Phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ

Kỹ năng vận động tinh là gì? Phát triển kỹ năng vận động tinh như thế nào?

1, Kỹ năng vận động tinh là gì?

Vận động tinh là những kỹ năng liên quan đến điều khiển bàn tay và các ngón tay như: cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết và các động tác phức tạp như thiêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh, cầm bút, viết chữ, cầm kéo, cầm muỗng… kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi, tập luyện của trẻ để sử dụng đồ chơi phù hợp để phát triển kỹ năng.

Là những kỹ năng liên quan đến khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay như: cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối và các động tác phức tạp hơn như thêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh, cầm bút, viết chữ, cắt kéo, cầm muỗng…Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi – tập luyện của trẻ để cha mẹ lựa chọn đồ chơi phù hợp giúp phát triển các kỹ năng vận động thô/tinh.

Kỹ năng vận động tinh
Kỹ năng vận động tinh ở trẻ

2, Tác dụng của phát triển kỹ năng vận động tinh

“Bàn tay của con người, rất tinh tế và phức tạp, không chỉ khiến tinh thần tỏa ra ngoài mà còn cho phép toàn bộ con người tham gia vào các mối quan hệ đặc biệt với môi trường. Chúng ta thậm chí có thể nói rằng con người chiếm giữ môi trường của mình bằng bàn tay”.

Phát triển vận động tinh chủ yếu là các cơ bắp nhỏ của bàn tay và ngón tay. Các hoạt động mà bạn sẽ tìm hiểu về vận động tinh giúp trẻ dần dần cải tiến và phát triển việc kiểm soát và phối hợp của các vận động của bàn tay. Khi những kỹ năng này phát triển, trẻ sẽ có thể tự làm được nhiều hơn những việc cho chính mình, mà đỉnh cao là tập viết cho trẻ.

kỹ năng vận động tinh
phát triển kỹ năng vận động tinh giúp trẻ tập viết tốt hơn

3, Các mốc phát triển vận động tinh ở trẻ

Kỹ NăngĐộ Tuổi
Mở nắm tay3 tháng
Đưa đồ vật vào đường giữa cơ thể4 tháng
Chuyển đổi ( từ tay này sang tay kia)5 tháng
Với và nắm một bên6 tháng
Ăn bốc bằng tay9 tháng
Biết sử dụng ly mà không cần trợ giúp9 tháng
Cầm đồ vật bằng hai ngón trỏ và cái10-11 tháng
Biết sử dụng muỗng12 tháng
Biết buông đồ vật tự ý12 tháng
Có biểu hiện thuận tay

24 tháng

 

 

Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ em không chỉ cần thời gian để chơi một mình và chơi với các trẻ khác không có sự can thiệp của người lớn; trẻ còn rất cần thời gian chơi với bố mẹ. Bé rất mong được chơi với bố mẹ vì điều này tạo nên cảm xúc rất đặc biệt cho bé. Vì vậy mà các bậc cha me được khuyến khích tìm thời gian để dành chơi với trẻ một cách thường xuyên để giúp con phát triển kỹ năng vận động tinh

4, Sự phát triển vận động tinh của trẻ từ 1 – 6 tuổi

Giai đoạn từ 1- 2 tuổi

  • Bé bỏ đồng xu vào ống tiền và lật trang sách nhưng bỏ qua nhiều trang.
  • Mỗi bàn tay của bé dùng vào những hoạt động khác nhau : một để giữ thăng bằng, và một dùng để điều khiển.
  • Bé xây tháp với 2-3 hình khối (15 tháng), 3-4 hình khối (18 tháng) và vẽ những đường kẻ trên giấy với chì sáp.

Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

  • Bé hoàn thành trò chơi với đồ chơi xếp hình, bắt chước xếp xe lửa và xây tháp với 6-7 hình khối (2 tuổi), 9-10 hình khối (3 tuổi).
  • Bé cầm bút chì màu bằng ngón tay bắt chước nguệch ngoạc đường tròn, vạch trên giấy các đường vạch một cách chủ động và vẽ đường thẳng ngang.
  • Bé nắm hai cánh cửa.Bé luồn các hạt gỗ lớn có lỗ vào một sợi dây, mở kéo bằng hai tay và cắt đường thẳng với kéo.
  • Bé lật sách từng trang một, chỉ vào những đặc điểm nhỏ trong sách hình và tự xem sách một mình.

Giai đoạn từ 3 – 4 tuổi

  • Gấp giấy thành một nửa (có thể không khéo léo)
  • Phân loại đồ vật theo nhóm
  • Xây dựng một cái tháp 9 khối, 10 khối
  • ẽ bức tranh dễ nhận ra phần nào đó và có ý nghĩa với học sinh, nhưng có thể không có ý nghĩa với người lớn( bức tranh mang tính chất trẻ con)
  • cầm kéo và cắt mảnh giấy 12,5cm thành hai phần

Giai đoạn từ 4-5 tuổi

  • vò giấy với các ngón tay
  • Vẽ, gọi tên, mô tả một bức tranh có thể ghi nhận được
  • Cắt một hình tròn 12,5cm không lệch trong phạm vi 6mm

Giai đoạn 5-6 tuổi

  • Gấp giấy theo đường chéo và vò giấy
  • Cầm bút chì chính xác (the cách cầm của người lớn giữa ngón cái và các ngón còn lại)
  • Sao chép lại các hình: hình chữ nhật, hình tam giác.
  • Vẽ người có cổ, hai bàn tay và miệng.

Mỗi một giai đoạn trẻ sẽ thể hiện những kỹ năng vận động khác nhau. Cha mẹ cần đánh giá để biết hướng cải thiện và hướng dẫn cho con. Tuy nhiên, sẽ có những trẻ không thể bắt kịp vì những vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Điều quan trọng là trẻ nhận được càng nhiều sự chăm sóc và can thiệp sớm càng tốt

                                                                        Đào Thị Hiền- giáo viên

 

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN