Top 10 biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý cần can thiệp

Bạn có biết rằng tăng động là một trong những biểu hiện chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Đây là một rối loạn phát triển phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng đến khả năng học tập, giao tiếp và tương tác xã hội? Vậy làm thế nào để nhận biết biểu hiện của trẻ tăng động và khắc phục chúng? Hãy cùng Nhân Hoà tìm hiểu nội dung dưới đây.

Hiện tượng trẻ tăng động là như thế nào?

Hiện tượng trẻ tăng động (Hyperactive-Impulsive Type) là một trong 3 loại của rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, đặc trưng bởi các triệu chứng vận động quá mức, hành động bốc đồng – không suy nghĩ, nói liên tục, không kiểm soát được hành vi.

 

Biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý
Tăng động là một trong 3 loại của hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD.

Biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý điển hình nhất

Dưới đây là một số biểu hiện tăng động điển hình nhất ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Không thể ngồi yên, luôn luôn bồn chồn và “vặn vẹo”
  • Nói không ngừng nghỉ
  • Khó tập trung vào các công việc yêu cầu sự yên tĩnh như đọc sách.
  • Chạy liên tục từ nơi này sang nơi khác
  • Liên tục rời khỏi chỗ ngồi, nhảy hoặc leo trèo. 
  • Thiếu kiên nhẫn
  • Thường xen ngang lời nói người khác hoặc phát ngôn vào thời điểm không phù hợp.
  • Luôn muốn chen ngang, gặp khó khăn đứng xếp hàng
  • Thường có biểu hiện mất tập trung giảm chú ý
  • Thường gặp nhiều rắc rối do hậu quả từ việc vận động quá đà và hành vi bốc đồng.

Để các triệu chứng trên chính xác là ADHD loại tăng động, các triệu chứng phải gây ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt, học tập của trẻ và phải kéo dài từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra, trẻ cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đã xuất hiện dấu hiệu trên trước 12 tuổi
  • Xuất hiện các triệu chứng ở nhiều nơi, không chỉ ở nhà,
  • Không có tình trạng nào khác giải thích rõ hơn về tính hiếu động và bốc đồng của trẻ.
Biểu hiện của trẻ tăng động
Trẻ tăng động thường không thể kiểm soát được hành vi, vận động rất nhiều.

Phân biệt trẻ bị tăng động giảm chú ý và hiếu động thông thường qua biểu hiện

Nhiều trẻ em bình thường cũng rất năng động, hoạt bát, thích khám phá thế giới xung quanh nhưng không hẳn phải là tăng động. Để giúp bạn có thể phân biệt, dưới đây là những điểm khác nhau chính giữa trẻ bị tăng động giảm chú ý và trẻ hiếu động thông thường:

Tiêu chíTrẻ hiếu độngTrẻ tăng động giảm chú ý
Khái niệmLà một đặc điểm tâm lý phát triển theo lứa tuổi.Tăng động giám chú ý là một dạng rối loạn phát triển.
Thời điểm xuất hiệnXuất hiện khi bé mới biết đi, đặc biệt trong những năm đầu học tiểu học. Sau đó sẽ giảm dần khi lớn lênXuất hiện ở các bé dưới 12 tuổi, có xu hướng kéo dài tới cả khi lớn lên nếu không được phát hiện và khắc phục.
Đặc điểm hành vi
  • Chỉ thể hiện sự hiếu động ở nhà và những nơi trẻ quen thuộc
  • Có thể ngồi yên lặng một chỗ nhiều hơn 10 – 15 phút 
  • Biết nghe lời khi được nhắc nhở
  • Biết kiểm soát lời nói, nói nhiều ít tuỳ lúc
  • Ít nói leo, chen ngang câu chuyện của người khác
  • Biết kiên nhẫn chờ đợi khi được nhắc nhở
  • Đứng ngồi không yên, cử động tay chân liên tục.
  • Thường chạy nhảy, leo trèo – thậm chí ngay cả trong tình huống không thích hợp hoặc bị cấm.
  • Thường xuyên rời vị trí ngay cả khi không được phép.
  • Không thể chơi hoặc tham gia các hoạt động yêu cầu sự yên tĩnh.
  • Thường xuyên nói leo, chen ngang người khác.
  • Thường nhanh nhảu trả lời ngay khi người khác chưa dứt câu hỏi.
Khả năng điều chỉnh hành vi khi lớn lênSẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lênCần hỗ trợ can thiệp để giảm các biểu hiện ADHD trong thời gian dài để điều chỉnh hành vi. Không khỏi hoàn toàn được

Phương pháp điều trị, khắc phục biểu hiện trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý là một rối loạn có thể được kiểm soát nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Hiện có nhiều phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ, bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc có tác dụng cân bằng nồng độ các chất dẫn truyền có trong não. Từ đó làm giảm các triệu chứng tăng động, bốc đồng và cải thiện khả năng tập trung và tiếp thu của trẻ. 
  • Can thiệp sớm, trị liệu tâm lý: Các phương pháp tâm lý trị liệu, như đào tạo kỹ năng xã hội, trị liệu hành vi và trị liệu nhận thức tâm lý có thể hỗ trợ những trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) trong việc hiểu rõ về bản thân, từ đó thay đổi nhận thức và điều chỉnh những hành vi “chưa chuẩn” để tăng khả năng hoà nhập, thích nghi khi ra ngoài môi trường xã hội. 
  • Tại TP.HCM, trung tâm Nhân Hoà là đơn vị uy tín chuyên can thiệp sớm cho trẻ tăng động giúp trẻ kiểm soát hành vi, tăng cường sự chú ý và học tập tốt hơn.
Can thiệp hành vi cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý
Trung tâm Nhân Hoà – đơn vị can thiệp sớm, trị liệu tâm lý cho trẻ tăng động uy tín tại TP.HCM

Trên đây là toàn bộ thông tin về 10+ biểu hiện của trẻ tăng động và những phương pháp điều trị, khắc phục tình trạng này hiệu quả mà các bậc cha mẹ cần biết. Hy vọng qua bài viết của Nhân Hoà, các bố mẹ sẽ có thêm kiến thức về ADHD loại tăng động và lựa chọn được phương án điều trị phù hợp nhất cho con em mình.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN