Dấu hiệu tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ 2 – 5 tuổi điển hình

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một dạng rối loạn phát triển thường xuất hiện ở trẻ em và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ bị ADHD có những dấu hiệu như khó tập trung, hiếu động, bốc đồng, thiếu kiên nhẫn, hay quên – từ đó gặp khó khăn trong việc học tập, hoà nhập và thích nghi. Trong bài viết này, Trung tâm Nhân Hoà chia sẻ dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 – 5 tuổi, cũng như cách xử trí khi phát hiện trẻ bị ADHD.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

ADHD là viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder, được hiểu với thuật ngữ tiếng Việt là chứng tăng động giảm chú ý. Trẻ mắc ADHD sẽ thường xuất hiện kết hợp của nhóm các triệu chứng như: tập trung kém, tăng vận động và thường có hành vi bốc đồng so với các bạn cùng trang lứa. Tăng động giảm chú ý là rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, bé trai mắc nhiều hơi bé gái.

Dù không ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất nhưng ADHD để lại những tác động, hệ luỵ nặng nề tới sự kết giao xã hội, học tập cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tăng động giảm chú ý (ADHD) thường gặp ở trẻ em, bé trai mắc nhiều hơn bé gái

Dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ

Dấu hiệu tăng động giảm chú ý có thể khác nhau theo từng giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của tình trạng ADHD của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của tăng động giảm chú ý theo từng độ tuổi:

Dấu hiệu trẻ 2 – 3 tuổi tăng động giảm chú ý

Trẻ 2 tuổi bị ADHD thường có những biểu hiện sau:

  • Trẻ khó ngồi yên, khả năng chờ đợi kém hoặc ít sự kiên nhẫn khi tham gia vào các hoạt động dài. 
  • Bé dễ chán – không thể tập trung, thường ghịch ngợm và quậy phá.
  • Một số thời điểm trẻ hiếu động quá mức, không ngừng nghỉ (chẳng hạn như: chạy nhảy liên tục, không giữ được sự kiểm soát).
  • Nổi nóng, cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc. Trẻ thường sử dụng vũ lực, ăn vạ, quấy phá để giải quyết vấn đề.
  • Không thích lắng nghe và làm theo chỉ dẫn.
  • Khả năng phát triển ngôn ngữ kém, chậm nói ở một số trẻ.
  • Rối loạn giấc ngủ, dễ quấy phá ban đêm.
  • Không có sự thận trọng khi người lạ tiếp cận.
Dấu hiệu trẻ 2 -3 tuổi tăng động giảm chú ý
Bé 2 – 3 bị tăng động giảm chú ý thường khó ngồi yên một chỗ, vận động quá mức và không ngừng nghỉ

Dấu hiệu trẻ 4 tuổi tăng động giảm chú ý

Trẻ 4 tuổi bị tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện sau:

  • Không thể hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản như mặc quần áo, dọn dẹp đồ chơi,…
  • Không thể nhớ, làm theo những gì đã được nói hoặc hướng dẫn – mặc dù chỉ là những hiệu lệnh rất đơn giản và mới được yêu cầu gần đây.
  • Không thể chú ý đến những gì xảy ra xung quanh.
  • Không thể thích nghi với những thay đổi ngoài môi trường.
  • Không thể kiềm chế cảm xúc hoặc hành vi, thường xuyên quấy phá người khác.
Dấu hiệu trẻ 4 tuổi tăng động giảm chú ý
Trẻ 4 tuổi mắc ADHD thường không thể làm được những việc cá nhân đơn giản, khả năng kiềm chế cảm xúc kém,…

Dấu hiệu trẻ 5 tuổi tăng động giảm chú ý

Dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 5 tuổi thường có những triệu chứng như sau:

  • Không thể ngồi yên một chỗ, không chú ý khi thực hiện công việc hoặc học tập.
  • Không thích tham gia trò chơi cần duy trì sự tập trung, dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh.
  • Quên công việc đang làm và thường làm thất lạc đồ chơi, đồ dùng học tập.
  • Hành động vội vàng có thể dẫn đến kết quả tiêu cực.
  • Đột ngột chạy qua đường mà không chú ý nguy hiểm.
  • Trẻ luôn bồn chồn tay chân nên rất khó khăn khi ngồi yên, đặc biệt là ở những nơi như trường học, khu vui chơi. Bé thường bỏ vị trí trong lớp học hoặc những vị trí được quy định ở những nơi khác.
  • Thường xuyên di chuyển, hoạt động hoặc leo trèo quá mức.
  • Khó khăn khi giữ yên lặng, nói nhiều, buột miệng trả lời mà không chờ hết câu hỏi.
  • Khó khăn khi chờ đến lượt vui chơi hay mua hàng. Ngoài ra, trẻ ADHD còn thường làm gián đoạn hoặc xen ngang người khác khi giao tiếp.
Dấu hiệu trẻ 5 tuổi tăng động giảm chú ý
ADHD ở trẻ 5 tuổi thường biểu hiện các triệu chứng như nói liên tục, thường xuyên bồn chồn khó ngồi yên, hành động vội vàng.

Hậu quả của chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ dù không gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất, nhưng nếu tình trạng này kéo dài mà không được phát hiện và kiểm soát có thể để lại nhiều hệ luỵ đến tâm lý cũng như sự phát triển của trẻ, bao gồm:

  • Học tập kém: Trẻ bị ADHD do khó tập trung nên thành tích học tập kém hơn so với trẻ bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kiến thức của trẻ khi lớn lên nếu tình trạng ADHD không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.
  • Giao tiếp xã hội kém: Trẻ bị ADHD thường có những hành vi bị cho là “lập dị”, do đó, trẻ có ít bạn bè, bị cô lập, bị bắt nạt hoặc bị xem thường bởi người khác. Ngoài ra, trẻ ADHD có thể gây phiền phức với người xung quanh tạo ra những sự khó chịu, hiểu lầm không đáng có.
  • Sức khỏe tâm thần kém: Do có giao tiếp xã hội kém, trẻ ADHD thường có xu hướng tự ti, trầm cảm, lo âu hoặc cảm xúc không ổn định. Từ đó, trẻ sẽ sinh ra những hành vi không tốt như lạm dụng chất kích thích, tự làm đau chính mình hoặc thậm chí tự sát gây ra mất mát cho gia đình và xã hội.
Bị bạn bè cô lập vì “hành vi khác thường” là một trong những hệ luỵ dễ thấy nhất mà trẻ tăng động giảm chú ý gặp phải.

Xử trí khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị tăng động

Nếu nghi ngờ trẻ bị tăng động giảm chú ý, bạn nên đưa trẻ đi khám và trị liệu với chuyên gia/bác sĩ tâm lý. Trong trường hợp phát hiện mắc ADHD thực sự, trẻ có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị như sau:

  1. Dùng thuốc: Một số loại thuốc giúp cân bằng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh được sử dụng để kiểm soát triệu chứng ADHD. Các loại thuốc sử dụng cần theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
  2. Can thiệp sớm: Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để kiểm soát các triệu chứng không mong muốn của ADHD ở trẻ. Các chuyên gia sẽ sử dụng các kỹ thuật tâm lý trị liệu để điều chỉnh hành vi, tâm lý nhận thức của trẻ bị ảnh hưởng bởi ADHD một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Trung tâm Nhân Hòa can thiệp sớm cho trẻ tăng động giảm chú ý ở TpHCM được rất nhiều phụ huynh tin tưởng. Khi học can thiệp tăng động giảm chú ý ở trung tâm Nhân Hòa sẽ kiểm soát hành vi, chú ý tốt và phát triển các chức năng điều hành.
  3. Thay đổi thói quen tốt cho trẻ: Bên cạnh việc trị liệu hành vi, can thiệp sớm cho trẻ, cha mẹ có thể rèn cho con các thói quen tốt để tăng cường sự tập trung như: 
  • Ngủ đủ giấc ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
  • Về dinh dưỡng nên cho trẻ ăng nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc,… 
  • Thể dục thường xuyên: Giúp trẻ cải thiện tâm trạng, năng lượng và khả năng tập trung chú ý. Nên cho trẻ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, đá bóng, đi bơi,….
Can thiệp sớm cho trẻ tăng động giảm chú ý tại Trung tâm Nhân Hoà

Trên đây là toàn bộ dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 – 5 tuổi phụ huynh cần lưu ý nếu đang nghi ngờ bé nhà mình đang bị mắc ADHD. Hy vọng rằng, với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết, bạn sẽ có những kiến thức nhất định về chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ và có phương pháp xử trí phù hợp nếu con mình lỡ mắc phải. Chúc bé và gia đình bạn luôn mạnh khoẻ!

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN