Thấu cảm với trẻ em

          Trong bất kì hoàn cảnh nào, mối quan hệ nào cũng rất dễ xảy ra bất đồng quan điểm, khó chấp nhận nhau và có thể là tranh cãi gay gắt. Có phải chúng ta đã giữ cái tôi của mình hay chúng ta chưa biết cách thấu cảm và đồng cảm với người khác.

          Haim Ginott, một trong những chuyên gia tâm lý học trẻ em ông đã đưa ra một thử nghiệm qua câu chuyện: Một bé gái cùng mẹ đi đến bưu điện, do người đông nên phải đứng xếp hàng chờ khá lâu. Bỗng bé gái khát nước và muốn uống nước. Vì đang xếp hàng nên người mẹ không muốn đáp ứng nhu của con. Bé nhất quyết đòi uống nước cho kì được. Người mẹ đã đưa ra đủ lý do để từ chối đáp ứng nhu cầu (Ở đây không có nước, về nhà mình sẽ uống; Vòi nước hỏng rồi…) Và cuộc tranh cãi dường như không có hồi kết và ngày càng trở nên gay gắt hơn. 

          Ông Haim Ginott đã liệt kê ra 3 hướng giải quyết mà chúng ta thường áp dụng như:

  • Phớt lờ, không quan tâm đến cảm xúc của đứa bé và có giọng cọc cằn.
  • Lo ngại về một cú bùng nổ cảm xúc gây hổ thẹn. Và trách móc lối phản ứng của bé gái rồi giận dữ lên.
  • Không biết phải làm sao, nhún vai và cười nhẹ một cái để mặc bé gái lấn lướt.

          Nhưng với ông thì ông không chọn làm theo 3 cách trên. Ông giải quyết theo hướng: Thừa nhận những cảm xúc của con và tỏ ra đồng cảm: “Con khát nước, đúng không nào? Bây giờ mà được uống một ngụm nước mát lạnh thì còn gì bằng. Mẹ ước vòi nước đừng hỏng để mẹ bế con lên uống bao nhiêu nước cũng được”. Tuy nhiên, trong thực tế thì chúng ta không thích áp dụng cách này. Chúng ta cho rằng cách này chỉ làm cho sự việc tồi tệ hơn và mất thời gian. Sự thực là như vậy: các phản xạ thấu cảm và những chiến lược kèm cập vây quanh chúng chính là lối hành xử duy nhất có tác dụng dập tắt những tình huống cảm xúc căng thẳng trong ngắn hạn và làm giảm tần suất trong dài hạn. Ông còn nói thêm: Khi bạn diễn đạt cảm xúc của trẻ bằng những ngôn từ, thừa nhận chúng và bày tỏ sự thấu hiểu. Đây chính là thấu cảm. Lynn Katz tại Đại học Washington gọi đó là “Kèm cặp cảm xúc”.

          Bởi vì cảm xúc mang tính lây lan. Khi những người xung quanh hung hăng, căng thẳng thì ta cũng có cảm giác tương tự. Khi xem một bộ phim hài vui vẻ thì ta cũng cảm thấy vui. Vì vậy, trẻ em rất dễ ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Để làm dịu sự căng thẳng chỉ khi có được sự thấu cảm (Thấu cảm làm dịu cơn căng thẳng). Trong y học cũng đã thử đáp dụng: Bệnh nhân được điều trị bởi các bác sĩ có nhịp tim và nhiệt độ ngoài da đồng bộ với nhịp tim và nhiệt độ của bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh hơn và khỏi hoàn toàn so với bác sĩ điều trị có các điều kiện sinh lý học không tương hợp với bệnh nhân. Khi não bộ nhận biết được sự thấu cảm các dây thần kinh mê  tẩu thả lỏng cơ thể. Dây thần kinh này kết hợp với não tới một số bộ phận cơ thể.

          Sự thấu cảm không phải ai cũng tự có, mà cần trải qua quá trình nỗ lực tập luyện mỗi ngày. Thấu cảm xuất phát được từ việc được thấu cảm. Chúng ta phải thực hiện một việc vô cùng khó khăn qua việc di chuyển ‘Từ bản thân qua trẻ nhỏ’ sẽ tạo ra sự biến đổi lớn trong trí não của trẻ nhỏ. Và sau này trẻ cũng biết thấu cảm với người khác như trẻ đã từng cảm nhận được.

          Tóm lại, để thấu cảm chúng ta cần lưu ý đến cách thức xử trí của bản thân với những cảm xúc căng thẳng của trẻ. Cảm xúc nên được thừa nhận và nêu cụ thể, chính xác, chứ không nên bị đánh giá.

Tài liệu tham khảo

Sách Luật trí não dành cho trẻ (Brain Rules For Baby) của John Medina.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN