Hội chứng tăng động còn được gọi là tăng động giảm chú ý ở trẻ em là một dạng rối loạn phát triển thường gặp. Trẻ có những hành vi hiếu động quá mức cùng với đó là sự mất tập trung chú ý. Điều này về lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, phát triển của trẻ. Vậy hội chứng tăng động ở trẻ là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa như thế nào?
Hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em là gì?
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một loại rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ. Biểu hiện đặc trưng của bệnh ở trẻ khi mắc hội chứng này đó là trẻ thường hiếu động quá mức, có những hành vi thái quá và khả năng tập trung chú ý kém.
Hội chứng tăng động ở trẻ em thường được phát hiện từ thời thơ ấu khoảng 1-3 tuổi và có thể kéo dài suốt đời. Hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn cho trẻ bị hội chứng tăng động.
Biểu hiện của hội chứng tăng động giảm chú ý
Biểu hiện của hội chứng tăng động giảm chú ý thường dễ nhận biết qua sự lăng xăng, tăng động và kém tập trung.
Giảm sự tập trung chú ý
Một trong những biểu hiện đặc trưng nhất của hội chứng trẻ tăng động đó là sự giảm tập trung chú ý. Chúng thường bỏ dở các hoạt động khi chưa hoàn thành xong công việc. Ngoài ra, trẻ thường cũng rất thích chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm do bị hấp dẫn bởi một công việc khác.
Hiếu động quá mức
Trẻ thường chạy nhảy, nô đùa, nghịch ngợm quá mức cho phép. Trong những nơi cần sự yên tĩnh, riêng tư chúng không thể ngồi yên được một chỗ. Cùng với đó là sự la hét, ồn ào quá mức mặc cho người lớn đã nhắc nhở nhiều lần.
Không kiềm chế cảm xúc
Trẻ không thể kiềm chế được cảm xúc và thường nóng nảy, ăn vạ người lớn khi không được làm theo ý mình. Khi tức giận trẻ thường mất kiểm soát và đôi khi không kiểm soát được hành vi của mình có thể gây thương tích cho những người xung quanh.
Nguyên nhân gây nên hội chứng tăng động
Nguyên nhân gây nên hội chứng tăng động kém tập trung ở trẻ vẫn chưa có lời giải đáp chính xác. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, hội chứng này được sinh ra là sự tương tác giữa yếu tố di truyền – gen và tác động của môi trường. Người phụ nữ trong quá trình mang thai có lạm dụng các chất kích thích, sử dụng rượu bia. Hoặc có thể tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường qua không khí, đường ăn uống.
- Gen – di truyền: Tỷ lệ cao nếu gia đình có người lớn hoặc anh chị em mắc chứng tăng động.
- Quá trình mang thai: Phụ nữ sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích
- Khi sinh: Trẻ sinh non thiếu tháng, nhẹ cân
- Môi trường: Khói bụi, ô nhiễm liên quan đến kim loại nặng như chì. Trẻ xem nhiều tivi, điện thoại cũng làm giảm khả năng tập trung.
Cách chữa hội chứng tăng động động giảm chú ý
Trẻ bị hội chứng tăng động không thể chữa khỏi hẳn. Theo các chuyên gia nghiên cứu về hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ thì với những trẻ trên 6 tuổi có thể kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi. Còn đối với trẻ dưới 6 tuổi thì ưu tiên sử dụng liệu pháp hành vi.
Thuốc chữa hội chứng tăng động
Sử dụng thuốc chữa tăng động giảm chú ý ở trẻ sẽ không giúp trẻ khỏi hẳn rối loạn này. Sử dụng thuốc có tác dụng giúp trẻ kiểm soát hành vi tốt hơn, tập trung hơn, ít tăng động và học tập tốt hơn.
Các loại thuốc sử dụng thường liên quan đến thần kinh. Trẻ có thể cần một thời gian thử thuốc để tìm ra loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên có thể gây ra các tác dụng phụ như nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy. Phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc chữa tăng động giảm tập trung ở trẻ khi không có các chỉ dẫn của các bác sĩ.
Liệu pháp giáo dục hành vi
Phương pháp giáo dục hành vi giúp cải thiện dấu hiệu hội chứng tăng động ở trẻ như:
- Hướng dẫn trẻ những công việc sinh hoạt hằng ngày theo thói quen như chơi xong phải xếp gọn đồ chơi đúng vị trí, ăn ngủ đúng giờ…
- Khen thưởng khi trẻ hoàn thành tốt công việc.
- Nhẹ nhàng khuyên bảo khi trẻ mắc lỗi, không quát mắng sẽ càng khiến trẻ dễ bị kích động hơn.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, sinh hoạt ngoài trời để trẻ tăng khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
Can thiệp hành vi cho trẻ mắc hội chứng tăng động ở đâu?
Liệu pháp hành vi được tổ chức cho trẻ tăng động tại các trung tâm giáo dục hòa nhập, các bệnh viện nhi.
Các cơ sở Trung tâm Nhân Hòa với đội ngũ chuyên gia, giáo viên chuyên sâu về kinh nghiệm, Tận Tâm Đồng Hành cùng trẻ sẽ giúp trẻ mắc hội chứng tăng động kiểm soát tốt hành vi, tăng cường khả năng tập trung, chú ý. Hãy liên hệ với chúng tôi để trẻ được test đánh giá kỹ lưỡng, chuẩn xác và tiến bộ tốt nhất.
Bài viết trên của Trung tâm Nhân Hòa đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì? nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa cho trẻ. Hãy đưa trẻ đi khám và can thiệp sớm để các biểu hiện không trở lên nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên.