Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn cần lưu ý

Bệnh tự kỷ ở trẻ em đang tạo ra những thách thức cho ra đình và toàn xã hội. Trẻ tự kỷ không thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên lại có nhiều biện pháp chữa trị làm cải thiện chứng bệnh này ở trẻ. Điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần làm là phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Hãy cùng tham khảo những thông tin mà chúng tôi sẽ mang đến cho bạn trong bài viết này về những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ nhé.

Tự kỷ có ảnh hưởng như thế nào?

Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng chính đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Trẻ khó khăn trong phát triển ngôn ngữ, hòa nhập cùng bạn bè, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Ở độ tuổi đi học, trẻ khó có bạn bè và xây dựng các mối quan hệ, thường xuyên có các hành vi bất thường ảnh hưởng đến lớp học. Đây là lý do chính mà một số trẻ tự kỷ không được học trong các lớp học bình thường. Khi lớn nên trẻ cũng khó tự lập mà cần phụ thuộc nhiều vào gia đình, bạn bè. Tuy nhiên phát hiện những dấu hiệu của bệnh tự kỷ từ sớm, việc hỗ trợ và can thiệp đúng hướng sẽ giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng và cuộc sống sau này trở lên tốt hơn.

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ
Trẻ tự kỷ khó khăn trong phát triển ngôn ngữ, hòa nhập cùng bạn bè

Những dấu hiệu chung ở bệnh tự kỷ của trẻ em

Trước khi trẻ lên 3 tuổi, bố mẹ cần chú ý quan sát những dấu hiệu nhận biết của chứng tự kỷ. Có một số trẻ phát triển bình thường đến khi 18 tháng tuổi và sau đó dừng lại và mất đi những kỹ năng đã có. Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em phổ biến nhất như sau:

  • Có những hành vi rập khuôn nhất định như quay vòng, vỗ tay, lắc lư người…
  • Không giao tiếp bằng ánh mắt và không thích người khác đụng chạm vào cơ thể
  • Trẻ bị chậm nói
  • Chỉ nói lập đi lập lại một số từ
  • Khó thích nghi được những thay đổi xung quanh dù là nhỏ nhất

Vì dấu hiệu của chứng tự kỷ ở trẻ tự kỷ chưa thực sự rõ ràng nên bố mẹ có thể lưu ý một số trẻ bị chậm phát triển cũng có những dấu hiệu như vậy.

Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ 1 tuổi

Dù cho trẻ còn đang rất nhỏ, chúng ta cũng có thể nhận ra những dấu hiệu tự kỷ thông qua cách bé phản ứng với thế giới xung quanh. Ở độ tuổi này, các bé mắc chứng tự kỷ thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Không có phản ứng khi nghe người lớn gọi
  • Không đáp lại khi nghe người khác gọi tên mình
  • Không nhìn vào mắt của người khác
  • Không bập bẹ hoặc có bất kỳ cử chỉ nào trước 1 tuổi
  • Không mỉm cười hoặc có phản xạ gì khi người khác trêu đùa
Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng
Trẻ không thể hiện các cử chỉ, chậm vận động và ít bắt trước

Một số trẻ chậm phát triển cũng có những dấu hiệu này. Tuy nhiên để chắc chắn, bạn có thể đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế đến bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh cụ thể.

Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ 2 tuổi

Các dấu hiệu của chứng bệnh tự kỷ xuất hiện rõ ràng hơn khi trẻ lên 2 tuổi. Trẻ tự kỷ ở giai đoạn này sẽ thường có những dấu hiệu sau:

  • Không nói được từ nào khi đã 16 tháng tuổi
  • Không nói được câu có từ 2 chữ trở lên
  • Mất bất kỷ khả năng ngôn ngữ nào
  • Không nhìn theo đồ vật khi người khác chỉ tay vào

Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn

Chứng bệnh tự kỷ ở người lớn được thể hiện ở những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh,, khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ có những biểu hiện của chứng bệnh tự kỷ khác nhau. Tuy nhiên, những người bệnh tự kỷ sẽ có chung những dấu hiệu sau đây:

Đối với mối quan hệ xung quanh

  • Người tự kỷ gặp vấn đề trong khi phát triển những kỹ năng giao tiếp xã hội cụ thể là nét mặt thiếu sự biểu cảm và tự thế cơ không được tự nhiên.
  • Họ không kết bạn và hòa đồng với những người bạn mới.
  • Người tự kỷ không thể hiểu được suy nghĩ và chia sẻ cảm xúc của người khác

Biểu hiện trong công việc và giao tiếp

  • Người tự kỷ có thể tiếp thu chậm và học tập kém cũng như là không hay nói chuyện.
  • Họ khó có thể tự bắt đầu một câu chuyện với người khác và gặp khó khăn để duy trì một cuộc hội thoại.
  • Người tự kỷ gặp khó khăn để hiểu được ý nghĩa cú những câu nói ẩn ý của người khác. Chẳng hạn họ không hiểu được rằng ai đó đang tỏ ra vui vẻ, hài hước.
Dấu hiệu tự kỷ khó có thể tự bắt đầu một câu chuyện với người khác và gặp khó khăn để duy trì một cuộc hội thoại

Trong những hành vi hàng ngày

  • Người mắc chứng tự kỷ chỉ tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó của một món đồ như chú ý vào chiếc bánh xe thay vì tập trung toàn bộ vào chiếc xe.
  • Họ tỏ ra quan tâm và chú ý về một chủ đề mà họ yêu thích.
  • Những hành vi máy móc lập lại thường xuyên.

Bài viết trên, Trung tâm Nhân Hoà đã cung cấp cho bạn những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em và ở người lớn để các bạn có thể tham khảo. Hãy liên hệ với các Cơ sở trung tâm Nhân Hòa để được can thiệp sớm cho trẻ, giúp trẻ có cuộc sống tốt hơn khi lớn lên.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN