Dạy con tự lập từ nhỏ – giảm dần sự hỗ trợ của cha mẹ

Dạy con tự lập từ nhỏ giúp xây dựng nền tảng cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ trong tương lai. Quá trình dạy con tự lập là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn, sẵn lòng hỗ trợ và định hướng từ phía cha mẹ và người chăm sóc.

Dạy con tự lập từ nhỏ là gì?

Dạy con tự lập từ nhỏ là quá trình giáo dục và hướng dẫn trẻ em phát triển khả năng tự quản lý cuộc sống và làm việc một cách độc lập. Điều này bao gồm khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định, đối mặt và giải quyết các vấn đề, học cách tự chăm sóc bản thân và thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày mà không cần sự giúp đỡ quá mức từ người khác.
 
Dạy con tự lập từ nhỏ giúp xây dựng nền tảng cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ trong tương lai. Điều này cũng giúp trẻ tự tin, hỗ trợ sự phát triển tư duy, khả năng quản lý thời gian và trở thành người tự quyết định trong cuộc sống.

Dưới đây là một số cách để dạy con tự lập từ nhỏ

“Hôm nay, bé có thể tự mình cầm rác từ phòng khách xuống nhà bếp bỏ. Mẹ chỉ cầm đưa cho con mà không phải đi theo.”

“Một tuần nay, khi mẹ chỉ vào hình “Ngồi ghế” là bé hiểu, không cần mẹ chạm vào vai nữa.”

“Sáng nay, sau khi thức dậy, con đã tự mình xếp gối gọn gàng và rất vui khi được ba mẹ khen.”

Trong quá trình phát triển, trẻ luôn cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ cha mẹ và giáo viên. Tuy nhiên, hỗ trợ bao nhiêu là đủ và có những cách nào để giảm dần những sự hỗ trợ, giúp trẻ từng bước độc lập chinh phục kỹ năng mới.

Mục tiêu cuối cùng khi can thiệp là sự mong đợi trẻ có thể độc lập trong cuộc sống. Từng bước hòa nhập và hoạt động hiệu quả trong các môi trường. Vì thế, các chiến lược giảm hỗ trợ có một ý nghĩa quan trọng:

1, Dạy con tự lập từ nhỏ qua khen thưởng

Sự khen thưởng là một trong những nguyên lý học tập, mong muốn hành vi phù hợp được diễn ra nhiều lần sau đó. Tuy nhiên, khen thưởng cũng cần có kỹ thuật. Trẻ cần được khen cụ thể vào hành vi mà trẻ đã làm tốt để trẻ hiểu được lý do vì sao mình được khen và nỗ lực để duy trì hành vi đó về sau.

Dạy con tự lập từ nhỏ
Khen thưởng thúc đẩy tính tự lập từ nhỏ, tự giác hơn

Trong một số trường hợp, có thể hành vi trẻ thực hiện chưa mang lại kết quả cuối cùng và tốt nhất, sự khen thưởng vẫn rất cần thiết. Trẻ vẫn cần được ghi nhận vì quá trình cố gắng, nỗ lực của bản thân.

2, Chờ đợi giúp trẻ tự lập từ nhỏ

Cho trẻ có thêm thời gian xử lý thông tin để đưa ra hành động. Tuỳ khả năng của mỗi trẻ, có thể trẻ sẽ cần thời gian chờ ngắn hơn hoặc dài hơn. Sự chờ đợi cũng là cách giáo viên hoặc cha mẹ kiểm soát số lượng hỗ trợ mình sẽ đưa ra cho trẻ để đánh giá chính xác mức độ độc lập của trẻ.

Dạy con tự lập từ nhỏ
Chờ đợi trẻ cũng là giúp trẻ tự lập

3, Giảm số lượng hỗ trợ tăng tính tự lập từ nhỏ

Việc quan sát, chờ đợi trẻ sẽ giúp cho giáo viên hoặc cha mẹ kiểm soát số lượng hỗ trợ mà trẻ cần và dần dần nâng mức điểm của trẻ lên, tiến đến điểm 5 độc lập (theo mô hình học tập kim cương), tương đương với giảm dần số lượng hỗ trợ.

Dạy con tự lập từ nhỏ
Giảm sự hỗ trợ, cha mẹ rảnh rang hơn

4, Hướng đến các cấp bậc trên cùng trong thang thứ bậc hỗ trợ:

Trong thang thứ bậc hỗ trợ có một mũi tên chiều từ dưới lên thể hiện loại hỗ trợ mà trẻ cần từ nhiều nhất tới ít nhất. Mũi tên càng lên cao thì khả năng hiểu và thực hiện của trẻ càng tiến đến mức độc lập.

5. Cho phép có sai sót:

Sự sai sót và nhầm lẫn vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Nhưng nếu trẻ tự nhận biết được sai sót và có thể sửa chữa thì khả năng trẻ tự điều chỉnh và ghi nhớ sẽ tốt hơn.

Dạy con tính tự lập
Cho phép sự sai sót khi trẻ còn nhỏ

6. Ngưng tương tác thị giác:

Tự bản thân trẻ có thể thực hiện một nhiệm vụ mà không cần sự giám sát thì vẫn tốt hơn việc cần có người bên cạnh quan sát. Vì thế, hãy tin tưởng trẻ khi thời gian chín muồi và để trẻ tự thực hiện. Nhưng cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong một số tình huống.

dạy con tính tự lập
nhưng quan sát, trẻ sẽ nhận thấy tự làm vì không có lựa chọn nào khác

7, Giãn khoảng cách:

Điều này là quan trọng. Nếu đứa trẻ vẫn cần bạn ở gần bên để hỗ trợ thì khả năng trẻ sẽ cần nhiều hơn 3 hỗ trợ. Nhưng khi bạn đánh giá trẻ chỉ cần 1 đến 2 hỗ trợ thì bạn nên rút lui, giãn khoảng cách để trẻ dần làm chủ kỹ năng của mình và tiến đến sự độc lập.

Sự gần gũi mang lại an toàn, nhưng giãn khoảng cách cũng tăng tính độc lập cho con

* Cần phân biệt yêu cầu/gợi ý tự nhiên (cue) và hỗ trợ (prompt):

Yêu cầu/Gợi ý tự nhiên (Cue)

  • Là chỉ dẫn và/ hoặc hướng dẫn đẻ con người theo dễ dàng hơn.
  • Có thể xuất hiện tự nhiên trong môi trường (biển báo, ký hiệu, tín hiệu…).
  • Là hướng dẫn ĐẦU TIÊN.
  • KHÔNG muốn loại bỏ gợi ý.

Hỗ trợ (Prompt)

  • Làm theo gợi ý.
  • Dùng hỗ trợ để nhắc một hành vi cụ thể.
  • Là yêu cầu lặp lại LẦN 2 và có thể thêm hướng dẫn.
  • GIẢM dần hỗ trợ. Tăng sự độc lập.

Các chiến lược này không có thứ bậc cao thấp. Điều quan trọng là giáo viên và cha mẹ cần quan sát trẻ của mình để biết nên áp dụng chiến lược nào vào thời điểm nào là hợp lý.

Ba mẹ hãy thường xuyên truy cập website trungtamnhanhoa.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để phát triển cho bé nhé.

Hỗ trợ là cần thiết. Nhưng SỰ ĐỘC LẬP là tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng chương trình Basics 3, Mr.Craig Goldsberry, 2019.

Người viết: Trần Vũ Tuyết Anh Cử nhân Tâm lý

 

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN