Bệnh tăng động giảm chú ý là gì? Cách điều trị như thế nào?

Hiện nay, tăng động giảm chú ý là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Tuy đây không còn là một căn bệnh mới mẻ nhưng những cha mẹ có con mắc phải căn bệnh này thường khá bối rối, lo lắng. Vậy bệnh tăng động giảm chú ý là gì? Có chữa khỏi không? Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết về căn bệnh này trong bài viết.

Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

Bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) là một căn bệnh rối loạn chức năng hoạt động, hiếu động một cách thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý.

Đây là một hội chứng liên quan đến não bộ, gây khó khăn cho trẻ và người lớn trong việc kiểm soát những hành vi cá nhân. Hiện nay, tăng động giảm chú ý ảnh hưởng tới khoảng 12% trẻ trong độ tuổi đến trường. Tỷ lệ bé trai mắc phải căn bệnh này nhiều gấp 3 lần so với bé gái.

Bệnh tăng động giảm chú ý là gì?

Triệu chứng của bệnh là gì?

Tăng động giảm chú ý ở trẻ sẽ thường có những biểu hiện bệnh cụ thể sau đây:

Hoạt động quá mức

+ Trẻ có những hoạt động liên tục, không biết mệt, không có giây phút nào nghỉ ngơi.

+ Khi bắt phải ngồi xuống, trẻ sẽ không ngồi yên một chỗ và không ngừng cựa quậy.

Khả năng chú ý tập trung kém

+ Trẻ thường dễ bị chi phối bởi các yếu tố tác động bên ngoài, không để ý đến những lời người khác đang nói với mình.

+ Gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong học tập và vui chơi.

+ Thường không chú ý vào chi tiết. dễ mắc phải những sai lầm do bất cẩn trong vui chơi, học tập, sinh hoạt.

+ Khó khăn trong giao tiếp với người khác. Đôi khi đang nghe thầy cô giảng bài hoặc cha mẹ dạy bảo những lúc yêu cầu được nhắc lại thì không nhớ.

+ Kết quả học tập không cao do không tập trung, chú ý trong lúc học tập.

Khả năng tập trung kém, hay quên dụng cụ học tập là biểu hiện đặc trưng của trẻ tăng động

Vội vàng, bốc đồng

+ Trẻ thiếu kiên nhẫn khi phải chờ đợi đến lượt của mình. Khi người khác chưa hỏi xong thì đã chen ngang lời nói người lớn để trả lời.

+ Thường nói leo khi người khác đang nói chuyện hoặc phá đám các bạn đang chơi đùa.

+ Chạy băng qua đường mà không sợ nguy hiểm.

Gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ

Những trẻ bị tăng động ở giai đoạn đầu có khả năng nói như bình thường. Nhưng càng về sau, lại gặp nhiều khó khăn trong khi bày tỏ cảm xúc, ngôn ngữ, khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề kém.

Hay bị mất kiểm soát cảm xúc cá nhân

Những trẻ bị tăng động thường rất dễ nổi cáu, tức giận, khó kiềm chế được cảm xúc cá nhân. Đôi lúc sẽ xảy ra xô xát, gây thương tích cho bạn bè hoặc người thân. Điều này làm cho trẻ bị bạn bè xa lánh, dè chừng.

Cách điều trị bệnh tăng động giảm chú ý

Nhiều cha mẹ khi có con mắc phải căn bệnh này thường rất băn khoăn, lo lắng không biết địa chỉ khám bệnh tăng động giảm chỉ ở đâu? Có chữa được không? Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng cho vấn đề này, Vì hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh quả.

Giáo dục hành vi cho con

Đây là phương pháp chữa bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ em hiệu quả nhất từ phía gia đình. Bố mẹ nên trao đổi với thầy cô để cùng giúp đỡ điều chỉnh hành vi cho trẻ phù hợp cả trên lớp và ở nhà. Có thể cho trẻ ngồi ở bàn trên cùng để trẻ có sự tập trung cao nhất, tránh bị ảnh hưởng từ các bàn trên khi trẻ ngồi phía sau.

Không quát mắng hay chê bài hành động của trẻ

Đặc điểm của trẻ bị tăng động là dễ bị kích động, mất kiểm soát cảm xúc. Do vậy khi trẻ mắc lỗi, không nên quát mắng. Hoặc khi làm sai điều gì thì không nên chê bai trẻ đặc biệt là trước mặt người khác. Vì vậy, cần nhẹ nhàng khuyên bảo để trẻ nhận lỗi và sửa sai. Hoặc khi trẻ làm đúng thì nên biểu dương, tán thưởng hành động của trẻ.

Tuyệt đôi không quát mắng, đánh trẻ khi chúng mắc sai lầm

Khi đá hứa hẹn gì với trẻ phải thực hiện

Trẻ rất coi trọng lời hứa mà cha mẹ hay những người thân đã nói với chúng. Do vậy, bạn chỉ nên hứa hẹn với trẻ khi có thể thực hiện được và không nên hứa nếu không chắc chắn làm được.

Cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể. thể thao ngoài trời

Một cách để giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật, tập trung ở trẻ là cho trẻ tham gia vào các môn thể thao ngoài trời như đá bóng, tập thể dục, đi bộ thư giãn…Cho trẻ vui chơi cùng các bạn để trẻ thích nghi, hòa đồng và có thể thân thiết với các bạn hơn.

Đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa lớn

Nếu những biện pháp trên không giúp trẻ cải thiện được tình trạng bệnh thì bạn cần sự tư vấn, hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và các cách điều trị bệnh cụ thể, thích hợp với từng trẻ để cha mẹ có thể điều trị giảm nhẹ bệnh cho con.

Khám bệnh tăng động giảm chú ý ở đâu?

Trên đây, bài viết của Trung tâm Nhân Hòa đã giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN