Hội chứng trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì và có phải bệnh không? Trung tâm Nhân Hòa chuyên can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý tại thành phố Hồ Chí Minh với đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm.

Thế nào là trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)???

Rối loạn trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) là tên gọi để chỉ các trẻ có triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, xung động thường xuyên, trẻ gặp khó khăn khi cần chú ý để thực hiện các hoạt động khó như đọc viết, ghép hình phức tạp hoặc các hoạt động cần thực hiện của lứa tuổi.

Trẻ có rối loạn tăng động kém chú ý được chia thành 3 kiểu:

  1. Trẻ có vấn đề kém chú ý.
  2. Trẻ tăng động, bốc đồng.
  3. Trẻ có cả 2 vấn đề kém chú ý và tăng động.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có triệu chứng xuất hiện trước 7 tuổi. Tùy thuộc vào kiểu ADHD trẻ gặp phải mà triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn. Cụ thể là những trẻ em được chẩn đoán thuộc kiểu 2 (có vấn đề tăng động, bốc đồng) và kiểu 3 (có cả 2 vấn đề kém chú ý và tăng động) thì triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn như khi học mầm non. Trẻ em thuộc nhóm kém chú ý đơn thuần có thể xuất hiện muộn vào giai đoạn học tiểu học- khi trẻ cần chú ý lâu hơn vào các nhiệm vụ học tập trên lớp như lắng nghe thầy cô giảng bài hay làm bài tập về đọc viết và tính toán…

Một trẻ sẽ được đánh giá là có tăng động giảm chú ý khi thời gian xuất hiện triệu chứng của trẻ kéo dài từ 6 đến 12 tháng hoặc hơn. Các triệu chứng này cần được ghi nhận là xuất hiện trên cả 3 môi trường ở nhà, trường học và ngoài cộng đồng.

Hành vi của những trẻ có tăng động giảm chú ý thường là những hành vi không mong muốn như lơ là, lộn xộn, lăng xăng, chú ý ngắn, hay bốc đồng… Đây là những vấn đề thường xuyên gây nên sự khó chịu/ căng thẳng cho cha mẹ, ngừơi chăm sóc, thầy cô giáo, bạn học và những người xung quanh khác của trẻ.

Những khó khăn các trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp phải là gì?

Do dễ bị xao nhãng khỏi những nhiệm vụ được giao và gặp khó khăn trong việc duy trì chú ý nên trẻ có thể gặp hạn chế hơn trong việc hiểu những yêu cầu, khái niệm và nhiệm vụ phức tạp. Đây cũng có thể là lý do khiến cho kết quả học tập của trẻ thường thấp hơn những bạn khác trong cùng độ tuổi. Kết quả đánh giá IQ của trẻ có ADHD cũng thường thấp hơn so với các bạn có sự phát triển thông thường trong cùng độ tuổi. Nhiều trẻ có điểm ở một số lĩnh vực nhận thức đạt mức trung bình hoặc cao nhưng những điểm số liên quan tới những nhiệm vụ cần ghi nhớ và ức chế thông tin thấp rõ rệt sô với các kỹ năng khác.

Ngoài việc ảnh hưởng tới kết quả học tập, trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng gặp khó khăn trong việc diễn đạt câu dài, tường thuật lại một sự kiện/câu chuyện đã xảy ra, điều hợp các vận động tinh – vận động thô, các chức năng điều hành như kiềm chế, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra lại kế hoạch và điều chỉnh cảm xúc, hành vi.

Các can thiệp cho trẻ có Rối loạn tăng động giảm chú ý tại trung tâm Nhân Hòa.

  1. Huấn luyện chức năng điều hành:

  • Trẻ được can thiệp với các trò chơi có luật để cải thiện khả năng tuân theo luật (quy định) của trò chơi, kiềm chế, tập trung chú ý, lập kế hoạch chơi và đánh giá kết quả… Trong khi chơi, chuyên viên can thiệp cũng giúp trẻ cải thiện khả năng diễn đạt câu, đàm thoại phù hợp.
  • Thông qua việc xây dựng thời khóa biểu về các hoạt động trong giờ học, giáo viên sẽ dạy cho trẻ cách lập kế hoạch cho 1 buổi làm việc, thích ứng với những thay đổi mới hay thực hiện những hoạt động khó mà trẻ không yêu thích, tuân theo thời khóa biểu/ nội quy, đánh giá lại kế hoạch sau khi hoàn thành.
  1. Can thiệp phát triển các kỹ năng xã hội:

  • Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ được cung cấp các kiến thức xã hội cần có trong độ tuổi, các kỹ năng giao tiếp có lời/ không lời, nhận biết các tín hiệu xã hội và đáp ứng cho phù hợp như ngừng làm gì đó khi thấy giáo viên nhăn trán và lắc đầu.
  1. Can thiệp hành vi:

Chuyên viên can thiệp áp dụng các kỹ thuật khen thưởng như tích sao/sticker để đổi những phần thưởng trẻ yêu thích như đồ chơi hay một hoạt động cụ thể, trẻ được chơi những trò chơi trẻ yêu thích sau khi hoàn thành việc trẻ không thích…Những khen thưởng này sẽ được thêm vào cùng những khen thưởng về mặt xã hội như lời khen, lời nhận xét cụ thể tại sao trẻ lại dành được chiến thắng như sự tập trung, cố gắng, bình tĩnh… Với những trẻ lớn và đáp ứng tốt với những phần thưởng về mặt xã hội như khen ngợi, trẻ còn được áp dụng các kỹ thuật phạt vui như người thua cuộc sẽ bị thụt dầu hay bị búng tai…

  1. Can thiệp hành vi nhận thức:

Để gia tăng các hành vi đã học được trong phòng can thiệp và khái quát ra ở những môi trường khác nhau như trường học, gia đình. Trẻ sẽ được dạy thêm những chiến lược nhận thức mà trẻ có thể áp dụng trong những tình huống tương tự ở nhiều môi trường khác nhau như quan sát, lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, đánh giá kết quả…

  1. Can thiệp kỹ năng điều chỉnh cảm xúc:

Dựa vào những thông tin do phụ huynh cung cấp về khả năng quản lý cảm xúc của trẻ ở nhà/ở trường/nơi công cộng và biểu hiện của trẻ ở trung tâm. Chuyên viên can thiệp sẽ lên những mục tiêu và kế hoạch can thiệp để tập cho trẻ nhận biết, diễn đạt cảm xúc của mình và điều chỉnh cho phù hợp thông qua những hoạt động trong giờ can thiệp. Những kỹ năng trẻ được tập và tiến bộ của trẻ sẽ được ghi nhận lại trong báo cáo hàng ngày và tuần để trung tâm và cha mẹ cùng theo dõi và hỗ trợ trẻ.

  1. Huấn luyện phụ huynh:

Khi có con gặp vấn đề về ADHD, cha mẹ thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng và bực bội do trẻ tăng động thường hay “quậy phá”, “lăng xăng”, “ không tập trung học”… Cha mẹ thường dễ nhìn thấy những điều tiêu cực ở trẻ hơn là sự tích cực. Cha mẹ cũng thường không biết cách hỗ trợ trẻ hoàn thành công việc hay khen thưởng để trẻ phát huy những hành vi tích cực một cách hiệu quả. Nhằm giúp phụ huynh hiểu về những khó khăn của trẻ, biết cách hỗ trợ trẻ tại nhà và đáp ứng phù hợp khi cần xử lý các hành vi chưa phù hợp của trẻ. Chuyên viên can thiệp sẽ làm mẫu nhiều lần các kỹ thuật cho phụ huynh quan sát, phân tích những điều cha mẹ đã làm đạt và những điều cần cải thiện để hỗ trợ trẻ hiệu quả hơn mỗi ngày.

Trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý Nhân Hòa

???? Địa chỉ CS1: Số 16, Đường 18, phường 8, quận Gò Vấp, Tp. Hồ chí Minh

???? Địa chỉ CS2: Số 58, Đường Thiên Phước, Phường 9, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

???? Địa chỉ CS3: 6/2/5 Phạm Văn Chiêu, Phường 8, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0987 174 279 , Số điện thoại: 0286 653 7779 
💌Email: trungtamnhanhoa2014@gmail.com