Các vấn đề xử lý thị giác (visual processing disorder/visual processing issues)

Giới thiệu về các vấn đề xử lý thị giác ở trẻ 

Các vấn đề xử lý thị giác
chức năng xử lý thị giác

Khi nói đến thị giác, tầm nhìn hoặc khả năng nhìn thì chúng ta thường nghĩ đến trẻ có bị cận thị hay viễn thị không, mắt nhìn có tốt không. Tuy nhiên, có thể trẻ có thị lực 10/10, hoàn thành tốt các bài kiểm tra mắt nhưng vẫn gặp một số khó khăn khi đọc, viết, chạy nhảy hoặc thậm chí là lấy hai chiếc vớ giống nhau. Nếu trẻ có khó khăn khi tham gia các hoạt động này, hãy nghĩ tới khả năng trẻ gặp một số vấn đề về xử lý thị giác. Vấn đề không nằm ở mắt của trẻ mà nằm ở não bộ, cụ thể là vỏ não thị giác – nằm phía sau của não – thuỳ chẩm.

Các vấn đề xử lý thị giác

Mắt là cơ quan sẽ tiếp nhận các thông tin đi vào (hình ảnh, biểu tượng, màu sắc, sự di chuyển, ánh sáng…) nhưng não bộ mới là nơi xử lý các thông tin đó và chuyển tải thông tin đến các cơ quan khác để đưa ra các hành động phù hợp. Ví dụ, mắt có thể thấy hình tam giác nhưng não bộ không xử lý được đó là hình tam giác để chuyển tải thông tin đến cơ quan vận động là tay để vẽ hình tam giác. Hoặc mắt trẻ có thể thấy một chiếc xe hơi ở khoảng cách rất gần nhưng não bộ lại không xử lý được và chuyển thông tin rằng chiếc xe đang ở rất xa trẻ…

          Các vấn đề về xử lý thị giác không phải là một rối loạn/khó khăn về học tập (suy giảm kỹ năng đọc, suy giảm kỹ năng viết chính tả, suy giảm kỹ năng tính toán…) hoặc các rối loạn phát triển thần kinh (ASD, ADHD…) và cũng không phải là nguyên nhân gây ra những khó khăn đó mà nó thường thấy có xuất hiện ở những trẻ có khó khăn và ảnh hưởng đến các triệu chứng của trẻ.

          “Khoảng 5% tất cả trẻ em và 50% những trẻ có khó khăn đọc (Dyslexia) phàn nàn về vấn đề thị giác của chúng khi chúng cố gắng đọc: chữ bị mờ, di chuyển lung tung và đi đôi với nhau, vì thế chúng không thể nhìn các chữ đó một cách chính xác, thường xuyên làm cho chúng mỏi mắt và đau đầu.” (Wilkins AJ, 1995).

          “Có nghiên cứu cho thấy rối loạn đọc (Reading Disorder – RD) có thể liên quan đến suy giảm khả năng phân biệt thị giác và trí nhớ thị giác ngắn hạn, ADHD thì liên quan đến suy giảm xử lý thị giác không gian.” (Michelle Y.Kibby và cộng sự, 2015)

          Có 8 loại khó khăn về thị giác cần được quan tâm: khó khăn phân biệt thị giác (visual discrimination issue), khó khăn phân biệt thị giác hình ảnh trên nền (visual figure-ground discrimination), vấn đề xử lý thị giác vận động (visual – motor processing issue), khó khăn thị giác theo chuỗi (visual sequencing issue), vấn đề trí nhớ thị giác ngắn và dài hạn (short and long term visual memory problems), thị giác không gian (visual spatial condition), vấn đề thị giác tổng thể (visual closure issue), vấn đề với chữ cái và biểu tượng đảo ngược (letter and symbol reversal problems).

Trẻ có thể gặp khó khăn ở một hoặc nhiều hơn một các khó khăn hiện diện cùng lúc.

Các vấn thị giác ảnh hưởng đến trẻ và các trò chơi phù hợp

STTVấn đề xử lý thị giácĐịnh nghĩaẢnh hưởng đến trẻTrò chơi phù hợp
1Phân biệt thị giác (visual discrimination issue)Trẻ gặp khó khăn khi cố gắng sử dụng thị giác để chú ý, so sánh đặc điểm và chi tiết của các vật khác nhau. Khó khăn để phân biệt một đồ vật từ các vật khác.Khó khăn thấy được sự khác biệt giữa các chữ cái gần giống nhau (b,d và q,p)Khó khăn để chú ý đến những sự khác nhau giữa các màu sắc, hình dạng hoặc đồ vật cụ thể.Trò chơi phân loại theo 1 yếu tố (phân loại khối theo một yếu tố: Màu/kích thước/hình dạng…), 2 yếu tố (phân loại 2 khối khác nhau theo màu/ phân loại bút chì-bút màu/phân loại đồ theo hình và màu…).Tìm ra đồ vật khác biệt trong nhóm, tìm điểm khác nhau của hai bức hình…Tìm ra 1 từ/ chữ số duy nhất trong 1 trang sách/đoạn văn.Trò chơi bingo…
2Phân biệt thị giác hình ảnh trên nền (Visual figure-ground discrimination)Trẻ thuộc loại này sẽ khó khăn trong việc phân biệt hình dạng hoặc đồ vật từ phông nềnKhó khăn tìm thông tin nhỏ trên trang sách. Khó khăn thấy được một vật với phông nền tương tự ví dụ tìm một chiếc xe đạp màu đỏ gần toà nhà màu đỏ.Trò chơi “Tôi thấy” (mô tả một vật và yêu cầu trẻ đi tìm).Trò chơi “Gián điệp” (đặt một vật vào trong hộp gạo/đậu. Trẻ sẽ phải lùng sục để lấy vật đó ra (cho trẻ nhìn).Tìm một đồ chơi theo màu trong một hộp nhiều đồ chơi nhiều màu.Chơi bảng hình ghép cặp,bingo. Detective, bức họa ẩn giấu.Tô màu theo số.Tìm từ bắt đầu bằng một chữ cái…
3Vấn đề xử lý thị giác vận động (visual motor – processing issue)Trẻ sẽ khó khăn khi dùng thông tin thị giác từ mắt để phối hợp các di chuyển của các phần khác trên cơ thể.Không viết theo hàng được hoặc viết ra ngoài lề của trang giấy.Có xu hướng hay đụng vào các đồ vật.Khó khăn khi chơi các môn thể thao và hoạt động thể chất cần sự cân bằng và phối hợp.Khó khăn phối hợp mắt tay, phối hợp hai bên cơ thể, nhận thức bộ phận cơ thể, sao chép thông tin thị giác, …Chơi với banh (ném, chụp, đá, …) banh to + tốc độ chậm -> banh nhỏ + tốc độ nhanhTô màu trong khuôn, chơi mê cung, tô màu theo mẫu.Xỏ khối, chồng khối theo mẫu.Chơi vận động khuyến khích nhận diện trái – phải, tránh chướng ngại vật, bắt đầu – dừng lại theo yêu cầu quản trò…
4Vấn đề thị giác theo chuỗi (visual sequencing issue)Nhiều trẻ sẽ gặp khó khăn với việc nhận diện vị trí các biểu tượng, chữ cái, số và từ trong chuỗi hoặc nhớ chuỗi hành động.Khó khăn hiểu được vị trí chính xác của phương trình toán.Khó đọc chính xác theo dòng, bỏ khoảng trắng và đọc sót từ.Khó khăn ghi nhớ các thứ tự công việc (vd đánh răng…)Cho trẻ xếp hình theo mẫu: ghép con sâu, đua ly..Cho trẻ vận động theo chuỗi (vd vỗ tay hai cái, nhảy ba lần…)Chơi chuỗi hình (sắp xếp thành chuỗi hoạt động)Tìm và xếp số/chữ cái theo thứ tự/ theo chuỗi mẫu…Xếp đồ chơi trên khay theo mẫu, cho trẻ xem rồi làm lộn xộn/che lại bằng khăn. Yêu cầu trẻ xếp lại đúng vị trí ban đầu.
5Vấn đề trí nhớ thị giác ngắn và dài hạn (long and short term visual memory problems)Khó khăn với việc ghi nhớ những thứ đã thấy một thời gian dài trước đó (trí nhớ dài hạn) hoặc gợi nhớ lại những thứ mới thấy (trí nhớ ngắn hạn).Thường xuyên viết sai chính tả những từ tương tự nhau với cách đánh vần không theo quy luật.Không nhớ được số điện thoại.Khó khăn khi dùng máy tính hoặc bàn phím thành thạo.Ghép cặp vật thật và hình ảnh của vật.Xem một bức tranh, sau đó che lại và nói bạn đã thấy những gì.Trò chơi “Cái gì đã bị đánh cắp?”(Cho trẻ xem đồ trên khay -> yêu cầu trẻ nhắm mắt và lấy đi một vật. Trẻ phải gọi tên món đồ bị thiếu).Cho trẻ nhắm mắt, sờ để cảm nhận và nhận diện ra đồ vật/chữ cái/số…Cờ momoGhép hình và sau đó đảo vị trí, yêu cầu trẻ ghép lại đúng vị trí ban đầu.
6Vấn đề thị giác tổng thể (visual closure issues)Khi trẻ không có khả năng nhận diện một vật thể khi mà một phần của vật thể bị khuyết.Không thể nhận ra một chiếc xe hơi nếu thiếu bánh xe.Khó khăn nhận diện một bức tranh nếu nó không thể hiện toàn bộ bức tranh.In một bức tranh và dán một vài chỗ (bức tranh bị khuyết) -> cho trẻ vẽ nối tạo thành bức tranh hoàn chỉnh.Giấu đồ chơi và yêu cầu trẻ đi tìm (không để lộ toàn bộ đồ chơi, chỉ giấu một phần).Che một phần bức tranh/đồ vật và cho trẻ đoán.Đi tìm momo
7Thị giác không gian (visual spatial condition)Trẻ gặp khó khăn với các mối quan hệ không gian cho thấy sự chậm hiểu cách các đối tượng được định vị trong không gian trong mối quan hệ với chúng.Khó khăn xác định được một nơi so với các nơi khác.Khó khăn định vị chữ cái và từ trong một trang giấy.Khó khăn đánh giá thời gian và hướng dẫn, khoảng cách, trái phải.Ghép puzzle, hình 3-4 mảnh.Ghép hình theo mẫu.Chơi thể thao (bàn đánh bóng bàn tại chỗ)Thảy vòng vào chai.Đánh golf.Gấp giấy origami.Chơi trò vận động vượt chướng ngại vật -> trẻ biết vị trí của mình trong không gian và với các đồ vật.Làm việc nhà, lau bàn ghế, di chuyển xung quanh các vật dụng…Chơi trò chơi tạc tượng (bắt chước tư thế), nhảy theo các động tác mẫu.
8Vấn đề với chữ cái và biểu tượng đảo ngược (letter and symbol reversal problems) (p – d, p -q, b – d, u – n)Vấn đề đảo ngược thị giác phổ biến khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, khi 7 tuổi, nếu sự đảo ngược vẫn còn khi trẻ đọc sách (đảo ngược chữ và số) thì cho thấy trẻ đang gặp vấn đề. Khó khăn vẽ đứt đoạn, vẽ/viết từ phải qua trái- dưới lên trên, khó làm qua đường giữaKhó khăn khi học hệ thống chữ cái.Khó khăn chuyển đổi chữ cái khi đọc và viết.Sự thay thế các con số trong phương trình toán.Dạy từng chữ vào thời điểm khác nhau, không dạy chung một lúcNhận diện chữ cái bằng cách sờ và chạy tới khay để lựa chữ tương ứng.Khuyến khích dùng cảm giác cho trẻ nhận diện chữ.

Bên cạnh những hoạt động giúp trẻ cải thiện các vấn đề xử lý thị giác không gian, cha mẹ hoặc giáo viên cần tạo môi trường giúp trẻ thu nhận thông tin tốt hơn:

  • Giảm đi các yếu tố gây xao nhãng về mặt thị giác khi bạn yêu cầu trẻ nhớ một thông tin nào đó (che các thông tin gây nhiễu trên trang giấy/trên bàn học…).
  • Cung cấp thông tin qua nhiều kênh (cung cấp thông tin qua thính giác, thao tác…).
  • Tô màu, gạch chân, làm nổi các thông tin quan trọng cần trẻ ghi nhớ.
  • Cho trẻ cơ hội xem và tiếp xúc với các thông tin thị giác nhiều lần trước khi trẻ cần phải ghi nhớ.
  • Gợi ý cho trẻ những điểm nổi bật hoặc có liên quan để trẻ nhớ lại các thông tin thị giác (hôm qua, khi cô giáo viết lên bảng và có kẻ khung cho thông tin…).
  • Xem xét, đánh giá lại nhiệm vụ cần trẻ thực hiện coi có quá khó không hoặc thời gian có quá lâu không.

Người dịch và tổng hợp: Trần Vũ Tuyết Anh – Cử nhân Tâm lý

Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Nhân Hòa

Nguồn tham khảo:

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN