Tự kỷ là gì? nguyên nhân, biểu hiện tự kỷ ở trẻ em và người lớn

Tự kỷ là gì và những nguyên nhân, biểu hiện của tự kỷ ảnh hưởng như thế nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Đặc biệt trong xã hội hiện nay số lượng người bị tự kỷ đang có xu hướng gia tăng. Bài viết dưới đây chia sẻ tự kỷ và những nguyên nhân, biểu hiện tự kỷ là gì và tự kỷ có nguy hiểm không, có hết không? Từ đó phụ huynh trẻ tự kỷ hay người chăm sóc có những hiểu biết để giúp đỡ người tự kỷ tốt hơn.

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ (Autism) là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng giao tiếp và hành vi, tương tác xã hội của một người. Người tự kỷ thường có khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, quan hệ xã hội và thường có các hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn. Tự kỷ xuất hiện từ khi trẻ còn nhỏ và tiếp tục suốt cuộc đời.

Tự kỷ là một phần của phổ tự kỷ, tức là một loạt rộng hơn các rối loạn phát triển não bộ. Không có nguyên nhân duy nhất nào gây ra tự kỷ, nhưng sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng vai trò dẫn đến tự kỷ. Các phương pháp hỗ trợ và giáo dục đa dạng có thể giúp người tự kỷ phát triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp và thích nghi tốt hơn vào cuộc sống hàng ngày.

Phổ tự kỷ là gì?

Phổ tự kỷ (Autism Spectrum) là một khái niệm để mô tả sự đa dạng về mức độ và biểu hiện của các rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD). Thay vì coi tự kỷ là một khía cạnh đơn nhất, phổ tự kỷ nhấn mạnh sự biến đổi về mức độ và các đặc điểm khác nhau của hội chứng tự kỷ.

Phổ tự kỷ thể hiện rằng không có hai người tự kỷ nào giống nhau hoàn toàn và mỗi người đều có những nhu cầu riêng biệt. Sự hiểu biết về phổ tự kỷ giúp chúng ta nhận ra và tôn trọng sự đa dạng này, đồng thời cung cấp hỗ trợ phù hợp cho người tự kỷ để họ có thể phát triển và tham gia vào xã hội một cách tích cực.

Tự kỷ điển hình là gì?

Tự kỷ điển hình là một dạng của rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện bằng các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh (lên 2-3 tuổi các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn). Tự kỷ điển hình là tự kỷ bẩm sinh, có thể do các yếu tố di truyền hoặc môi trường. Người bị tự kỷ điển hình thường có sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn và sự phát triển trí tuệ không đều đôi khi có khuyết tật về trí tuệ.

Khái niệm tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng giao tiếp và hành vi, tương tác xã hội của một người

Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ là gì?

Nguyên nhân tự kỷ là một vấn đề phức tạp và vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền, gen, môi trường hoặc là kết hợp giữa các yếu tố trên là nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ.

Có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ cao hơn trong các gia đình có thành viên khác cũng bị rối loạn phổ tự kỷ hoặc các rối loạn thần kinh khác. Một số gen đã được liên kết với rối loạn phổ tự kỷ, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về cơ chế di truyền.

Một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ trong giai đoạn thai kỳ như: tuổi của bố mẹ cao, các trường hợp mang thai và sinh con đẻ non, nhẹ, đa thai… Các yếu tố môi trường như các chất ô nhiễm, sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện khi mang thai, thiếu máu trong thai kỳ, viêm nhiễm và các sự kiện căng thẳng trong thai kỳ có thể có liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ.

Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ là gì?
Những yếu tố gen di truyền và tác động từ môi trường làm tăng khả năng mắc tự kỷ ở trẻ

Biểu hiện chung của chứng tự kỷ

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Tự kỷ có thể xuất hiện ở trẻ em và người lớn do vậy đặc điểm tự kỷ ở trẻ em và người lớn cũng khác nhau.

Những biểu hiện của trẻ tự kỷ là gì?

  • Không quan tâm đến người khác, khi giao tiếp không nhìn mắt, không chỉ tay, không chia sẻ cảm xúc.
  • Không phản ứng khi gọi tên, gọi trẻ không quay đầu.
  • Trẻ thường bị chậm nói so với các mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường.
  • Nhạy cảm với các kích thích âm thanh, cảm giác, mùi vị.
  • Trẻ hay la hét, ăn vạ, cáu gắt vô cớ.
  • Một số trẻ đi kèm với tăng động giảm chú ý (ADHD), hoạt động liên tục mà không biết mệt.
  • Có những hành vi lặp đi lặp lại, như xoay đồ vật, xếp hàng, sắp xếp theo màu sắc.

Đây là những biểu hiện chung của trẻ rối loạn phổ tự kỷ, nhưng mỗi trẻ có thể có biểu hiện khác nhau và ở mức độ khác nhau.

Mời phụ huynh tham khảo thêm: Video cách dạy bé tập nói từ nhà chuyên môn ngôn ngữ trị liệu

biểu hiện tự kỷ ở trẻ em là gì
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp với cộng đồng và ít quan tâm đến người khác

Biểu hiện của tự kỷ ở người lớn

Biểu hiện của tự kỷ ở người lớn thường có những điểm chung, nhưng mỗi người có thể có biểu hiện khác nhau và ở mức độ khác nhau. Đặc điểm một số người tự kỷ thông minh (hay tự kỷ chức năng cao) có trí nhớ và khả năng học hỏi tốt. Có sở trường nhất định về âm nhạc, mỹ thuật hay ngoại ngữ. Tuy nhiên họ gặp khó khăn nhiều trong quản lý hành vi, cảm xúc và thiết lập các mối quan hệ bạn bè. Dưới đây là những biểu hiện chung của tự kỷ ở người lớn:

  • Khó khăn trong việc hiểu cảm xúc và ý định của người khác, không biết cách thể hiện sự quan tâm hay an ủi.
  • Khó khăn trong việc duy trì cuộc hội thoại, không biết cách thay đổi chủ đề hay giữ sự chú ý của người nghe.
  • Có những sở thích hoặc niềm đam mê rất sâu sắc về một lĩnh vực nào đó, nhưng không quan tâm đến những chủ đề khác.
  • Có những thói quen hay thủ tục cố định, như phải làm một việc gì đó theo một trình tự nhất định, hoặc phải đi lại theo một lộ trình cố định.
  • Nhạy cảm với các kích thích âm thanh, ánh sáng, mùi vị hoặc chạm vào.
  • Người tự kỷ rất khó để làm quen, kết bạn hay thiết lập, duy trì mối quan hệ với ai đó, kể cả những người cùng lứa tuổi thường có nhiều điểm tương đồng.

Biểu hiện tự kỷ ở người lớn
Người tự kỷ rất khó để làm quen, kết bạn hay thiết lập, duy trì mối quan hệ với ai đó

Tự kỷ có phải là bệnh không, có nguy hiểm không và có hết được không?

Tự kỷ có phải là bệnh không, có nguy hiểm không và có hết được không? là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. 

Tự kỷ có phải là bệnh không?

Tự kỷ không phải là bệnh mà là một hội chứng. Tự kỷ là một tình trạng của rối loạn phổ tự kỷ, ảnh hưởng đến cách một người nhận thức về thế giới và tương tác với người khác. Tự kỷ không có cơ chế thống nhất rõ ràng và hiện nay chưa có thuốc chữa hội chứng tự kỷ.

Tự kỷ có hết không?

Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một loại rối loạn phát triển có tính cách hồi phục. Như vậy tự kỷ có thể chữa được nhưng không có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào để “chữa lành” hoàn toàn. Hiện nay các trung tâm dạy trẻ tự kỷ với các phương pháp can thiệp sớm, hỗ trợ và đào tạo thích hợp, nhiều trẻ tự kỷ có thể phát triển các kỹ năng xã hội và học hỏi để giảm đi các khó khăn và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Rối loạn phổ tự kỷ có nguy hiểm không?

Rối loạn phổ tự kỷ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những khó khăn trong cuộc sống người bị tự kỷ. Rối loạn phổ tự kỷ không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ. Các mức độ rối loạn phổ tự kỷ và biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Việc chăm sóc sức khỏe tốt và hỗ trợ hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người tự kỷ.

Điều quan trọng là hiểu và hỗ trợ người tự kỷ bằng cách tạo điều kiện để họ có thể phát triển, học hỏi và tham gia xã hội một cách tốt nhất. Điều này bao gồm đảm bảo họ nhận được các dịch vụ hỗ trợ phù hợp, đào tạo và giáo dục phù hợp, cùng với sự chăm sóc tốt về sức khỏe thể chất và tâm lý.

Qua bài viết trên, Trung tâm Nhân Hòa đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về hội chứng tự kỷ là gì, nguyên nhân và biểu hiện của tự kỷ. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp ích cho ba mẹ trong việc phát triển cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ một cách tốt nhất.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN