6 cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói hiệu quả tại nhà

Tăng động giảm chú ý chậm nói là tình trạng có tác động ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là khả năng giao tiếp, kết giao bạn bè và học tập. Bài viết dưới đây Nhân Hoà sẽ giới thiệu cho bạn 6 cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói hiệu quả và dễ dàng thực hiện tại nhà để trẻ cải thiện ngôn ngữ và tập trung hơn.

Tình trạng trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói là như thế nào?

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói là trẻ có biểu hiện của cả hai rối loạn: tăng động giảm chú ý (ADHD) và chậm nói. Trẻ bị ADHD thường có những hành vi như: hoạt động liên tục, mất tập trung giảm chú ý, khó ngồi yên và chạy nhảy liên tục. Chứng khó tập trung ADHD là một trong những nguyên gây ra trở ngại không ít trong việc học và phát triển ngôn ngữ, dẫn đến trẻ chậm nói.

Chậm nói ở trẻ ADHD không nhất thiết là bởi nguyên nhân khó tập trung, tình trạng này có thể gây ra bởi các yếu tố khác như: dị tật hoặc bệnh lý tai mũi họng (VD: khiếm thính), dị tật/chấn thương não, dị tật vùng miệng (VD: dính thắng lưỡi, hở hàm ếch,…),…

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Tăng động giảm chú ý (ADHD) không hẳn là nguyên nhân gây ra chậm nói ở trẻ.

Ảnh hưởng của rối loạn tăng động giảm chú ý đối với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, đặc biệt ở những điểm như sau:

  • Trẻ ADHD khó tiếp thu và xử lý thông tin, khó lắng nghe và hiểu được những gì người khác nói.
  • Gặp khó khăn khi duy trì sự tập trung và chú ý khi học ngôn ngữ, dễ bỏ cuộc hơn những trẻ bình thường.
  • Trẻ khó thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, ý kiến, và nhu cầu của mình một cách rõ ràng và phù hợp.
  • Trẻ ADHD khó hòa nhập và tương tác với bạn bè, gia đình và xã hội – từ đó không có môi trường để thực hành ngôn ngữ, dẫn đến chậm nói.

Biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói

Rối loạn tăng động giảm chú ý châm nói ở trẻ có những biểu hiện đặc trưng ở từng trẻ. Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng này sẽ có 4 triệu chứng điển hình như sau:

  • Mất tập trung: thể hiện qua việc trẻ gây ra các lỗi bất cẩn, không tập trung vào chi tiết, thường xuyên không làm theo hướng dẫn của người lớn. Trẻ ADHD thường không hoàn thành nhiệm vụ ở trường và nhà, dễ quên đồ cá nhân và dễ mất tập trung trong các hoạt động hàng ngày.
  • Tăng động: là biểu hiện thông qua việc vận động tay và chân liên tục trong vô thức, thường xuyên rời khỏi chỗ ngồi ở lớp học, thậm chí chạy nhảy và leo trèo. Trẻ ADHD có thể gặp khó khăn khi tham gia các trò chơi yêu cầu sự yên tĩnh và chú ý cao, luân phiên.
  • Tính bốc đồng: trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói thường trả lời khi người hỏi chưa dứt câu, thường chen ngang người khác và thường làm ảnh hưởng đến riêng tư của người khác.
  • Chậm nói: trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói thường có khả năng ngôn ngữ kém hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Tăng động giảm chú ý chậm nói được nhận biết với 4 biểu hiện chính: Mất tập trung, tăng động, bốc đồng và chậm nói.

Hậu quả khi để tình trạng trẻ tăng động chậm nói kéo dài

Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, tình trạng trẻ tăng động chậm nói có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Tác động đến học tập: Sự mất tập trung và chậm nói có thể khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, đặc biệt là trong việc đọc, viết và hiểu bài giảng. Tình trạng này kéo dài không được khắc phục sẽ khiến thành tích học tập của trẻ ngày càng kém và tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa.
  • Mối quan hệ xã hội: Việc chậm nói khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tập, kết giao bên ngoài xã hội. Đặc biệt, trẻ tăng động và chậm nói thường bị người xung quanh cho là “khác thường”, do đó sẽ rất dễ bị cô lập và bị bắt nạt.
  • Khả năng tự chủ hành vi và cảm xúc: Trẻ tăng động chậm nói nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều hành vi bốc đồng, không phù hợp. Điều này ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát triển của trẻ.
Tình trạng tăng động giảm chú ý chậm nói nếu kéo dài sẽ dẫn đến các hệ luỵ về học tập, tâm lý và khả năng hoà nhập xã hội của trẻ.

Cách dạy trẻ chậm nói giảm chú ý hiệu quả

Để dạy trẻ chậm nói giảm chú ý một cách hiệu quả tại nhà, các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dễ thực hiện sau đây: 

  • Lắng nghe con nhiều hơn: Hãy dành thời gian để lắng nghe những gì con muốn nói, kể cả khi con nói không rõ ràng hoặc sai lệch. Điều này giúp con cảm thấy được quan tâm và khuyến khích con nói nhiều hơn.
  • Trò chơi đóng kịch – nhập vai: Hãy cùng con chơi các trò chơi đóng kịch, nhập vai, như làm bác sĩ, cô giáo, bán hàng, hoặc các nhân vật trong truyện cổ tích. Điều này giúp con học được cách sử dụng ngôn ngữ đúng theo mục đích, ngữ cảnh và tình huống.
  • Lập thời gian biểu cho con: Khó khăn của trẻ giảm chú ý là khó khăn trong sắp xếp và tổ chức các công việc học tập và sinh hoạt của mình. Để khắc phục điều này, các bậc cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ lập thời gian biểu sinh hoạt hằng ngày, từ đó giúp con sinh hoạt và học tập một cách kỷ luật hơn.
  • Chia nhỏ công việc: Trẻ giảm chú ý thường khó tập trung khi làm một nhiệm vụ cụ thể và thường “nhảy qua nhảy lại” giữa các việc, khiến không có một công việc nào được hoàn thành triệt để. Để khắc phục điều này, cha mẹ hãy giúp con chia nhỏ việc thành các phần nhỏ dễ hoàn thành để con dễ dàng “chinh phục”. Cha mẹ hãy nhớ khen thưởng khi con hoàn thành một phần việc để tạo động lực cho trẻ làm tốt các nhiệm vụ khác.
  • Loại bỏ mọi phiền nhiễu khi trẻ thực hiện nhiệm vụ: Trẻ chậm nói giảm chú ý dễ bị phân tâm. Do đó, khi trẻ thực hiện nhiệm vụ nào đó, cha mẹ nên loại bỏ toàn bộ những yếu tố gây xao nhãng khỏi môi trường xung quanh con. VD: Khi trẻ đang học, không nên bật TV.
  • Sử dụng câu từ đơn giản: Trẻ tăng động chậm nói có vốn từ chưa được nhiều. Do đó, khi cha mẹ nói chuyện với con, hãy cố gắng sử dụng các câu từ đơn giản và dễ hiểu. Tránh sử dụng các từ ngữ phức tạp và đoạn nói chuyện dài, bởi điều này khiến con khó khăn trong việc hiểu, xử lý thông tin và phản hồi lại.
Cha mẹ có thể giúp trẻ ADHD chậm nói kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.

Trên đây là 6 cách trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói hiệu quả tại nhà mà bạn có thể áp dụng cho trẻ. Hy vọng với những chia sẻ của Nhân Hoà, các bậc cha mẹ đã hiểu hơn về tình trạng trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói và có những phương pháp phù hợp để dạy bé nhà mình phát triển tốt hơn.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN