lý hành vi trẻ tự kỷ

Nếu bạn nghi ngờ trẻ mắc bệnh tự kỷ, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để phát hiện và hỗ trợ quản lý hành vi cho trẻ tự kỷ tốt hơn.

Quản lý hành vi cho trẻ tự kỷ giúp trẻ phát triển và hòa nhập với bạn bè

Cho trẻ tự kỷ đi khám, đánh giá

Việc test, chẩn đoán tự kỷ là bước đầu tiên và quan trọng để xác định trẻ có mắc chứng tự kỷ hay không và nếu có thì mức độ nghiêm trọng như thế nào. Khám tự kỷ cho trẻ ở các bệnh viện nhi, phòng khám tâm lý, trung tâm can thiệp chuyên nghiệp để được kiểm tra và đánh giá chính xác. Thông qua khám đánh giá xác định những hành vi khác thường ở trẻ và nguyên nhân để có phương pháp can thiệp hỗ trợ. Thông thường do trẻ tìm kiếm giác quan nên xuất hiện các hành vi không mong muốn.

Việc test giúp phụ huynh biết được con mình bị tự kỷ hay không, mức độ như thế nào để có phương pháp xử trí, điều trị phù hợp.

Can thiệp sớm giúp cải thiện kỹ năng ở trẻ tự kỷ

Nếu không may phát hiện trẻ mắc tự kỷ, việc can thiệp sớm giúp cải thiện kỹ năng là phương án tốt nhất để trẻ nhanh chóng tiến bộ, sớm hoà nhập với môi trường tập thể khi đi học. Trung tâm Nhân Hoà là một địa chỉ uy tín về dạy trẻ tự kỷ để gia đình lựa chọn can thiệp cho trẻ. Tại đây, trẻ sẽ được can thiệp đa ngành gồm: ngôn ngữ, trí tuệ, hành vi và cảm xúc để được cải thiện toàn diện các kỹ năng. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, giáo viên chuyên môn sâu, yêu thương, tận tâm đồng hành và đã thành công giúp hàng ngàn ca trẻ tự kỷ tiến bộ vượt bậc.

Quản lý hành vi trẻ tự kỷ
Can thiệp khích lệ hành vi tốt cho trẻ tự kỷ

Kết luận

Trong bài viết này, Trung tâm Nhân Hoà đã giải đáp cha mẹ “Trẻ tự kỷ thường có hành vi nào?”. Với 10 hành vi thường gặp ở trẻ tự kỷ hy vọng sẽ giúp cha mẹ phát hiện và có những hỗ trợ sớm cho con. Việc quản lý hành vi trẻ tự kỷ không chỉ giúp trẻ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn ít ảnh hưởng đến người khác, tạo cơ hội trẻ hòa nhập tốt hơn.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN