Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em hiệu quả

Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ nào ở trẻ em mang lại hiệu quả cao? Bài viết dưới dây Trung tâm Nhân Hòa chia sẻ về 03 phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ thường dùng mang lại hiệu quả cao.

Mục đích của trị liệu rối loạn ngôn ngữ là gì?

Dựa vào số liệu thống kê của những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ đang có xu hướng ngày càng tăng cao và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, sự phát triển tự nhiên của mỗi trẻ nhỏ. Chính vì thế, việc tìm hiểu và lựa chọn các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ phù hợp cho trẻ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình phục hồi, nâng cao chất lượng đời sống của mỗi trẻ nhỏ.

Mục đích của trị liệu ngôn ngữ là bắt đầu phát triển ngôn ngữ và dạy các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết theo cách tích hợp. Giúp trẻ tiếp thu, giao tiếp, truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và dễ dàng hơn.

3 phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ hiệu quả ở trẻ em

Tùy vào tình trạng rối loạn ngôn ngữ của mỗi trẻ nhỏ mà các chuyên viên, giáo viên hoặc phụ huynh cần có sự lựa chọn phù hợp về các phương pháp can thiệp để giúp trẻ tiếp cận và cải thiện hiệu quả hơn. Rối loạn ngôn ngữ hiện đang là một trong các vấn đề sức khỏe có sự ảnh hưởng lớn đối với quá trình phát triển của mỗi trẻ nhỏ và trong những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ mắc phải chứng rối loạn này lại càng gia tăng đáng kể.

Với sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện nay thì trẻ nhỏ sẽ có thêm nhiều cơ hội để khắc phục và cải thiện tốt những khiếm khuyết về ngôn ngữ, dễ dàng nâng cao khả năng giao tiếp, lời nói của bản thân thông qua các phương pháp can thiệp phù hợp.

Dựa theo mức độ tự nhiên của phương pháp, các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ cho trẻ em được chia ra làm 3 loại chính:

Phương pháp tự nhiên nhất:

Lấy trẻ làm trung tâm (Child-centered)

Phương pháp động/kết hợp (Hybrid approach)

Phương pháp không tự nhiên nhất

Trị liệu viên chỉ đạo (Clinician – directed)

Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ
Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

1. Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ CC – lấy trẻ làm trung tâm (child-centered)

Phương pháp can thiệp lấy trẻ làm trung tâm mang đến hiệu quả vượt trội đối với quá trình cải thiện cho trẻ rối loạn ngôn ngữ. Phương pháp CC được sự đánh giá rất cao từ giới chuyên môn cùng với những trường hợp bệnh đã áp dụng thành công. Hiểu theo cách đơn giản nhất thì đây là phương pháp được thực hiện theo sự dẫn dắt của trẻ và trị liệu viên sẽ đồng hành, tôn trọng những điều mà trẻ mong muốn.

Hiện nay, phương pháp lấy trẻ làm trung tâm đang được sử dụng phổ biến nhất trong phần lớn các phác đồ hỗ trợ cải thiện cho trẻ rối loạn ngôn ngữ. Các chuyên gia cho biết rằng, phương pháp này có tính tự nhiên rất cao bởi trẻ nhỏ sẽ không bị bắt buộc thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà trẻ sẽ luôn được tôn trọng, thoải mái thực hiện và tham gia vào những điều mà mình yêu thích, mong muốn dựa trên sự theo dõi, quan sát của trị liệu viên.

Khác với một số phương pháp can thiệp khác, phương pháp này không đòi hỏi trẻ phải đáp ứng lại sự giao tiếp của trị liệu viên, trẻ hoàn toàn có quyền đáp ứng và không đáp ứng tùy vào mong muốn của trẻ. Trẻ nhỏ sẽ được giao tiếp và phát triển, thúc đẩy ngôn ngữ trong môi trường tự nhiên, lành mạnh nhất mà không có bất kỳ sự ràng buộc, cản trở nào.

Một số tồn tại và áp dụng phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ CC cho phù hợp:

Trẻ rối loạn ngôn ngữ khi được hỗ trợ áp dụng phương pháp can thiệp này sẽ được tự do làm theo những điều mình thích. Trị liệu viên hầu như chỉ đóng vai trò là người quan sát, hỗ trợ, thúc đẩy chứ không can thiệp vào sự lựa chọn hay quyết định của trẻ nhỏ, kể cả khi sử dụng đồ chơi, dụng cụ trị liệu.

Tuy nhiên, đối với việc áp dụng phương pháp này vẫn còn tồn tại một số khó khăn và nhược điểm chưa được khắc phục. Cụ thể do luôn lấy trẻ làm trung tâm và không can thiệp vào bất kỳ hoạt động nào của trẻ nên đôi lúc trị liệu viên, chuyên gia hướng dẫn khó có thể đạt được những mục tiêu trong quá trình trị liệu bởi phải luôn nương theo những mong muốn, dẫn dắt của trẻ.

Chính vì thế, phương pháp này sẽ được ưu tiên áp dụng trong thời gian đầu để có thể giúp trẻ dần làm quen với môi trường, dụng cụ can thiệp và tạo tiền đề tốt cho mục tiêu cải thiện ngôn ngữ tự nhiên cho trẻ. Cụ thể một số kỹ thuật sẽ được ứng dụng hiệu quả trong phương pháp này như:

+ Nói một mình (self-talk)

Đối với kỹ thuật hỗ trợ này, trị liệu viên sẽ thực hiện hành vi nói một mình và tự miêu tả những hành động, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân thông qua lời nói. Cụ thể, khi cùng chơi với trẻ, trị liệu việc sẽ thực hiện các hành động tương tự như trẻ và cùng lúc đó sẽ miêu tả lại những điều đó bằng lời nói mà không cần đến sự đáp ứng của trẻ nhỏ.

Nếu trẻ nhỏ đang chơi vẽ tranh, trị liệu viên cũng sẽ bắt chước để cùng vẽ tranh theo trẻ. Khi vừa vẽ, trị liệu viên sẽ vừa thuật lại những gì mình đang vẽ. Ví dụ như “Cô đang vẽ một cái cây xanh, cây xanh sẽ che bóng mát cho con người. Cây xanh khi lớn lên sẽ ra hoa, kết trái. Con thấy không, cây của cô có rất nhiều trái ngọt”.

Với kỹ thuật nói một mình, trị liệu viên sẽ truyền tải ngôn ngữ cùng với trẻ, đồng thời sẽ tạo sự kết nối tốt giữa ngôn ngữ cùng với hành động. Thông qua đó, trẻ cũng sẽ cảm thấy hứng thú và dễ dàng bị thúc đẩy bởi việc đưa ra nhận xét, cảm nhận về hành động của bản thân.

+ Nói song song (parallel talk)

Kỹ thuật nói song song cũng sẽ được thực hiện trong lúc trị liệu viên cùng vui chơi và tham gia các hoạt động theo sự dẫn dắt của trẻ nhỏ. Lúc này, các trị liệu viên sẽ miêu tả và tường thuật lại những hành động, cử chỉ, cảm xúc, phản ứng của trẻ khi vui chơi.

Cụ thể, cùng là hoạt động vẽ tranh nhưng lúc này các trị liệu viên không bắt chước vẽ theo trẻ nhưng sẽ sử dụng lời nói để miêu tả về bức tranh của trẻ, về những hành động và mà trẻ thực hiện. Ví dụ, “Con đang vẽ một cái cây to để che bóng mát. Con sử dụng màu xanh để tô màu cho lá cây. Trên cây con bắt đầu vẽ thêm những trái ngọt với màu đỏ chín mọng, thơm ngon”.

Phương pháp nói song song và nói một mình thường sẽ ưu tiên áp dụng cho những trẻ rối loạn ngôn ngữ chưa thể nói được, trẻ bị hạn chế về khả năng diễn đạt. Nhờ và kỹ thuật can thiệp này mà trẻ có thể học hỏi và dễ dàng tiếp xúc một cách gián tiếp đối với việc phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ, tiếp thu từ ngữ, lời nói thông qua cách diễn đạt, miêu tả của trị liệu viên.

+ Kỹ thuật bắt chước (Imitation)

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì kỹ thuật bắt chước khi được áp dụng trong phương pháp can thiệp lấy trẻ làm trung tâm sẽ hỗ trợ thúc đẩy và kích thích nhu cầu phát triển ngôn ngữ ở trẻ, nhất là những trẻ đang trong giai đoạn tập nói, chậm nói. Lúc này, các trị liệu viên sẽ quan sát những hành động, lời nói, âm thanh mà trẻ phát ra và bắt đầu lặp lại, bắt chước theo những gì trẻ đã làm.

Khi trẻ nhận thấy có ai đó bắt chước theo những lời nói, từ ngữ của trẻ thì trẻ cũng có xu hướng lặp lại điều đó thêm nhiều lần nữa. Bằng cách này sẽ kích thích nhu cầu được nói và giao tiếp của trẻ. Khi trẻ càng nói được nhiều, càng phát ra nhiều âm thanh thì khả năng tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ, từ vựng của trẻ cũng sẽ dần được nâng cao và phát triển tốt.

Nếu nhận thấy trẻ có các phản ứng tốt và thường xuyên lặp lại theo những hành động, lời nói của trị liệu viên thì họ có thể mở rộng thêm một số đáp ứng về ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn sẽ đặt nhu cầu của trẻ ở trung tâm, thực hiện theo các dẫn dắt của trẻ nhưng ở mức độ nâng cao, mở rộng hơn.

+ Mở rộng ngữ pháp (expansions)

Với kỹ thuật này, trị liệu viên cũng sẽ thực hiện thao tác giống với kỹ thuật bắt chước tuy nhiên sẽ đa dạng hơn về mặt ngữ pháp, cấu trúc và cách sử dụng từ. Ví dụ, trong lúc trẻ đang chơi ô tô và nói “Ô tô chạy” thì trị liệu viên sẽ có nhiệm vụ mở rộng câu với đầy đủ ngữ pháp hơn thông qua lời nói của trẻ như “Ô tô đang chạy”.

+ Mở rộng ngữ nghĩa/từ vựng (extensions)

Cũng tương tự như các mở rộng ngữ pháp, trị liệu viên cũng sẽ hỗ trợ mở rộng ngữ nghĩa của câu dựa theo phản hồi của trẻ trong các hoạt động vui chơi, học tập bình thường. Ví dụ như khi trẻ chơi xe ô tô và nói “Ô tô chạy” thì trị liệu viên sẽ dựa trên câu nói đó và mở rộng thêm ngữ cảnh như “Ô tô đang chạy xe trên đường”.

Mở rộng và thu gọn (buildups and breakdowns)

Để thực hiện kỹ thuật này, trị liệu viên cần phải linh hoạt hơn trong việc sử dụng từ ngữ, biết cách mở rộng và thu gọn câu nói của trẻ thông qua các phản hồi của trẻ. Lấy ví dụ dựa trên câu nói “Ô tô chạy”, trị liệu viên sẽ phản hồi và bắt chước lại như “Xe tô ô đang chạy trên đường. Xe ô tô đang chạy. Xe ô tô chạy. Ô tô chạy. Ô tô”.

+ Thay đổi mẫu câu (recast sentences)

Trị liệu viên cần phải dựa trên lời nói, phản ứng của trẻ để có thể thay đổi hình thái của câu. Ví dụ, khi trẻ nói “Ô tô chạy”, trị liệu viên sẽ phản hồi lại bằng câu hỏi “Ô tô đang chạy sao?” hoặc “Ô tô có đang chạy không?” hoặc câu phủ định “Ô tô không chạy”.

phuong-phap-can-thiep-roi-loan-ngon-ngu
Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ lấy trẻ làm trung tâm (CC)

2. Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ CD – trị liệu viên chỉ đạo (Clinician – Directed)

Khác với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, phương pháp CD can thiệp cho trẻ rối loạn ngôn ngữ sẽ được kiểm soát và hướng dẫn bởi trị liệu viên. Trẻ nhỏ cần thực hiện theo sự chỉ dẫn của trị liệu viên trong hầu hết các hoạt động trị liệu, bao gồm cả việc sử dụng các vật dụng, đồ chơi, loại hình khen ngợi,…

Nhờ vào sự kiểm soát và quản lý bởi các trị liệu viên mà trẻ nhỏ sẽ dần loại bỏ tốt các yếu tố tác động làm xao nhãng, ảnh hưởng đến sự tập trung và giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để được phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn. Phương pháp này sẽ được ưu tiên áp dụng thành công cho các trường hợp trẻ rối loạn ngôn ngữ cần có sự lặp lại nhiều lần để điều chỉnh phát âm, mở rộng ngôn ngữ, lời nói.

Tuy nhiên, phương pháp này không được đánh giá cao về mức độ tự nhiên bởi trẻ nhỏ cần phải thực hiện theo các chỉ đạo của trị liệu viên và thường sẽ được hoạt động trong môi trường có nhiều sự kiểm soát. Cụ thể một số kỹ thuật sẽ được áp dụng như:

+ Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ Drill (học vẹt)

Trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ khi được áp dụng kỹ thuật học vẹt trong phương pháp CD thì cần phải thực hiện theo các hướng dẫn, lặp lại những lời nói, hành động, cử chỉ, phản ứng của trị liệu viên theo các bước sau:

  • Trị liệu viên sẽ đưa ra sự hướng dẫn cụ thể cho từng trẻ nhỏ để trẻ có thể dễ dàng thực hiện theo.
  • Tiếp đến, trị liệu viên có thể sử dụng hình ảnh hoặc làm mẫu các cử chỉ, lời nói để trẻ có thể quan sát, lặp lại chính xác.
  • Sau khi đưa ra hành động và lời nói chỉ đạo, trị liệu viên cần phải chờ đợi trong một khoảng thời gian để trẻ có thể phản ứng, tiếp thu và lặp lại một cách hiệu quả.

Động viên và điều chỉnh ngay lập tức để đạt được hiệu quả cao:

  • Khi trẻ có thể lặp lại đúng theo những gì đã được hướng dẫn thì trị liệu viên cũng cần củng cố bằng một số lời khen ngợi, động viên như “Con giỏi lắm”, “Con làm đúng rồi”. Đồng thời có thể đưa ra một số phần thường nhỏ xem đó như một phần thưởng giá trị.
  • Trong trường hợp trẻ chưa thể lặp lại đúng hoặc đưa ra câu trả lời không chính xác thì trị liệu viên cần phải có sự phản hồi và điều chỉnh ngay lập tức theo cách tích cực như hãy làm mẫu lại một lần nữa theo cách đơn giản, chậm rãi hơn và khuyến khích bằng câu nói “Con nói gần chính xác rồi”, “Hãy thử thêm một lần nữa”.
  • Cứ như thế, trị liệu viên sẽ tiếp tục lặp lại các hành động, lời nói và chờ đợi sự phản hồi của trẻ, củng cố, khen ngợi, sửa sai để giúp trẻ cải thiện tốt hơn.

+ Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ Drill play (Học vẹt qua trò chơi)

Cũng tương tự như kỹ thuật học vẹt nêu trên nhưng Drill play sẽ được áp dụng thông qua các trò chơi để kích thích thêm sự hào hứng, tập trung của trẻ nhỏ. Trẻ có thể được hỗ trợ tham gia nhiều nhiều hoạt động vui chơi thú vị như chơi lego, chơi câu cá, chơi vẽ tranh, chơi nấu ăn,…Tùy vào độ tuổi và sở thích của mỗi trẻ nhỏ mà các trị liệu viên sẽ cân nhắc trong việc lựa chọn trò chơi đúng với sở thích của trẻ.

Ví dụ như khi chơi chơi trò chơi câu cá. Trị liệu viên có thể dán hình ảnh những loài cá trên mô hình cá. Khi trẻ câu được con cá nào đó, trị liệu viên hãy hướng dẫn cho trẻ gọi tên và màu sắc của con cá đó và yêu cầu trẻ lặp lại. Sau khi trẻ có thể hoàn thành tốt thì hãy bắt đầu cho trẻ câu những con cá tiếp theo.

phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ trị liệu viên chỉ đạo CD
phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

3. Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ động / Hybrid Approach (HA)

Phương pháp động là một trong các phương pháp can thiệp cho trẻ rối loạn ngôn ngữ với sự kết hợp hiệu quả giữa hai phương pháp CC và CD. Bằng cách này, trị liệu viên vẫn sẽ hỗ trợ tạo ra môi trường phát triển tự nhiên với từng trẻ nhỏ nhưng lại có thể vừa nâng cao được tính cấu trúc sắp đặt cho từng buổi trị liệu khác nhau.

Với phương pháp này, trẻ sẽ được hỗ trợ thông qua 3 đặc điểm chính như:

  • Gia tăng sự tập trung vào mục tiêu can thiệp ngôn ngữ cho trẻ sau khi tiến hành lượng giá.
  • Trị liệu viên có thể kiểm soát và quản lý tốt việc lựa chọn các hoạt động, vật dụng, trò chơi trị liệu nhưng vẫn sẽ đảm bảo tốt về cơ hội phản phản hồi tức thời để đảm ứng tốt các mục tiêu can thiệp ban đầu.
  • Trị liệu viên sẽ ứng dụng hình thức thúc đẩy ngôn ngữ để giúp phản hồi lại tốt giao tiếp của trẻ và còn hỗ trợ làm mẫu, gia tăng sự tập trung vào các mục tiêu can thiệp.

Cụ thể, một số kỹ thuật chính sẽ được thực hiện trong phương pháp can thiệp này như:

+ Kích thích tập trung (Focused stimulation)

Đối với kỹ thuật này, trị liệu viên cần phải sắp xếp bối cảnh hoạt động giao tiếp cho trẻ để có thể thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phản hồi tích cực đúng theo các mục tiêu đã được đề ra trước đó. Tuy nhiên, cần phải lưu ý, dù có thực hiện mẫu và phản hồi cho trẻ thì trị liệu viên cũng không nên bắt trẻ phải lặp lại đúng hoàn toàn theo cấu trúc giống như quá trình áp dụng phương pháp CD.

+ Cấu trúc dọc  (vertical structuring)

Đây là một trong các kỹ thuật mở rộng ngôn ngữ dựa theo các mục tiêu đã được lựa chọn trước đó để gia tăng sự tập trung, chú ý ở trẻ. Khi thực hiện kỹ thuật này, trị liệu viên sẽ phản hồi lại với lời nói chưa hoàn chỉnh của trẻ nhỏ bằng những câu hỏi hoặc những mẫu câu có tính mở rộng hơn.

+ Can thiệp rối loạn ngôn ngữ trị liệu theo kịch bản (script therapy)

Kỹ thuật này được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa các hoạt động sinh hoạt thường ngày của mỗi trẻ nhỏ. Ví dụ như tắm rửa, thay quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân, vui chơi,…

Các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ cho trẻ đều mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng và độ tuổi của mỗi trẻ mà các trị liệu viên nên cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp để giúp trẻ cải thiện, phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn.

Trung tâm, trường dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ ở TpHCM

Trung tâm Nhân hòa chuyên thực hiện can thiệp dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ ở Tp HCM. Trung tâm có nhận can thiệp theo kết quả khám của các bệnh viện. Hình thức can thiệp 1-1. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, khám lượng giá và đăng ký học cho trẻ rối loạn ngôn ngữ.

CS1: Quận Gò Vấp: Số 16, đường số 18, phường 8, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh

CS3: Huyện Hóc Môn: 100/3/17 Lê Thị Hà, Tân Xuân, Hóc Môn, Tp. HCM

CS4: Q. Tân Bình: Số 58, đường Thiên Phước, phường 9, quận Tân Bình, Tp. HCM

CS5: Quận 12: A92 KDC Thới An, đường Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TPHCM

Điện thoại: 0987174279; Hotline: 02866537779

 

Mời ba mẹ tham khảo thêm:

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì? Nguyên nhân và phương pháp can thiệp 

Khám rối loạn ngôn ngữ cho trẻ ở đâu TPHCM?

Trung tâm dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ tại TPHCM

Can thiệp 1-1 là gì? Trung tâm can thiệp sớm TpHCM hiệu quả cho bé 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=language-disorders-in-children-160-238

https://www.twinkl.com.vn/blog/tre-noi-nhieu-nhung-khong-ro-co-phai-la-trieu-chung-cua-roi-loan-ngon-ngu-khong

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/khac-phuc-chung-roi-loan-ngon-ngu-o-tre-em/

https://tapchitamlyhoc.com/phuong-phap-can-thiep-roi-loan-ngon-ngu-o-tre-6354

 

 

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN