Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì? Nguyên nhân và phương pháp can thiệp

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là một loại rối loạn về giao tiếp. Trẻ mắc bệnh này thường gặp khó khăn để hiểu và giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra, trẻ cũng gặp khó khăn với việc viết và trình bày bằng chữ viết.

1, Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là một chứng rối loạn giao tiếp gây cản trở việc học, hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Những khó khăn về ngôn ngữ này không được xếp vào các rối loạn phát triển khác như tự kỷ hoặc tình trạng mất thính giác, thiếu tiếp xúc với ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, nghe, đọc và viết ở trẻ. Tình trạng này khiến trẻ trẻ gặp khó khăn trong việc hình thành các đoạn hội thoại, diễn đạt ý tứ, thể hiện cảm xúc, hoặc giao tiếp với người khác. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ mẫu giáo, độ tuổi mà trẻ đang trong giai đoạn phát triển tư duy ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được chia thành 2 dạng là:

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì mà mình nghe và đọc.
  • Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt: Ở dạng này, có thể trẻ hiểu vấn đề nhưng lại cảm thấy khó khăn khi nói, diễn đạt và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
  • Một đứa trẻ thường có cả hai rối loạn cùng một lúc. Những rối loạn như vậy thường được chẩn đoán ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

2, Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Tùy vào dạng rối loạn ngôn ngữ mà trẻ mắc phải, bé sẽ có những biểu hiện khác nhau.

2.1, Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ em

Những em bé mắc rối loạn này thường cảm thấy khó khăn khi tiếp nhận những gì mình nghe và nhìn thấy. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của trẻ. Trẻ cảm thấy khó khăn trong việc:

  • Học từ mới
  • Hiểu những gì mọi người nói
  • Hiểu khái niệm và ý tưởng từ lời nói của người khác
  • Hiểu được những hành động, cử chỉ của mọi người
  • Hiểu những gì trẻ đọc được
  • Trả lời câu hỏi của người khác
  • Làm theo hướng dẫn

2.2, Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ em

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt thường gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ. Trẻ có khả năng hiểu những gì mình nghe và nhìn thấy nhưng lại không biết cách bày tỏ những gì mình nghĩ, mình biết và cảm xúc của chính mình.

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt sẽ gặp khó khăn trong việc:

  • Bày tỏ cảm xúc
  • Trình bày suy nghĩ và ý tưởng
  • Sử dụng từ ngữ chính xác
  • Kể chuyện
  • Đặt câu hỏi
  • Hát hoặc đọc thơ
  • Sử dụng cử chỉ
  • Nói tên các con vật, sự vật
  • Rối loạn phát âm.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

3, Nguyên nhân dẫn đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?

Rối loạn ngôn ngữ có thể có nhiều nguyên nhân. Rối loạn ngôn ngữ của trẻ thường liên quan đến vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật như:

  • Rối loạn phát triển như tự kỷ
  • Chấn thương não hoặc khối u não
  • Các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng X mong manh hoặc bại não
  • Các vấn đề khi mang thai hoặc khi sinh, chẳng hạn như dinh dưỡng kém, hội chứng rượu bào thai, sinh sớm (sinh non) hoặc nhẹ cân
  • Nhiều trường hợp nhận thấy Trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều dẫn đến trẻ nói theo, nói vu vơ và nói từ không có nghĩa mà trẻ được nghe nhiều lần trong các video trẻ hay xem.
  • Đôi khi rối loạn ngôn ngữ có tiền sử gia đình.
  • Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không được biết.

Trẻ học nhiều hơn một ngôn ngữ không gây nên rối loạn ngôn ngữ. Nhưng một đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp vấn đề giống nhau ở tất cả các ngôn ngữ.

4, Các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ

4.1, Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận

Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ. Trẻ gặp khó khăn trong việc nắm bắt ý nghĩa của những từ trẻ nghe và nhìn thấy. Điều này bao gồm những người nói chuyện với trẻ và những từ trẻ đọc được trong sách hoặc trên biển hiệu. Điều này có thể gây ra vấn đề với học tập và cần phải được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Một đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận có thể gặp khó khăn:

  • Hiểu những gì mọi người nói
  • Hiểu cử chỉ
  • Hiểu các khái niệm và ý tưởng
  • Hiểu những gì anh ấy hoặc cô ấy đọc
  • Học từ mới
  • Trả lời câu hỏi
  • Làm theo chỉ dẫn
  • Nhận dạng đối tượng

4.2, Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt

Một đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đứa trẻ có thể hiểu những gì người khác nói. Nhưng người đó gặp khó khăn khi cố gắng nói chuyện và thường không thể diễn đạt những gì mình đang cảm thấy và suy nghĩ. Rối loạn có thể ảnh hưởng đến cả ngôn ngữ viết và nói. Và những đứa trẻ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu vẫn có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân.

Một đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt có thể gặp khó khăn:

  • Sử dụng từ một cách chính xác
  • Bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng
  • Kể chuyện
  • Sử dụng cử chỉ
  • Hỏi những câu hỏi
  • Hát những bài hát hoặc ngâm thơ
  • Đặt tên cho các đối tượng

rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

5, Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Dựa theo mức độ tự nhiên của phương pháp, các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ cho trẻ em được chia ra làm 3 loại chính:

Tự nhiên nhất:

  • Lấy trẻ làm trung tâm CC (Child-centered)
  • Phương pháp động/kết hợp HA (Hybrid approach)

Không tự nhiên nhất

  • Trị liệu viên chỉ đạo CD (Clinician – directed)

=> (còn tiếp)

Mời ba mẹ đọc thêm về phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ

Phương pháp can thiệp cho trẻ rối loạn ngôn ngữ

Trẻ chậm nói khám ở đâu TPHCM?

Khám rối loạn ngôn ngữ cho trẻ ở đâu TPHCM tốt?

Trung tâm, trường dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ ở TpHCM

Trung tâm Nhân hòa dạy can thiệp trẻ rối loạn ngôn ngữ tại Tp HCM. Trung tâm có nhận can thiệp theo kết quả khám của các bệnh viện. Hình thức can thiệp 1-1. Địa chỉ Trung tâm Nhân Hòa dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ:

Ba mẹ chạm vào chữ màu xanh để được chỉ đường địa chỉ gần nhất.

Điện thoại: 0987174279; Hotline: 02866537779

Bài viết trên đây đã chia sẻ các biểu hiện, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp dạy can thiệp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Hi vọng quý phụ huynh có được những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, khám lượng giá và đăng ký học cho trẻ rối loạn ngôn ngữ hiệu quả.

 

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN