Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì? Nguyên nhân và biểu hiện

Trẻ chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh hoạt và học tập. Hãy cùng tìm hiều về nguyên nhân, các biểu hiện và mức độ chậm phát triển của trẻ để hỗ trợ kịp thời.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là những trẻ có biểu hiện chậm chạp, tụt hậu trên một số lĩnh vực thuộc các chức năng trí tuệ trong tiến trình phát triển của trẻ. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ còn được ngành y, truyền thông đại chúng sử dụng qua các từ như thiểu năng trí tuệ, rối loạn phát triển trí tuệ.

trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển biểu hiện chậm chạp, tụt hậu trên một số lĩnh vực

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ xuất phát từ các yếu tố bẩm sinh và một phần từ những tác động về tâm lý, xã hội trong môi trường phát triển. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 30-40% không tìm rõ nguyên nhân. Các nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển có thể liên quan đến các yếu tố dưới đây:

Yếu tố bẩm sinh

Một số nghiên cứu cho thấy sự kế thừa của các gene lặn làm cho cơ thể thai nhi có những rối loạn về hệ thống chuyển hóa. Đây là nguyên nhân khiến trẻ sinh ra đã bị các bệnh như động kinh, chậm phát triển, Down.

Yếu tố thai nhi trong giai đoạn đầu

Tình trạng bị nhiễm trùng, siêu vi hay sử dụng chất nghiện, rượu cồn nhiều của người mẹ đang mai thai nhất là giai đoạn dưới 8 tuần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bất thường của tế bào não của thai nhi.

Yếu tố thai nhi trong giai đoạn sau và lúc sinh nở

Các trường hợp như thai nhi thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân, sinh non, lúc sinh bị chấn thương hay ngộp thở rất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Sức khỏe thể chất thời thơ ấu

Trẻ em trong quá trình phát triển đã bị nhiễm chất chì (lead poisoning) bị chấn thương não hay bị nhiễm siêu vi,… Một số trẻ có liên quan đến chậm phát triển thể chất như sức khỏe yếu, khó ăn, nhẹ cân, suy dịnh dưỡng.

Môi trường sống và các rối loạn phát triển khác

Một số trẻ chậm phát triển là do mắc phải các chứng rối loạn phát triển thần kinh khác. Ngoài ra, môi trường và văn hóa nơi trẻ sống có những tác động tiêu cực ảnh là nguyên nhân ảnh hưởng đến chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Biểu hiện trẻ rối loạn phát triển trí tuệ thường thể hiện tình trạng tụt hậu, yếu kém về các chức năng trí tuệ bao gồm các mặt suy nghĩ trừu tượng, tư duy, khả năng lên kế hoạch và thực hiện, khả năng học tập, làm việc.

Về mặt sức khỏe, hành vi trẻ có biểu hiện vụng về, thường tự làm bản thân bị tổn thương và dễ bị bắt nạt.

Ví dụ biểu hiện trẻ thường kèm theo chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói so với các mốc phát triển bình thường, vụng về trong hành vi, các kỹ năng sinh hoạt và tự chăm sóc bản thân kém. Trẻ có chỉ số IQ thấp hơn 70 tùy thuộc vào mức độ chậm phát triển.

Trẻ thường yếu kém về các chức năng trí tuệ bao gồm các mặt suy nghĩ trừu tượng, tư duy

Các mức độ trẻ chậm phát triển trí tuệ

Mức độ trẻ chậm phát triển trí tuệ được xác định thông qua các chức năng thích ứng và tham khảo thêm điểm số IQ của trẻ. Các mức độ chậm phát triển trí tuệ được phân ra: nhẹ, vừa, nặng và trầm trọng để xác định các mức độ hỗ trợ cần thiết.

Mức độ nhẹ

Đối với trẻ mẫu giáo, có thể không có sự khác biệt rõ ràng. Đối với trẻ em ở độ tuổi đi học, gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng liên quan đến đọc, viết, số học, thời gian hoặc tiền bạc. Trẻ cần sự hỗ trợ nhất định trong một hoặc nhiều lĩnh vực để đáp ứng mong đợi liên quan đến độ tuổi. Chỉ số thông minh IQ của trẻ từ 50-70

Mức độ vừa

Trong suốt quá trình phát triển, kỹ năng nhận thức của trẻ tụt hậu rõ rệt so với các bạn cùng trang lứa. Đối với trẻ mẫu giáo, ngôn ngữ và các kỹ năng tiền học đường phát triển chậm. Đối với trẻ em ở độ tuổi đi học, sự tiến bộ về đọc, viết, toán, hiểu biết về thời gian và tiền bạc diễn ra chậm chạp trong suốt các năm học và bị hạn chế rõ rệt so với các bạn cùng trang lứa. Chỉ số IQ của trẻ từ 40-55.

Mức độ nặng

Việc đạt được các kỹ năng khái niệm còn hạn chế. Nói chung, cá nhân có ít hiểu biết về ngôn ngữ viết hoặc các khái niệm liên quan đến con số, số lượng, thời gian và tiền bạc. Người chăm sóc cần cung cấp sự hỗ trợ toàn diện để giải quyết vấn đề trong suốt cuộc đời. Trẻ chậm phát triển trí tuệ nặng có chỉ số IQ của trẻ từ 25-40.

Mức độ trầm trọng

Cá nhân có hiểu biết rất hạn chế về giao tiếp biểu tượng trong lời nói hoặc cử chỉ. Trẻ có thể hiểu được một số hướng dẫn hoặc cử chỉ đơn giản. Cá nhân thể hiện mong muốn và cảm xúc của mình phần lớn thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ, phi biểu tượng. Suy giảm cảm giác và thể chất xảy ra đồng thời có thể cản trở nhiều hoạt động xã hội. Chỉ số IQ của trẻ từ dưới 25.

Trẻ chậm phát triển ở mức độ nào cũng cần sự hỗ trợ nhất định

Trẻ chậm phát triển trí tuệ khám ở đâu?

Trẻ trẻ rối loạn phát triển trí tuệ thường được khám ở các bệnh viện nhi, bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa liên quan đến tâm lý, tâm thần trẻ em. Phụ huynh ở TpHCM có thể cho trẻ đến khám ở các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng Thành Phố, Phòng khám đa khoa CMI,…

Trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nào, nặng hay nhẹ cũng đều cần sự hỗ trợ để trẻ tiến bộ, chuẩn bị cho tương lai và nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ. Trung tâm Nhân Hòa chuyên can thiệp sớm, phát triển các kỹ năng cho trẻ. Trung tâm có can thiệp sớm cho trẻ theo kết quả khám các bệnh viện. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trẻ tiến bộ tốt.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN