Cách xử trí với cơn giận giữ (thịnh nộ) của trẻ

Trong quá trình trưởng thành trẻ em thường có những cơn giận dữ. Đây là điều phổ biến ở rất nhiều trẻ. Có cách nào để chúng ta đối phó với những cơn giận dữ và ngăn chặn chúng xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.

Bạn đang nấu ăn và trẻ đòi bế mà bạn không thể đáp ứng hay bạn đang đi mua sắm với con trong siêu thị và con muốn mua một gói kẹo mà bạn không cho. Trẻ xuất hiện một con giận giữ rất lớn. Tại sao điều này lại xảy ra? Bạn có thể ngăn chặn cơn giận này hay không? Làm sao để ứng phó hiệu quả khi con nổi giận?

Tại sao cơn giận dữ xảy ra?

Nổi cơn thịnh nộ là biểu hiện sự tức giận do trẻ không được đáp ứng điều mình muốn, thất vọng về những hạn chế hoặc không được làm theo ý riêng của mình. Con không hiểu điều cha mẹ giải thích hay tại sao lại như vậy. Sự thất vọng hay tức giận này bùng phát – dẫn đến cơn giận dữ.

Nếu trẻ đói, mệt mỏi, buồn ngủ hay trong giai đoạn chuyển đổi giai đoạn, khả năng tự điều chỉnh/ sức chịu đựng của trẻ có thể sẽ thấp hơn – và dễ nổi cáu và bực bội hơn.

Khi nào thì cơn giận giữ xảy ra?

Như đã nói ở trên, trẻ có thể bực bội và nổi cơn thịnh nộ khi không được như ý hoặc đáp ứng hay thực hiện một việc trẻ rất muốn. Điều này có nghĩa là việc này có thể xảy ra bất ngờ, ngoài dự tính và mong muốn của trẻ cũng như của cha mẹ. Trẻ không kế hoạch làm cha mẹ thất vọng hoặc xấu hổ, điều trẻ muốn là đạt được ý muốn của mình. 

Với hầu hết trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cơn giận dữ thường là cách trẻ thể hiện sự thất vọng của bản thân. Khi trẻ lớn hơn, nổi cơn thịnh nộ có thể là một hành vi có thể học được. Nếu bạn thưởng cho những cơn giận dữ bằng thứ gì đó mà con bạn muốn – hoặc bạn cho phép con bạn thoát khỏi mọi thứ bằng cách nổi cơn thịnh nộ – cơn giận dữ có thể sẽ tiếp tục.

Có thể ngăn chặn cơn giận dữ không?

Có thể không có cách hiệu quả nhất để ngăn chặn cơn giận dữ, nhưng bạn có thể làm rất nhiều cách để phát triển những hành vi tích cưc của trẻ ngay khi bé còn rất nhỏ.  

  • Sự thống nhất. Cha mẹ và những người thân trong gia đình cần có một sự thống nhất chung về những hành vi trẻ được phép thực hiện hoặc không, những thứ trẻ có thể được đáp ứng và không đáp ứng. Việc thống nhất ngay từ đầu sẽ dễ cho trẻ tuân theo thay vì mỗi người một ý khiến cho việc không được theo ý kiến có lợi cho trẻ trở nên khó chịu hơn.
  • Tuân thủ theo lịch trình. Thiết lập một thói quen hàng ngày để con bạn biết những gì sẽ xảy ra. Hãy tuân thủ các thói quen càng nhiều càng tốt, bao gồm cả thời gian ngủ trưa và giờ đi ngủ. Tính khí của trẻ có thể trở nên khó chịu nếu trẻ không có đủ thời gian nghỉ ngơi hoặc yên tĩnh.
  • Sự bận rộn. Cha mẹ nên lên một số kế hoạch nhỏ cho trẻ thực hiện để tránh trẻ có cơ hội tập trung vào những thứ/ việc mình không mong muốn. Ví dụ: Mang theo một quyển sách thú vị để đọc cùng trẻ khi chờ ở sân bay, giao cho trẻ chọn mua xúc xích khi đi siêu thị.Mang cho trẻ một gói kẹo/bánh nhỏ để con ăn khi đi tàu xe…
  • Cho trẻ cơ hội chọn lựa. Để mang lại cho trẻ cảm giác được kiểm soát và chịu trách nhiệm với ý kiến của mình, cha mẹ nên tạo cơ hội cho con đưa ra lựa chọn. “Con muốn vẽ con cua hay con cá?”, “Con muốn hai mẹ con mình lên lầu tưới cây trước rồi xuống làm bánh hay làm bánh xong rồi đi tưới cây?”
  • Khen ngợi hành vi tích cực. Thường thì chúng ta hay bị chú ý và ảnh hưởng nhiều bởi những hành vi không phù hợp của trẻ và cho những hành vi trẻ đang làm tốt là một chuyện bình thường phải như vậy. Điều này khiến chúng ta chú ý thậm chí vô tình củng cố những hành vi không phù hợp đó. Thường xuyên quan tâm tới những hành vi tốt của con, ôm hôn, khen ngợi và cảm ơn con để trẻ biết những việc đó được cha mẹ mong đợi và tiếp tục phát huy.  
  • Nói rõ điều trẻ cần làm: Việc này giúp cho trẻ biết mình cần phải làm gì và không chú tâm tới việc bé đang quan tâm kia. Ví dụ: “Dừng lại đi con” thay vì “Không được chạy nữa” hay “Để đồ chơi nhẹ nhàng” thay vì “Không ném đồ như vậy”
  • Sắp đặt môi trường phù hợp. Cha mẹ cần chú ý và ghi nhớ hành vi, mong muốn của con mình. Nếu biết con sẽ đòi đồ chơi hoặc đồ ăn vặt khi khi gia đình đi siêu thị, hãy lên kế hoạch để tránh những khu vực này. Nếu con chờ đợi kém hay đang trong giai đoạn tập đi cha mẹ cần chọn nhứng nợi rộng rãi, có khu vực vui chơi và cung cấp dịch vụ nhanh để trẻ giữ được sự vui vẻ trong thời gian phù hợp.
  • Kiểm soát việc đáp ứng mong muốn của trẻ: Ngay cả khi cha mẹ là người có điều kiện thì cũng không nên đáp ứng mong muốn của con về đồ chơi/ vật chất một cách quá dễ dàng. Việc nhanh chóng có một món đồ chơi cao cấp ngay khi muốn sẽ khiến cho trẻ có xu hướng tiếp tực muốn nhiều thứ hơn ở những tình huống cha mẹ không mong đợi.

Nếu cơn giận của trẻ đã xảy ra thì phải làm sao?

Điều đầu tiên và hiệu qủa nhất để đối phó với cơn giận dữ là GIỮ BÌNH TĨNH. Sẽ thật là không phù hợp khi cha mẹ nổi nóng là yêu cầu con phải bình tĩnh. Trẻ thường bắt chước rất nhanh, cha mẹ cần làm một tấm gương tốt soi rọi cho con để trẻ học theo. Việc nổi nóng và la hét sẽ chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Yêu thương vô điều kiện: Nhiều cha mẹ hay nói “Không ngoan mẹ không thương” để con cư xử đúng mực hơn. Tuy nhiên, ngoài việc khiến trẻ tổn thương thì câu này hoàn toàn không có tác dụng nào hết. Sự thật là cha mẹ rất yêu thương con, việc tức giận khi con cư xử không phù hợp chỉ là cảm xúc tức thời. Hãy để cho trẻ biết điều đó. Việc ôm con vào lòng và vỗ về đến khi con bình tĩnh và giải thích quy định của cha mẹ sẽ hữu ích hơn nhiều.

Chuyển chú ý qua một việc khác: Đánh lạc hướng trẻ qua một chuyện khác cũng là cách mang lại hiệu quả tốt. Cha mẹ có thể cân nhắc các ý tưởng như giúp trẻ thực hiện một việc khác mà trẻ cũng thích, đọc một quyển sách hay, làm khuôn mặt hài hước…

SỰ THẤU CẢM: đọc thêm bài Sự thấu cảm trên trang web của Trung tâm Nhân Hòa.

Sẽ như thế nào nếu trẻ phá phách hoặc có hành vi ngây nguy hiểm?

Nếu cơn giận dữ tăng lên, hãy loại bỏ con bạn khỏi tình huống đó và thực hiện thời gian chờ:

  • Cho con thời gian để bình tĩnh – thời gian tách biệt. Cho trẻ ngồi ở một góc an toàn và không có bất cứ đồ chơi/ đồ dung nào như trên ghế trong phòng khách, trên sàn ở hành lang hay góc phòng và chờ trẻ bình tĩnh lại. Đây không phải là hình phạt mà là thời gian để con trải nghiệm và ổn định cảm xúc của chính mình. Hãy chọn thời gian phù hợp với tuổi của con như 1 phút, 2 phút hoặc hơn.

Nếu con khóc la thì thời gian tách biệt đơn giản là khi con nín thì cha mẹ đáp ứng và cần chú ý để nói chuyện/ đáp ứng với con ngay cả khi con nín để lấy hơi.

  • Hãy kiên định. Nếu trẻ bỏ ra ngoài trước khi hết thời gian tách biệt, hãy đưa con trở lại vị trí đã định. Đừng trả lời hay nói chuyện với con trong thời gian này.
  • Kết thúc thời gian tách biệt. Khi trẻ đã bình tĩnh lại, hãy thảo luận ngắn gọn về lý do hết thời gian tách biệt và tại sao hành vi của con không phù hợp. Sau đó nhanh chóng quay trở lại các hoạt động thường ngày của con và bạn.

Lưu ý: Không sử dụng thời gian tách biệt quá nhiều để tránh việc trẻ quen và mất đi tác dụng.

Khi nào cần trợ giúp từ nhà chuyên môn?

Những cơn giận dữ của trẻ sẽ giảm dần theo thời gian khi con lớn lên, hiểu tốt việc cha mẹ giải thích và khả năng tự kiểm soát của con được cải thiện. Hầu hết trẻ em bắt đầu ít nổi cáu hơn vào lúc 3 tuổi rưỡi. Nếu tiếp tục có hành vi tự gây hại cho bản thân hoặc người khác hoặc đồ dung hoặc cơn giận dữ thường nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn sau 4 tuổi, hãy cho con thăm khám với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên viên tâm lý để xem xét các vấn đề về thể chất hoặc tâm lý có thể góp phần gây ra cơn giận dữ của con.

Tài liệu tham khảo: Isabelle Fillozat, Mè nheo dễ xử thôi!, nhà xuất bản thế giới, 2018. CV Tâm lý- Âm ngữ trị liệu Nguyễn Thị Thu

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN