Top 10+ cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả

Bạn có con bị tăng động giảm chú ý thường xuyên chạy nhảy liên tục, mất tập trung và khó khăn trong học tập. Cha mẹ chưa biết có cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý nào hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trung tâm Nhân Hoà khám phá top 10 phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả ở trường và ở nhà.

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Các cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả

ADHD ảnh hưởng đến việc học của trẻ như thế nào

ADHD là một rối loạn phát triển thần kinh được biểu hiện bằng các triệu chứng kéo dài như thiếu chú ý, hiếu động thái quá và bốc đồng. ADHD ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và kết quả học tập của trẻ.

  • Khó tập trung vào nhiệm vụ hoặc chú ý đến bài giảng
  • Giảm chú ý làm ảnh hưởng đến ghi nhớ và học hỏi của trẻ
  • Sự tăng động, bốc đồng dẫn đến hoàn thành công việc vội vàng, cẩu thả
  • Có các hành động làm gián đoạn, thậm chí gây rối lớp học
  • Sự bồn chồn, mất tập trung và khó khăn khi ngồi học trong thời gian dài
ADHD ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và kết quả học tập của trẻ

Các phương pháp can thiệp sớm ở các trung tâm và áp dụng các cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở nhà và ở trường sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho sự học tập và phát triển của trẻ.

Phương pháp dạy can thiệp sớm trẻ tăng động giảm chú ý

Nếu cha mẹ thấy trẻ có các biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và đến trung tâm can thiệp để cải thiện các hành vi của con từ sớm. Trẻ được can thiệp sớm tạo điều kiện giúp trẻ ADHD cải thiện các hành vi, sự tập trung và các chức năng điều hành, cảm xúc tốt hơn. Trung tâm Nhân Hòa dạy can thiệp sớm trẻ tăng động giảm chú ý tập trung vào các lĩnh vực chính như:

  • Can thiệp hành vi
  • Cải thiện sự tập trung
  • Phát triển chức năng điều hành
  • Can thiệp hành vi nhận thức
  • Phát triển kỹ năng xã hội
  • Can thiệp kỹ năng điều chỉnh cảm xúc
  • Huấn luyện phụ huynh
cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Trung tâm Nhân Hòa dạy can thiệp 1-1 trẻ tăng động ADHD

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở trường

Cha mẹ nên trao đổi về tình trạng của con cho các thầy cô giáo biết để cùng phối hợp với gia đình tạo điều kiện hỗ trợ con nhiều hơn trong việc học. Thầy cô giáo có thể áp dụng các cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý dưới đây để đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc dạy và học.

Về giao tiếp

Trẻ tăng động giảm chú ý gặp những khó khăn nhất định trong học tập, do đó khi dạy trẻ cần lưu ý:

  • Thường xuyên phản hồi, khích lệ cho những hành vi tích cực của trẻ
  • Tránh các trường hợp ảnh hưởng đến cảm xúc, tự trọng của trẻ. Trẻ ADHD thường khó kiểm soát các hành vi và cảm xúc
  • Truyền đạt thông tin trước khi thay đổi các thói quen của trẻ
  • Trẻ tăng động ADHD có thể tập trung tốt và say mê với các hoạt động, sở thích trẻ quan tâm đặc biệt. Áp dụng điểm này để dạy trẻ học tốt hơn.

Giao bài tập và nhiệm vụ

  • Giao bài tập rõ ràng và thường xuyên kiểm tra khả năng làm bài và đáp ứng của trẻ.
  • Cho trẻ các lựa chọn mà trẻ quan tâm, thích thú
  • Không nên giao bài tập dài và lặp đi lặp lại. Bài tập ngắn, có chút thử thách sẽ hiệu quả hơn
  • Cho trẻ thời gian nghỉ giải lao và đi lại, vận động
  • Giảm thiểu những phiền nhiễu gây xao nhãng trong lớp học
  • Sử dụng các công cụ, tài liệu giao bài tập về nhà, hạn chế số lượng hoạt động trẻ cần theo dõi

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở nhà

Để hỗ trợ trẻ ADHD học tập và hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả tại nhà, phụ huynh có thể thực hiện những việc sau:

  • Hỗ trợ lập thời gian biểu hàng ngày, hàng tuần cho con.
  • Liệt kê những nhiệm vụ để con nhớ và hoàn thành mỗi ngày. Lưu ý: Các nhiệm vụ lớn cần chia thành những nhiệm vụ nhỏ để con dễ dàng hoàn thành hơn.
  • Các nhiệm vụ trong ngày cần xen kẽ các hoạt động ngồi yên tĩnh một chỗ với các hoạt động vận động tích cực để tránh gây nhàm chán cho con khi thực hiện.
  • Sắp xếp góc học tập của con ở khu vực ít sự xao nhãng (VD: tránh khu vực cửa sổ).
  • Cho con được phép nghỉ giải lao ngắn sau khi hoàn thành mỗi nhiệm vụ nhỏ.
cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động giảm chú ý cần nhiều sự hỗ trợ từ cha mẹ và giáo viên

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở tuổi thanh thiếu niên

Do ảnh hưởng tuổi dậy thì cũng như áp lực học tập (thi vào cấp 3, thi vào Đại học), trẻ ADHD có thể gặp không ít khó khăn về tâm lý cũng như sự tập trung khi học tập. Do đó, để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn đầy “gian nan” này, phụ huynh cần hỗ trợ con:

Để con độc lập, nhưng trong giới hạn nhất định: Ở độ tuổi thanh thiếu niên, trẻ luôn khao khát sự tự do và độc lập trong các quyết định của mình, đồng thời việc bố mẹ “ép” con theo mong muốn của mình thực tế cũng sẽ không có hiệu quả. Do đó, phụ huynh có thể giải quyết vấn đề này bằng cách trao cho con một số sự tự do nhưng cũng thẳng thắn nói với con những ranh giới (phù hợp với lứa tuổi) không nên vượt quá.

Giao tiếp cởi mở: Trẻ khi đến độ tuổi vị thành niên sẽ bắt đầu có những chính kiến của bản thân và có nhu cầu đề đạt nguyện vọng với những người phụ huynh. Bố mẹ nên cố gắng lắng nghe, khuyến khích con giao tiếp cởi mở để hiểu tâm tư và hỗ trợ trẻ tốt hơn.

Khen ngợi và phạt: Không chỉ khi nhỏ, trẻ khi đã thành niên cũng rất thích phần thưởng. Bố mẹ hãy đưa ra cột mốc và phần thưởng (đủ hấp dẫn, nhưng chính đáng và phù hợp với trẻ) để trẻ có động lực đạt được. Ví dụ: Nếu bạn muốn trẻ ADHD có động lực tập trung để thi đại học, bạn có thể treo thưởng cho con 1 chiếc Laptop nếu đỗ. Điều này là bởi, khi vào đại học, sinh viên có thể cần máy tính để phục vụ việc học nên đây được coi là sản phẩm chính đáng và phù hợp với con. Tuy nhiên cũng cần đưa ra các hình thức phạt khác nhau để trẻ có tính tự giác cao hơn

Hỗ trợ vô điều kiện: Khi nói chuyện với thanh thiếu niên mắc chứng ADHD, phụ huynh hãy nhấn mạnh sự tin tưởng con làm được, tình yêu thương và sẵn sàng hỗ trợ nếu trẻ gặp bất cứ khó khăn nào. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và có động lực để chinh phục mục tiêu trước mắt.

Với trẻ ADHD vị thành niên, cha mẹ cần cởi mở và lắng nghe để sát cánh cùng con trong giai đoạn khó khăn về tâm lý và áp lực học tập này.

Những lưu ý khi dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý là một hội chứng để lại hệ luỵ nghiêm trọng đến khả năng học tập, tâm lý và sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi áp dụng các cách dạy giúp trẻ cải thiện và kiểm soát các triệu chứng của tăng động giảm chú ý, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

  • Tạo ra một môi trường yên tĩnh, thoải mái cho trẻ khi học tập.
  • Giảm thiểu những yếu tố gây nhiễu như: tiếng ồn, ánh sáng, đồ chơi,… xung quanh khi trẻ đang thực hiện hoạt động cần sự tập trung.
  • Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của con tại trường để hỗ trợ con tốt nhất khi đi học.
  • Hỗ trợ con lập thời gian biểu theo tuần, liệt kê và chia nhỏ các nhiệm vụ để con dễ dàng hoàn thành.
  • Khen ngợi, thưởng để khích lệ trẻ có động lực nhiều hơn để phát triển bản thân.
Cha mẹ nên tạo cho trẻ ADHD môi trường kích thích sự tập trung cũng như thoải mái khi học tập.

Trên đây là toàn bộ Top 10+ cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả ở trường và ở nhà trung tâm Nhân Hoà chia sẻ tới phụ huynh. Phụ huynh có thể áp dụng trong quá trình nuôi dạy trẻ ở nhà cũng như hỗ trợ trẻ trong học tập. Chúc cha mẹ thành công!

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN