Trẻ bị bệnh tăng động là gì? Có ảnh hưởng đến trẻ hay không?

Trẻ em luôn được nhận xét là hiếu động. Thế nhưng hiếu động ở mức độ nào thì coi là bình thường, còn ở mức nào được coi là tăng động. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề bệnh tăng động là gì và bệnh này có làm ảnh hưởng đến trẻ hay không nhé.

Bệnh tăng động là gì?

Trong xã hội ngày nay, tăng động ở trẻ không còn là một căn bệnh mới. Chắc chắn chúng ta đều đã được nghe qua về căn bệnh này. Tuy nhiên có thể vẫn chưa hiểu hết được “Tăng động là bệnh gì?”.

Tăng động còn có tên gọi khác là bệnh rối loạn giảm chú ý tăng động (ADHD). Đây là hội chứng rối loạn đặc trưng bởi sự vội vàng, hiếu động hơn mức bình thường và giảm khả năng tập trung và bệnh thường gặp ở trẻ em.

Tăng động làm giảm sút khả năng trong quá trình học tập của trẻ và khiến những người xung quanh gặp khó khăn trong quá trình dạy bảo. Bé trai thường có tỷ lệ mắc tăng động cao hơn gấp 3 lần so với bé gái ở giai đoạn từ 8 đến 11 tuổi. Bệnh có xu hướng giảm nhẹ khi trẻ trưởng thành.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Có 3 dạng tăng động giảm chú ý thường gặp ở trẻ:

+ Hiếu động bốc đồng: Những trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý ở dạng bệnh này thường hiếu động và bốc đồng quá mức cho phép.

+ Không chú ý: Những trẻ mắc bệnh này sẽ có khả năng tập trung kém khi học tập, sinh hoạt…

+ Kết hợp hiếu động bốc đồng và giảm chú ý: Những trẻ mắc tăng động ở dạng này sẽ có biểu hiện của cả hai nhóm trên.

Triệu chứng của bệnh tăng động ở trẻ em là gì?

Vậy làm sao để nhận biết được một đứa trẻ có bị tăng động hay không? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những triệu chứng của căn bệnh tăng động ở trẻ sau đây:

Không tập trung, chú ý vào một vấn đề

+ Trẻ dễ bị phân tâm, dễ mất tập trung trong quá trình học tập hoặc khi được giao một công việc nào đó. Trẻ thường không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành được công việc. Với những công việc đòi hỏi sự tập trung kéo dài, trẻ thường không thích làm và trốn tránh nhiệm vụ.

+ Mơ màng và lơ mơ trong khi nghe thầy cô giảng bài. Trẻ bị tăng động không phải là sẽ kém thông minh hơn những trẻ bình thường khác. Thế nhưng các em lại gặp khó khăn trong quá trình tập trung chú ý vào một vấn đề cụ thể như học tập. Điều này khiến các em không nắm được đầy đủ kiến thức và không làm được bài.

+ Trẻ thường xuyên quên mang các dụng cụ học tập như sách, bút, vở…Kết quả học tập không ổn định do quá trình học trên lớp không tập trung, tiếp thu bài chậm. Trẻ cũng gặp khó khăn trong kỹ năng đọc và viết. Trong số những trẻ mắc tăng động có khoảng 20% trẻ phải có chương trình giáo dục đặc biệt.

Những trẻ tăng động thường có khả năng tập trung bài kém, không chú ý

Hiếu động một cách thái quá

+ Trẻ luôn chạy nhảy, đi lại và nói chuyện quá nhiều. Ngọ nguậy không yên khi bị người lớn bắt ngồi một chỗ.

+ Thiếu kiên nhẫn khi phải chờ đợi đến lượt của mình. Nô đùa, la hét khi tham gia vào các hoạt động vui chơi. Chạy xung quanh, leo trèo lên những chỗ có thể gặp nguy hiểm.

+ Thường thích nói về chuyện người khác và trả lời trước khi người khác chưa nói xong câu hỏi.

Bốc đồng

+ Vô tư hành động mà không màng đến sự nguy hiểm hay hậu quả có thể xảy ra.

+ Không kiềm chế được cảm xúc, dễ nổi cáu, phá phách. Trẻ có thể bùng phát những cơn tức giận trong những thời điểm mất kiểm soát.

Ngoài ra trẻ còn không thích giao tiếp với bạn bè, những người xung quanh và gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc của mình.

Nguyên nhân trẻ bị tăng động là gì?

Nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực y học thì vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trẻ tăng động là gì. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có liên quan đến các hóa chất trong não. Khi các hóa chất này mất cân bằng sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

Ngoài ra cũng có một số yếu tố liên quan đến di truyền trong gia đình, độc tố của môi trường, sử dụng chất kích thích trong quá trình mang thai. Trong một số trường hợp còn do bị chấn thương đầu gây ra.

Nguyên nhân trẻ tăng động là gì? 

Điều trị bệnh tăng động ở trẻ

Điều trị bệnh tăng động ở trẻ sẽ có thể sử dụng thuốc, giáo dục và tư vấn. Trẻ chỉ nên dùng thuốc khi có sự kết hợp với các liệu pháp tâm lý. Những trẻ tăng động giảm chú ý được điều trị sớm sẽ có tiên lượng tốt hơn.

Ngoại việc sử dụng thuốc thì một số phương pháp thay thế được các bác sĩ khuyến khích như: yoga, tập thể dục, chế độ ăn uống ít đường…

Việc sử dụng liệu pháp tâm lý ở các cơ sở chuyên khoa, bệnh viện bằng các kĩ thuật trị liệu thích hợp cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh của trẻ. Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội Hỗ trợ tư vấn gia đình quan tâm đến trẻ. 

Cho trẻ chơi những trò chơi trị liệu phù hợp như giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, rèn luyện tính kiên trì. Học cách tổ chức và ứng xử với bạn bè trong các hoạt động vui chơi. Việc đi bộ, thư giãn giúp làm giảm mức độ tăng động ở trẻ.

Những phương pháp điều trị bệnh tăng động ở trẻ

Biện pháp phòng ngừa tăng động ở trẻ

Một số biện pháp phòng ngừa trẻ bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý gồm có:

+ Không bị trẻ bị chấn thương vùng đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương.

+ Không để trẻ chơi và tiếp xúc với kim loại nặng đặc biệt là chì.

+ Trong quá trình mang thai, phụ nữ tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, sử dụng các chất kích thích khác.

Qua bài viết trên của trungtamnhanhoa.vn chắc chắn các bạn đã có câu trả lời cho bệnh tăng động là gì và có ảnh hưởng tới trẻ hay không. Bệnh tăng động ở trẻ nếu biết cách điều trị kịp thời đúng phương pháp sẽ là căn bệnh không quá đáng ngại với trẻ.

Những trẻ tăng động không hề kém thông minh hơn những trẻ bình thường khác và đều có cơ hội phát triển và thành công như nhau. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu mắc tăng động giảm chú ý bạn cần cho trẻ đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN