Top 10 bài tập âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ

Các bài tập âm ngữ trị liệu cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, chậm nói là những phương pháp tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ, lời nói tốt hơn. Dưới đây, Trung tâm Nhân Hòa chia sẻ top 10 bài tập kết hợp với các trò chơi trị liệu ngôn ngữ khiến trẻ thích thú và áp dụng hiệu quả.

các bài tập âm ngữ trị liệu

Top 10 bài tập âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ

Dưới đây là top 10 các bài tập âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ, chậm nói áp dụng hiệu quả:

Dạy trẻ những từ cần thiết

Trẻ tự kỷ thường hạn chế về vốn từ vựng và ít nói hơn trẻ bình thường. Trẻ cũng gặp khó khăn trong việc sử dụng các từ đã biết trong bối cảnh mới. Vì vậy việc dạy trẻ những từ cần thiết như “thêm nữa”, “muốn giúp” hay dừng lại sẽ có lợi ích cho trẻ trong thời gian dài. Các từ này có thể áp dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như ăn uống, đi chơi hay lúc trẻ cần sự giúp đỡ.

Sử dụng đồ chơi và đồ ăn nhẹ yêu thích của chúng

Hãy giữ những món đồ yêu thích như đồ chơi và đồ ăn nhẹ của trẻ ngoài tầm với nhưng trong tầm nhìn của trẻ. Khi trẻ muốn lấy sẽ cần phải sử dụng ngôn ngữ lời nói hay cử chỉ hay ra hiệu để lấy đồ. Lúc này phụ huynh hay người hỗ trợ có thể dạy trẻ học tên các đồ vật và thể hiện ngôn ngữ lời nói để đưa ra yêu cầu. Ví dụ: Mẹ lấy xe ô tô, con muốn con gấu,…

Động viên khích lệ sự tích cực

Củng cố, khích lệ động viên các hoạt động tích cực là một phần không thể thiếu trong các bài tập ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ khác nhau. Bài tập này thường đưa ra những phần thưởng hay sự cổ vũ, động viên mỗi khi trẻ đáp ứng được các yêu cầu hay thực hiện được điều gì đó tích cực. Phần thưởng có thể là những món quà nhỏ hay những lời khích lệ, động viên.

Khích lệ, động viên trẻ tạo sự hứng thú trong quá trình học

Cho trẻ nhiều sự lựa chọn

Cho trẻ nhiều lựa chọn giúp trẻ nhận biết và phân biệt các đồ vật tốt hơn. Ví dụ khi trẻ muốn chơi xe oto, hãy đưa cho trẻ những chiếc xe bus, xe tải, taxi để trẻ lựa chọn và dạy trẻ cách gọi tên những chiếc xe. Khi mặc đồ có thể đưa trẻ nhiều đôi tất khác màu nhau để trẻ nhận biết và dạy trẻ gọi tên, phân biệt màu sắc.

Chơi trò chơi sắp xếp

Các nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ có hứng thú với việc phân loại và sắp xếp đồ chơi của mình. Mục tiêu của bài này là thúc đẩy sự quan tâm của trẻ và dạy trẻ biết mục đích của những đồ vật thông thường. Bạn có thể sử dụng các đồ chơi hoặc hình ảnh thực tế cho trò chơi kiêm bài tập này.

Ví dụ bạn có thể lấy giỏ đồ chơi rau củ quả để trẻ chơi và phân loại theo màu sắc, kích thước và dạy trẻ nhận biết mùi vị của từng loại. Có thể chơi cùng bộ đồ chơi nhà bếp như xoong, nồi, chảo, bếp,… để trẻ chơi và nhận biết công dụng của chúng. Đây cũng là trò chơi và bài tập thú vị trong âm ngữ trị liệu cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo dưới 6 tuổi.

Đọc sách, truyện ngắn cùng trẻ

Đọc sách, những mẩu truyện ngắn cùng con là một trong những bài tập giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng và phát triển ngôn ngữ tốt, cha mẹ nên áp dụng. Hiện nay có một số cuốn sách dạy trẻ chậm nói dưới dạng các mẩu chuyện ngắn, các bài đọc đồng dao thơ truyện có những hình ảnh cuốn hút và âm thanh vui nhộn tạo cho trẻ sự thích thú lắng nghe để mở rộng vốn từ. Hoặc những truyện tranh đơn giản, khi trẻ đã có một số vốn từ nhất định cha mẹ có thể yêu cầu trẻ mô tả về hình ảnh để phát triển các câu 3-4-5 từ dài hơn, duy trì vòng giao tiếp tốt hơn cho trẻ.

Đọc sách giúp trẻ mở rộng vốn từ, lời nói tốt hơn

Tham gia vào các hoạt động giác quan

Nhiều trẻ mắc tự kỷ gặp vấn đề về rối loạn xử lý cảm giác. Điều này có thể ảnh hưởng đến não bộ trong việc tiếp nhận và xử lý các tín hiệu đến từ môi trường. Các hoạt động giác quan có thể khai thác các kỹ năng giao tiếp mà trẻ đã học được. Cải thiện kỹ năng giao tiếp và sự hợp tác của trẻ là một trong những lợi ích mà ngôn ngữ trị liệu mang lại cho trẻ tự kỷ. Một số hoạt động giác quan phổ biến và đơn giản như những trò chơi nhạc cụ, bút màu vẽ bàn tay, dấu chân, các trò chơi bể cát, đất nặn,…

Sử dụng bảng thông tin liên lạc

Bảng giao tiếp là một phần thiết yếu của hoạt động ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ. Có thể sử dụng bảng thủ công hay các thiết bị điện tử làm bảng giao tiếp. Bảng giao tiếp là một phần của phương pháp giao tiếp tăng cường và thay thế AAC. Cha mẹ hay giáo viên có thể sử dụng bảng giao tiếp ở nhà hoặc ở trung tâm để hỗ trợ trẻ về ngôn ngữ, đặc biệt trong trường hơp trẻ chưa biết nói hoặc nói rất ít.

Bảng giao tiếp thường có một bộ thẻ với nhiều hình ảnh khác nhau liên quan đến 1 chủ đề, sự kiện như các hoạt động vui chơi. Bộ hình ảnh còn lại biểu thị cảm xúc trên gương mặt như vui vẻ, buồn hay giận giữ. Từ đó trẻ có thể chỉ ra cảm giác của mình để phản ứng với các hoạt động tương ứng.

Bảng giao tiếp cũng có thể sử dụng để ghép các hình ảnh với nhau để đưa ra các yêu cầu thay thế lời nói cho trẻ. Ví dụ như: Con đói, con muốn uống sữa, con muốn đi vệ sinh hay con muốn chơi bóng,…

Sử dụng bảng giao tiếp giúp trẻ thể hiện được điều mong muốn thay lời nói

Dạy trẻ biểu hiện cảm xúc trên gương mặt

Trẻ tự kỷ thường khó nhận biết được cảm xúc trên gương mặt. Trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết nụ cười, nét cau mày trên gương mặt người đối diện có ý nghĩa gì. Do vậy dạy trẻ nhận biết các cảm xúc trên gương mặt là điều quan trọng trong ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ. Bạn có thể sử dụng hình ảnh hay bảng giao tiếp trong bài tập này. Nói tên và mô tả từng cảm xúc để trẻ hiểu và nhận biết được.

Dạy con đặt câu hỏi

Dạy trẻ đặt câu hỏi là một trong những bài tập khó, yêu cầu trẻ nói được một số từ nhất định và nhận biết được các đồ vật. Bạn có thể bắt đầu bằng các đồ chơi trẻ yêu thích và giấu chúng trong một chiếc túi đục và nhắc trẻ hỏi “trong túi có gì vậy?”.

Trong các hoạt động hàng ngày cũng nên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi nhiều hơn. Ví dụ khi ba không có nhà, dạy trẻ đặt câu hỏi “ba đi đâu rồi”, “ôtô của con đâu”,…

Khi nào áp dụng các bài tập âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ?

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tương tác và giao tiếp xã hội. Trẻ tự kỷ thường chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ cũng như vốn từ vựng hạn chế. Ngay khi phát hiện trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ hay các rối loạn phát triển liên quan đến chậm nói thì áp dụng các bài tập âm ngữ trị liệu là điều cần thiết trong quá trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em.

Việc áp dụng ngôn ngữ trị liệu có thể giúp trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ cải thiện khả năng tương tác và giao tiếp với người khác.

Kỹ năng nói

Âm ngữ trị liệu có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng ngôn ngữ, kỹ năng nói của trẻ:

  • Gọi tên chính xác cho người và đồ vật
  • Giải thích cảm xúc và bày tỏ cảm xúc tốt hơn
  • Sử dụng từ và câu tốt hơn
  • Cải thiện tốc độ và nhịp điệu của lời nói

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Trị liệu ngôn ngữ lời nói cũng có thể dạy các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ như:

  • Sử dụng các cử chỉ hoặc ngôn ngữ ký hiệu
  • Sử dụng các ký hiệu hình ảnh để giao tiếp

Các hoạt động trị liệu ngôn ngữ cũng có thể bao gồm cải thiện các kỹ năng xã hội và hành vi xã hội. Ví dụ như dạy trẻ học cách giao tiếp mắt giúp, đứng ở khoảng cách thoải mái khi giao tiếp với người khác.

bài tập âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ
Trung tâm Nhân Hòa dạy âm ngữ trị liệu cho trẻ em

Trên đây Trung tâm Nhân Hòa dạy trẻ tự kỷ, chậm nói Nhân Hòa chia sẻ là top 10 bài tập âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ, chậm nói áp dụng hiệu quả cho trẻ. Khi cha mẹ cần đăng ký học cho bé hãy liên hệ với các cơ sở Trung tâm Nhân Hòa để trẻ được hỗ trợ tốt nhất.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN