Tìm hiểu bệnh tự kỷ là như thế nào ở thiếu niên trưởng thành và trẻ nhỏ

Bệnh tự kỷ ngày nay không chỉ là mối lo ngại ở trẻ em mà còn cả những thanh thiếu niên và người trường thanh. Cần có những hiểu biết về dấu hiệu bệnh tự kỷ để có phương pháp điều trị bệnh tự kỷ đạt hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên và ở người trưởng thành trong bài viết này.

Tự kỷ là bệnh gì?

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc thế nào là bệnh tự kỷ thì chúng tôi xin được giải đáp tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng giao tiếp và hành vi, tương tác xã hội. Những người mắc chứng tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, học tập và kết nối với xã hội.

Bệnh tự kỷ ở trẻ thường sẽ được chẩn đoán khi trẻ lên 2 – 3 tuổi với những khiếm khuyết về kỹ năng cơ bản của trẻ như tương tác với những người xung quanh, giảm sút kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và có những hành vi bất thường.

Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên và người lớn được hiểu là chứng rối loạn về hệ thần kinh làm ảnh hưởng đến các hoạt động của não bộ. Điều này khiến người bệnh bị hạn chế về thế giới quan, có những khó khăn trong giao tiếp, kiểm soát hành động và suy nghĩ.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì
Tự kỷ một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng giao tiếp và hành vi, tương tác xã hội

Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên

Một số dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên theo kết quả quan sát và được ghi nhận như sau:

Giao tiếp bằng lời nói

Một đứa trẻ lớn hoặc thiếu niên có những biểu hiện của chứng tự kỷ như sau:

  • Gặp khó khăn trong những cuộc trò chuyện
  • Chỉ quan tâm đến những chủ đề mà trẻ ưa thích và không để ý đến những chủ đề khác
  • Có giọng điệu khác thường và sử dụng lời nói một cách khác thường
  • Sử dụng từ ngữ trang trọng trong giao tiếp

 Giao tiếp phi ngôn ngữ

Một số biểu hiện trong giao tiếp phi ngôn ngữ của người bệnh tự kỷ như:

  • Không hiểu được cảm xúc của người khác dựa trên giọng nói
  • Sử dụng giao tiếp bằng mắt một cách bất thường hoặc né tránh ánh mắt khi giao tiếp

Hành vi sở thích lặp lại

  • Tạo ra tiếng động lặp đi lặp lại
  • Dễ bị buồn vì những thay đổi xung quanh dù là nhỏ nhất
  • Có sở thích và nỗi ám ảnh khác thường

Một số biểu hiện khác

  • Thích ở một mình, chơi một mình
  • Không thích đi chơi hoặc kết thêm bạn mới
  • Gặp khó khăn trong điều chỉnh hành vi trong các tình huống xã hội
  • Nhạy cảm với âm thanh và mùi vị
tự kỷ ở thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên bị tự kỷ thường ở 1 mình và gặp khó khăn trong điều chỉnh hành vi trong các tình huống xã hội

Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người trưởng thành

Tùy vào mức độ bệnh tự kỷ của người trưởng thành sẽ có những biểu hiện của bệnh không giống nhau. Mặc dù vậy, những người tự kỷ ở độ tuổi trưởng thành có một số dấu hiệu chung dưới đây:

Đối với những quan hệ xung quanh

  • Người tự kỷ gặp vấn đề trong kỹ năng giao tiếp xã hội như nét mặt thiếu biểu cảm và tư thế cơ thể không tự nhiên.
  • Người tự kỷ không thể thiết lập tình bạn hoặc hòa đồng với những người xung quanh.
  • Họ không quan tâm hoặc chia sẻ thành tựu đạt được với người khác.
  • Người tự kỷ gặp khó khăn trong việc đồng cảm với những người xung quanh họ.

Đối với công việc và giao tiếp

  • Người tự kỷ thường tiếp thu chậm, học tập kém và ít nói chuyện.
  • Họ gặp khó khăn khi phải bắt đầu một câu chuyện với người khác và không thể duy trì được cuộc hội thoại được lâu sau khi đã bắt đầu nói chuyện.
  • Người tự kỷ thường có những hành động rập khuôn máy móc.
  • Họ không hiểu được hết ý nghĩa của những câu nói của người khác.

Hành vi của người tự kỷ

  • Người mắc chứng tự kỷ chỉ tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó của món đồ ví dụ chú ý vào bánh xe thay vì tổng thể cả chiếc xe
  • Họ tỏ ra rất quan tâm cho vấn đề họ yêu thích.

Điều trị bệnh tự kỷ như thế nào?

Với bệnh tự kỷ ở trẻ em khi được phát hiện sớm thì có thể có những biện pháp chữa trị đạt hiệu quả cao hơn bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Một số người có thể thắc mắc khám bệnh tự kỷ cho trẻ ở đâu để phát hiện bệnh sớm. Câu trả lời chắc chắn rằng cần cho trẻ đến những bệnh viện nhi, phòng khám thần kinh và các trung tâm giáo dục dành cho trẻ em tự kỷ và được các bác sĩ, nhà chuyên môn chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Với rối loạn phổ tự kỷ ở thiếu niên và người trưởng thành cần có những liệu pháp tâm lý và sự động viên quan tâm từ những người thân trong gia đình người bệnh. Gia đình chính là nơi có thể giúp người bệnh cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và có động lực để tiến bộ hơn mỗi ngày.

Hiện nay, can thiệp sớm là phương pháp hỗ trợ tốt cho trẻ tự kỷ phát triển tiến bộ. Can thiệp sớm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy cũng như kiểm soát các hành vi tốt hơn. Sự can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ tiến bộ và hòa nhập cộng đồng tốt hơn ở độ tuổi thanh thiếu niên và khi trưởng thành.

Cho trẻ tự kỷ đến trung tâm can thiệp sớm để trẻ học tập và phát triển

Trên đây Trung tâm Nhân Hoà đã chia sẻ đến cho bạn về chứng bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên và ở người trưởng thành. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về rối loạn phổ tự kỷ và có những cách điều trị phù hợp cho trẻ mắc chứng tự kỷ. 

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN