Trẻ tăng động giảm chú ý ADHD thường có những biểu hiện như: vận động liên tục, không ngồi yên, không chú ý, hay quên,… và những dấu hiệu này có thể khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ. Trong bài viết này, Nhân Hoà sẽ giới thiệu các dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi đến 8 tuổi để các bậc cha mẹ có phương hướng xử trí kịp thời.
Các dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý từ 4 đến 8 tuổi
Tiếp theo các biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 – 3 tuổi, để giúp các bậc cha mẹ nhận biết rõ được tình trạng của con, dưới đây là toàn bộ các dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 4 tuổi – 8 tuổi:
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 4 tuổi – 5 tuổi
Ngay từ khi 4 tuổi, các bậc cha mẹ đã có thể nghi ngờ con mình mắc tăng động giảm chú ý nếu mắc các triệu chứng như sau liên tục trên 6 tháng:
- Hiện tượng khó chú ý, mất tập trung:
- Khó khăn trong việc duy trì sự chú ý khi chơi hoặc hoàn thành công việc
- Khó khăn nghe hiệu lệnh và làm theo hướng dẫn
- Mất tập trung, không chú ý đến chi tiết và thường mắc những lỗi sơ đẳng
- Trẻ gặp khó khăn khi bị rơi vào môi trường yêu cầu luật lệ. VD: đi lớp mầm non.
- Có xu hướng né tránh những nhiệm vụ yêu cầu sự tập trung, chú ý cao.
- Sự hiếu động thái quá:
- Bồn chồn và vặn vẹo khi được yêu cầu ngồi yên một chỗ.
- Nói chuyện và gây ồn ào quá mức.
- Liên tục vận động, chạy nhảy xung quanh.
- Thích leo trèo, ngay cả những thời điểm không thích hợp.
- Sự bốc đồng:
- Luôn có xu hướng chen ngang trong việc chờ đến lượt khi chơi với những đứa trẻ khác.
- Hay ngắt lời khi người khác đang nói hoặc nói chuyện vào thời điểm không thích hợp.
- Nhanh nhảu, thường gây ra những chấn thương không đáng.
- Một số dấu hiệu khác:
- Nhạy cảm, thể hiện cảm xúc thất vọng hoặc tức giận nhiều hơn so với các bạn cùng lứa.
- Liều lĩnh, thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.
- Khó bình tĩnh lại sau khi có cảm xúc mạnh.
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 – 8 tuổi
Trẻ 6 đến 8 tuổi là độ tuổi mà trẻ bắt đầu đi học tiểu học, nếu bị tăng động giảm chú ý, trẻ sẽ gặp nhiều rắc rối trong việc học tập và giao tiếp. Cụ thể, để cho bố mẹ dễ dàng nhận biết, dưới đây là một số dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 đến 8 tuổi phổ biến nhất:
1. ADHD dạng mất tập trung – thiếu chú ý:
Để được chẩn đoán bị mắc ADHD dạng mất tập trung – thiếu chú ý, trẻ phải có biểu hiện ít nhất 6 trong số các triệu chứng sau và phải kéo dài trong ít nhất 6 tháng:
- Thiếu tập trung, mắc lỗi sơ đẳng trong bài tập ở trường hoặc các hoạt động khác.
- Gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong học tập hoặc các hoạt động vui chơi.
- Không lắng nghe hoặc quên rất nhanh những thông tin được trao đổi.
- Thường làm sai hướng dẫn và không hoàn thành bài tập ở trường hoặc công việc nhà một cách vô ý.
- Gặp trở ngại khi học tập, làm việc theo thời gian biểu – luôn muốn “nhảy qua nhảy” lại giữa các việc mà không hoàn thành thực sự bất cứ nhiệm vụ nào nào.
- Tránh né hoặc cực kỳ không thích những việc đòi hỏi sự vận dụng trí óc liên tục
- Thường làm mất những đồ vật thiết yếu của bản thân (chẳng hạn như: đồ chơi, bài tập ở trường, bút chì, sách,…)
- Dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài.
- Thường hay quên.
2. ADHD dạng tăng động – bốc đồng:
Để được chẩn đoán mắc chứng ADHD tăng động – bốc đồng, con bạn phải biểu hiện ít nhất 6 trong số các triệu chứng sau, các triệu chứng phải kéo dài liên tục trong ít nhất 6 tháng từ khi phát sinh:
- Thường bồn chồn hoặc vặn vẹo khi cần phải ngồi yên một chỗ.
- Tự ý rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học khi không được phép.
- Thường chạy hoặc leo trèo trong những tình huống không phù hợp.
- Thường gặp khó khăn khi chơi trong yên lặng.
- Nói quá nhiều, liên tục.
- Luôn luôn di chuyển, “thừa năng lượng”
- Thường buột miệng trả lời trước khi người khác dứt câu
- Luôn cảm thấy khó chịu khi bị buộc xếp hàng hoặc chờ đến lượt chơi theo nhóm
- Thường làm gián đoạn cuộc trò chuyện hoặc chen ngang lời nói người khác.
Phân biệt trẻ tăng động với hiếu động thông thường
Khi còn nhỏ, bất cứ trẻ nào cũng sẽ có ít nhiều sự nghịch ngợm – điều này gây ra sự khó khăn cho bố mẹ trong việc phân biệt hành vi của con là hiếu động thông thường hay là tăng động giảm chú ý để có biện pháp kiểm soát, giáo dục phù hợp. Để giải đáp nỗi băn khoăn này, sau đây Nhân Hoà sẽ giới thiệu tới bạn những điểm khác biệt cơ bản của 2 hiện tượng trên:
Xử trí khi phát hiện trẻ bị tăng động giảm chú ý
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý, việc quan trọng nhất là bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đến thăm chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để đánh giá và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong trường hợp xác định mắc ADHD, có những phương pháp điều trị phổ biến nhất như sau:
- Dùng thuốc: Có những loại thuốc như được sử dụng để ổn định chất dẫn truyền trong não và từ đó kiểm soát các triệu chứng ADHD. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị ADHD này cần phải được kê đơn và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Can thiệp sớm: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát các biểu hiện không mong muốn của ADHD ở trẻ. Các chuyên gia, giáo viên sử dụng kỹ thuật trị liệu tâm lý, hành vi để điều chỉnh hành vi và nhận thức của trẻ một cách đúng đắn nhất và giảm thiểu những hành vi không mong muốn. Một trong những đơn vị can thiệp trẻ tăng động giảm chú ý uy tín tại TP.HCM là Trung tâm Nhân Hòa. Đây là đơn vị quy tụ nhiều chuyên gia, giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp con em của bạn kiểm soát hành vi, chú ý tốt và phát triển các chức năng điều hành hiệu quả.
- Thay đổi thói quen tốt: Ngoài liệu pháp chuyên gia, cha mẹ có thể áp dụng những thói quen tốt cho con như ngủ đủ giấc, cân đối dinh dưỡng, rèn luyện thể dục hàng ngày.
Kết luận
Tăng động giảm chú ý ở trẻ em là một rối loạn phát triển thần kinh có thể gây nhiều khó khăn cho trẻ trong cuộc sống. Tuy nhiên, với sự chẩn đoán và điều trị kịp thời, cũng như sự hỗ trợ và đồng hành của gia đình và nhà trường, trẻ có thể vượt qua được các khó khăn và hòa nhập tốt với bạn bè. Hy vọng rằng, với các dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 4 tuổi – 8 tuổi đã được Nhân Hoà chia sẻ phía trên, các bậc cha mẹ đã hiểu rõ được về ADHD và có phương hướng xử trí kịp thời nếu con em mình mắc phải.