Dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ và cách dạy trẻ hiệu quả

Rối loạn ngôn ngữ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin của trẻ. Trẻ rối loạn ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và/hoặc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ chi tiết hơn về dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ và cách dạy trẻ để cải thiện tình trạng trên. Cùng bắt đầu nhé!

Trẻ rối loạn ngôn ngữ là như thế nào?

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ (Developmental language disorder – DLD) là một chứng rối loạn giao tiếp gây cản trở việc học, hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, nghe, đọc và viết ở trẻ. Tình trạng này khiến trẻ trẻ gặp khó khăn trong việc hình thành các đoạn hội thoại, diễn đạt ý tứ, thể hiện cảm xúc, hoặc giao tiếp với người khác.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được chia thành 2 loại chính:

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
Trẻ rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn tả mong muốn/cảm xúc bằng lời nói.

Dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ thường gặp

Các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở trẻ:

  • Nói câu bị thiếu từ
  • Thường xuyên mắc lỗi ngữ pháp, đảo lộn từ trong câu
  • Khó khăn ghép từ lại thành câu
  • Trẻ gặp khó khăn khi học từ mới
  • Ấp úng khi xây dựng cuộc trò chuyện
  • Vốn từ vựng ít hơn so mốc phát triển ngôn ngữ
  • Thường bị lộn khi sử dụng các trạng ngữ chỉ thời gian

Chi tiết hơn đối với 2 loại rối loạn ngôn ngữ diễn đạt và rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận, dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ cũng khác nhau.

Dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận

Dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận là tình trạng trẻ khó khăn hoặc không hiểu lời nói của người khác, ngay cả với cấu trúc câu cực kỳ đơn giản. Chẳng hạn như:

  • Trẻ không hiểu khi người khác nói “xin chào” hoặc “bai bai”.
  • Trẻ không hiểu các câu hiệu lệnh đơn giản như: “con ngồi xuống”, “đi chơi thôi”,…
  • Trẻ không nhớ được thông tin cuộc hội thoại, mặc dù chúng vừa chỉ mới kết thúc.
Dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu khiến trẻ khó hiểu lời nói của người khác, ngay cả khi đó chỉ là một câu đơn giản.

Dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ diễn đạt

Dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ diễn đạt là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi biểu đạt mong muốn, yêu cầu hoặc cảm xúc của mình bằng lời nói, chẳng hạn như:

  • Khó khăn trong diễn tả mong muốn: Trẻ muốn ăn táo nhưng không nói được, thay vào đó là sử dụng chỉ và nhìn vào mắt mẹ để yêu cầu.
  • Khó khăn trong diễn tả cảm xúc bằng lời: Trẻ yêu mẹ nhưng không thể nói “Con yêu mẹ” được.
  • Vốn từ vựng yếu: Không nhớ tên đồ vật, sự vật/sự việc. Thay vào đó, trẻ thường dùng từ “cái này”, “cái ấy”, “cái kia” khi nhắc về đồ vật, sự vật/sự việc đó. 
  • Nói câu vô nghĩa: Trẻ thường nói nhảm do vốn từ vựng yếu và nhớ lộn xộn ý nghĩa của từ vựng.
Dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
Dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ diễn đạt là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi biểu đạt mong muốn

Hậu quả của rối loạn ngôn ngữ đến sự phát triển của trẻ

Rối loạn ngôn ngữ kéo dài mà không có phương pháp khắc phục rất dễ kéo theo những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sự phát triển và mối quan hệ xung quanh trẻ:

  • Khó khăn khi bày tỏ ý kiến, cảm xúc: Khó khăn việc nói có thể khiến trẻ kéo theo những khó khăn khi bày tỏ ý kiến và cảm xúc với người đối diện. Điều này rất dễ khiến người khác khó hiểu hoặc hiểu lầm, rất dễ tạo những mâu thuẫn không đáng có.
  • Áp lực tâm lý: Trẻ không thể hiểu người khác nói gì và không thể bày tỏ cảm xúc bằng lời nói dễ  khiến trẻ bị tích tụ sự ức chế, gây áp lực tâm lý nặng nề. Bên cạnh đó, trẻ rối loạn ngôn ngữ khi đi lớp không thể kết nối với bạn bè, dẫn đến bị cô lập, trêu chọc.
  • Thụ động, thiếu tự tin: Trẻ rối loạn ngôn ngữ sẽ thường e ngại nói vì sợ mọi người chê cười, chỉ trích. Điều này khiến trẻ dần mất đi sự tự tin, trở nên thụ động hơn.
  • Ảnh hưởng học tập: Rối loạn ngôn ngữ khiến trẻ khó khăn khi hiểu lời thầy cô giáo giảng trên lớp, từ đó kéo theo thành tích học tập kém, bị bỏ lại so với các bạn đồng trang lứa.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?

Rối loạn phát triển ngôn ngữ là một chứng rối loạn phát triển, có nghĩa là các dấu hiệu của nó xuất hiện lần đầu tiên ở thời thơ ấu. Điều này không có nghĩa là khi trẻ lớn lên sẽ thoát khỏi vấn đề. Thay vào đó, tình trạng này biểu hiện rõ ràng ở thời thơ ấu và có thể sẽ tiếp tục, nhưng sẽ thay đổi khi chúng lớn lên.

Ví dụ, một trẻ nhỏ mắc rối loạn ngôn ngữ có thể sử dụng các câu không đúng ngữ pháp trong cuộc trò chuyện, trong khi một thanh niên mắc DLD có thể tránh các câu phức tạp trong các cuộc trò chuyện và gặp khó khăn trong việc tạo ra bài viết rõ ràng, ngắn gọn, có tổ chức tốt và chính xác về mặt ngữ pháp.

Khi phát hiện các dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ cha mẹ hãy cho trẻ đi khám rối loạn ngôn ngữ để có những biện pháp điều trị kịp thời. Can thiệp sớm trong những năm mẫu giáo có thể cải thiện kỹ năng của nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, bao gồm cả những trẻ mắc DLD. Trẻ em vào mẫu giáo bị chậm phát triển ngôn ngữ đáng kể có thể sẽ tiếp tục gặp vấn đề, nhưng chúng và thậm chí cả trẻ lớn hơn vẫn có thể được hưởng lợi từ việc điều trị can thiệp.

rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không
Điều trị và can thiệp sớm trong những năm mẫu giáo có thể cải thiện kỹ năng của nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ hiệu quả

Cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ tại nhà

Để giúp trẻ khắc phục tình trạng rối loạn ngôn ngữ tại nhà, bố mẹ cần tạo ra một môi trường khuyến khích sự tương tác ngôn ngữ tích cực với trẻ. Việc thường xuyên nói chuyện, giao tiếp và đọc sách cho trẻ không chỉ giúp mở rộng vốn từ vựng mà còn kích thích sự tương tác của trẻ với những người xung quanh. Bố mẹ nên sử dụng những từ và câu đơn giản, rõ ràng, phù hợp với độ tuổi của trẻ nhằm tạo điều kiện để trẻ hiểu và xử lý thông tin tốt hơn.

Đặc biệt, các bố mẹ nên khuyến khích trẻ bằng cách khen ngợi và cổ vũ mỗi khi bé nói được từ mới hay biểu lộ một ý kiến nào đó. Việc này sẽ tạo động lực tích cực, thúc đẩy sự tự tin trong việc nói của trẻ. Trong quá trình này, kiên nhẫn là chìa khóa quan trọng: Bạn không nên trách móc trẻ mỗi khi con phạm lỗi trong việc nói hoặc phát âm sai. Thay vào đó, tạo cơ hội cho trẻ thực hành và sửa sai một cách nhẹ nhàng.

Bố mẹ có thể cải thiện tình trạng giao tiếp của trẻ rối loạn ngôn ngữ tại nhà bằng cách tạo nhiều cơ hội hơn để con được nói. Tuy nhiên, quá trình này cần sự kiên trì người lớn.

Cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ hiệu quả

Khi trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở can thiệp sớm uy tín như Trung tâm Nhân Hoà tại TP. HCM để con có môi trường kích thích ngôn ngữ tốt hơn. Tại đây, các chuyên gia sẽ test trẻ rối loạn ngôn ngữ kỹ lưỡng trong vòng 1 giừ để đánh giá chi tiết nguyên nhân và phương pháp can thiệp phù hợp.

Trong quá trình can thiệp, trẻ sẽ được tham gia lớp học với mô hình 1 cô : 1 trò, chú trọng vào các phương pháp dạy can thiệp trẻ rối loạn ngôn ngữ như:

Phương pháp tự nhiên nhất:
  • Lấy trẻ làm trung tâm (Child-centered)
  • Phương pháp động/kết hợp (Hybrid approach)
Phương pháp không tự nhiên nhất
  • Trị liệu viên chỉ đạo (Clinician – directed)
Can thiệp sớm dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ
Trẻ rối loạn ngôn ngữ sẽ có thể được cải thiện khả năng nói/hiểu tốt nhất nếu được áp dụng phương pháp can thiệp sớm.

Thông tin Trung tâm Nhân Hòa dạy can thiệp trẻ rối loạn ngôn ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh:

Phòng tránh dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Để phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, các bậc cha mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử: Nghiên cứu chỉ ra rằng, từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn quan trọng trong việc xây dựng khả năng ngôn ngữ ở trẻ em. Do đó, bậc phụ huynh và người thân cần hạn chế việc trẻ tiếp xúc với tivi, máy tính, điện thoại, và máy chơi game,… bởi đây là những tác nhân khiến trẻ thụ động hơn, ít giao tiếp với người xung quanh và có thể dẫn đến các dấu hiệu nhại lời, nói từ không có nghĩa, rối loạn ngôn ngữ. 
  • Tăng cường tương tác trực tiếp: Bố mẹ nên tăng cường tương tác trực tiếp với trẻ bằng cách hướng dẫn bé được làm quen với đồ vật, hành động và cử chỉ qua các trò chơi và bài học. Điều này sẽ tạo tiền đề cho trẻ hình thành kỹ năng ngôn ngữ cơ bản như nghe, nói và sử dụng từ ngữ đúng.
  • Tạo môi trường khuyến khích tích cực: Cha mẹ và người thân trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích trẻ nói, hát, và tham gia các hoạt động hấp dẫn. Tuy nhiên, việc này nên chỉ dừng lại ở mức “tạo điều kiện” và “khuyến khích. Bố mẹ tuyệt đối không được gây áp lực, chỉ trích hoặc đặt mục tiêu cứng nhắc (chẳng hạn như bắt con học được 5, 6, 7,… từ mới mỗi ngày) bởi điều này có thể gây tâm lý, khiến trẻ sợ không dám nói nữa.

Kết luận

Trên đây là A-Z những dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ và cách dạy trẻ cha mẹ cần biết. Hy vọng rằng, phụ huynh sẽ nhận biết được các dấu hiệu bé nhà bạn có bị rối loạn ngôn ngữ hay không và có biện pháp xử trí nếu cần thiết. Trung tâm Nhân Hòa là địa chỉ uy tín test, khám và dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ ở TpHCM. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn và đăng ký học cho bé.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN