Các nguyên nhân của bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em được nghiên cứu nhiều trong tình hình tỷ lệ trẻ tự kỷ gia tăng cao. Phát hiện nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ em sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ tự kỷ. Nguyên nhân trẻ tự kỷ chưa được xác định chính xác và vẫn được coi là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm các yếu tố di truyền, gen và môi trường. Các trường hợp tuổi ba mẹ cao, trẻ sinh non, nhẹ cân, đa thai có tỷ lệ tự kỷ cao. 

Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?

Bệnh tự kỷ ở trẻ em (rối loạn phổ tự kỷ) là một rối loạn phát triển thần kinh. Biểu hiện đặc trưng của tự kỷ là những khiếm khuyết trong những kỹ năng cơ bản của trẻ gồm có thiếu hụt sự tương tác với xã hội, không phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. Trẻ bị tự kỷ thường có trí tuệ kém hơn so với những trẻ bình thường.

Trẻ tự kỷ lớn lên sẽ gặp những khó khăn nhất định trong giao tiếp xã hội, thiết lập các mối quan hệ bạn bè, gia đình, khó khăn trong quản lý hành vi, cảm xúc, học tập và làm việc. Ở độ tuổi đi học, trẻ khó khăn trong thiết lập mối quan hệ bạn bè, thường chơi một mình và có xu hướng đổ lỗi không ai hiểu họ. Trong lớp học thường hay có hành vi khác thường ảnh hưởng đến lớp học.

nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tự kỷ ở trẻ em làm suy giảm ngôn ngữ và tương tác nguyên nhân là do đâu?

Trẻ em bị tự kỷ là điều không ai mong muốn. Do đó cần tìm hiểu các nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em để có những biện pháp giúp giảm các yếu tố gây tự kỷ ở trẻ. Dưới đây là các nguyên nhân chính.

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân chính của bệnh tự kỷ  ở trẻ em hiện vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Nhưng có một số yếu tố có thể đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh tự kỷ ở trẻ em. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em. Thể hiện thông qua trẻ có anh chị em hoặc người thân trong gia đình mắc tự kỷ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh này. Nhiều gia đình có rất nhiều con cháu được phát hiện rối loạn phổ tự kỷ. Cũng có nhiều trường hợp trẻ em sinh đôi hoặc anh chị em tự kỷ trong 1 gia đình.

Sự phát triển não bộ

Sự phát triển não bộ trong giai đoạn thai kỳ và sơ sinh có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh tự kỷ. Trường hợp người mẹ dùng các loại thuốc thần kinh, nhiễm vi rút, cúm trong thai kỳ. Các trường hợp tuổi ba mẹ cao, trẻ sinh non, nhẹ cân, đa thai có tỷ lệ tự kỷ cao. 

Yếu tố môi trường

Một số yếu tố môi trường có thể đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh tự kỷ, bao gồm việc tiếp xúc với các hạt kim loại nặng (khói bụi công nghiệp, động cơ xe máy, oto), thụ động tiếp xúc với hoá chất và nhiễm khuẩn trong thời kỳ thai kỳ, môi trường sống ô nhiễm. Tuy nhiên, mối quan hệ chính xác giữa các yếu tố này và nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em còn đang được nghiên cứu.

Các biến thể gene

Một số nghiên cứu mới đây đã tìm ra các biến thể gene có thể liên quan đến sự phát triển bệnh tự kỷ. Các gene biến đổi liên quan đến tự kỷ thường là các gene liên quan đến truyền dẫn thần kinh.
Nguyên nhân trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Nguyên nhân trẻ rối loạn phổ tự kỷ được coi sự kết hợp di truyền, gen và môi trường

Sự kết hợp của nhiều yếu tố

Đến nay nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em vẫn được coi là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh tự kỷ có thể là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố di truyền và môi trường.
Nói chung, tự kỷ vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và các nghiên cứu tiếp tục được tiến hành để hiểu rõ hơn về sự phát triển và nguyên nhân của bệnh này. Hiểu được nguyên nhân có thể giúp cải thiện việc chẩn đoán và điều trị bệnh tự kỷ, giúp giảm tỷ lệ trẻ tự kỷ và gia đình của họ.

Trẻ xem nhiều tivi có phải là nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em

Trẻ xem nhiều tivi, điện thoại được coi là yếu tố làm cho dấu hiệu tự kỷ trở lên nặng hơn. Đăc trưng của trẻ em tự kỷ là những suy yếu về giao tiếp và tương tác xã hội. Vì trẻ ít đáp ứng với con người nhưng dễ đáp ứng với các công cụ như TV, Smart phone nên ba mẹ thường cho trẻ chơi các công cụ này đễ dỗ dành trẻ, khi cho trẻ ăn hay đỡ phải trông trẻ.

Cho trẻ xem nhiều tivi, điện thoại lâu dài trẻ hình thành thói quen và rất khó bỏ. Điều này càng làm cho trẻ ít tương tác, giao tiếp với con người, càng làm cho trẻ chậm hơn về ngôn ngữ và giao tiếp. Một số trẻ có dấu hiệu nói nhảm, nói những lời không có nghĩa theo các âm thanh quen thuộc từ tivi, điện thoại. Do đó khi trẻ xem nhiều tivi, điện thoại được coi là nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em trở lên nặng hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ sớm

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em
Các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em thường gặp là suy yếu về ngôn ngữ và tương tác

Khi tìm hiểu về nguyên nhân trẻ tự kỷ ba mẹ cũng nên theo dõi các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ sớm để hỗ trợ trẻ kịp thời. Mỗi trẻ có quá trình phát triển ở mức độ khác nhau dù nhanh hay chậm, thì những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ sớm có những điểm chung như sau:

  • Trẻ không tự bập bẹ âm tiết hay sử dụng điệu bộ nào dù đã 12 tháng tuổi
  • Trẻ ít tương tác mắt, không tập trung vào mặt người nói chuyện
  • Ít thể hiện cảm xúc vui, buồn
  • Trẻ không đáp ứng với tên gọi, gọi không quay đầu
  • Trẻ không tự nói được cụm từ 2 chữ dù đã 2 tuổi
  • Trẻ thường chơi một mình, ít hoặc không biết chơi với bạn khi học mầm non 2 – 5 tuổi
  • Trẻ có các hành vi lặp đi lặp lại

Kết luận

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em là sự kết hợp của nhiều yếu tố di truyền, gen và môi trường. Các trường hợp tuổi ba mẹ cao, trẻ sinh non, nhẹ cân, đa thai có tỷ lệ tự kỷ cao. Ngoài ra một số yếu tố môi trường có thể đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh tự kỷ như việc tiếp xúc với các hạt kim loại nặng (khói bụi công nghiệp, động cơ xe máy, oto), thụ động tiếp xúc với hoá chất và nhiễm khuẩn trong thời kỳ thai kỳ, môi trường sống ô nhiễm,… Ba mẹ tìm hiểu về nguyên nhân cũng cần theo dõi các dấu hiệu trẻ tự kỷ để phát hiện và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết trên của Trung tâm Nhân Hoà đã cung cấp cho bạn những nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ. Hãy liên hệ với chúng tôi để được can thiệp sớm và hỗ trợ cho trẻ phát triển.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN