Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 đến 5 tuổi

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ giúp ba mẹ theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các mốc phát triển này là tài liệu để ba mẹ nhận biết dấu hiệu bé sắp biết nói, trẻ 2 tuổi, 3 tuổi chậm nói và dạy bé 1, 2 đến 5 tuổi tập nói.

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 đến 5 tuổi

Từ sơ sinh đến 6 tháng

  • Phát ra âm thanh vui vẻ và không hài lòng khác nhau (cười hoặc quấy khóc)
  • Gây ồn ào khi nói chuyện
Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi
Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Trẻ 6 đến 12 tháng

  • Bé hiểu “không – không”
  • Bập bẹ (nói “ba-ba-ba”)
  • Nói “me-me” hoặc “ba-ba” vô nghĩa
  • Giao tiếp bằng cử chỉ, hành động
  • Tập lặp theo âm thanh của bạn
  • Phát âm những lời đầu tiên và có dấu hiệu bé sắp biết nói
Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi
Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

  • Trả lời những câu hỏi đơn giản (gật đầu, lắc đầu)
  • Nói 2 đến 3 từ để gọi tên người hoặc đồ vật (phát âm có thể không rõ ràng)
  • Bắt chước những từ đơn giản
  • Từ vựng từ 4 đến 6 từ (ba, mẹ, cá, gà, xe,…)

Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi

  • Trẻ nói được khoảng 50 từ, nhưng phát âm không rõ ràng
  • Hỏi tên các loại thực phẩm phổ biến
  • Tạo ra âm thanh của động vật, chẳng hạn như “meo meo”
  • Bắt đầu kết hợp các từ, chẳng hạn như “thêm sữa”
  • Bắt đầu sử dụng đại từ, hoặc tên chẳng hạn như “con, Bơ”
  • Sử dụng cụm từ 2 từ, câu ngắn
Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 - 2 tuổi
Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 2 tuổi

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 2 đến 3 tuổi

  • Trẻ 2 tuổi nói được khoảng 50 từ
  • Biết một số khái niệm về không gian, chẳng hạn như “trong” hoặc “trên”
  • Sử dụng các từ sở hữu như “của con” “của Bơ”
  • Hỏi các câu hỏi đơn giản “mẹ đâu rồi”
  • Sử dụng câu có 3 -5 từ
  • Lời nói dễ hiểu hơn khoảng 50%.
  • Trả lời các câu hỏi đơn giản
  • Hiểu được sự đồng ý, chấp thuận của bố mẹ hay không về hành vi của mình
  • Tuân theo các quy tắc đơn giản
  • Trẻ 2-3 tuổi thường là lứa tuổi dễ nhận biết bé chậm nói. Khi bé chưa đạt được các mốc trên đây hãy đưa trẻ đi khám, đánh giá hoặc can thiệp sớm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 2 – 3 tuổi

Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 3 đến 4 tuổi

  • Nhóm các đồ vật, chẳng hạn như thực phẩm hoặc quần áo
  • Chơi với 2 – 3 bạn trong 1 nhóm
  • Sử dụng các câu đơn giản
  • Thường xuyên thắc mắc “tại sao, của ai, khi nào”
  • Xác định được màu sắc
  • Nói được gần hết các từ nhưng bị ngọng l, r, kh,… Ví dụ “cây hế” thay cho “cây khế”.
  • Người lạ có thể hiểu được nhiều điều được nói
  • Có thể mô tả việc sử dụng các đồ vật, chẳng hạn như “cái thìa” hoặc “ô tô”
  • Vui vẻ với ngôn ngữ; thích thơ và bài hát. Ví dụ “meo meo meo rửa mặt như mèo”
  • Trả lời những câu hỏi đơn giản
  • Cảm thấy xấu hổ khi bị bắt lỗi
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 3 – 4 tuổi

Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 4 đến 5 tuổi

  • Chơi thay phiên và chơi theo luật
  • Định nghĩa các từ đơn giản
  • Mô tả được sự giống, khác nhau giữa các đồ vật
  • Kể lại được câu chuyện đi học ăn gì, chơi gì.
  • Chơi và chia sẻ đồ chơi cùng các bạn.
  • Hiểu các câu hỏi phức tạp.
  • Trả lời được câu hỏi “tại sao”

Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi và hơn

  • Hiểu trình tự thời gian (ví dụ: điều gì xảy ra đầu tiên, thứ hai hoặc thứ ba)
  • Thực hiện một loạt 3 hướng
  • Hiểu vần điệu
  • Tham gia vào cuộc trò chuyện
  • Câu có thể dài từ 8 từ trở lên
  • Sử dụng câu ghép và câu phức
  • Mô tả đồ vật
  • Sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra câu chuyện
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 3 – 4 tuổi

Vai trò của các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Hiểu biết các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ giúp phụ huynh xem trẻ có bị chậm nói hay không. Các giáo viên cũng hiểu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Ngoài ra các mốc phát triển này còn sử dụng để lên mục tiêu dạy trẻ chậm nói.

Khi bé không đạt được các mốc ngôn ngữ trên đây. Ba mẹ hãy liên hệ ngay với các Trung tâm phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói, các bệnh viện nhi hoặc tâm lý trẻ em để khám đánh giá và hỗ trợ trẻ kịp thời.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN