Trẻ 2 tuổi chậm nói: Nguyên nhân & cách dạy bé nói hiệu quả

Trẻ hai tuổi chậm nói, chưa nói được các từ đơn giản, không nói được cụm 2 – 4 từ, câu ngắn khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Trẻ 2 tuổi chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể khắc phục được nếu cha mẹ biết cách. Hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết 9 cách dạy bé nói hiệu quả!

Tìm hiểu trẻ 2 tuổi bị chậm nói

Trẻ 2 tuổi bị chậm nói có thể là dấu hiệu của việc trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ chậm hơn bình thường, khi lớn lên có thể mắc các chứng như nói ngọng, nói lắp, nói vô nghĩa … khiến trẻ không tự tin giao tiếp. Trẻ chậm nói cũng có thể do mắc chứng rối loạn phát triển. Đặc biệt trẻ mắc chứng tự kỷ chậm nói ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác của trẻ. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc học tập, giao tiếp và hòa nhập với xã hội.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi trẻ bị chậm nói. Can thiệp âm ngữ trị liệu sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nói tốt hơn. Một số trẻ chỉ cần thêm thời gian để hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình. Nhưng trường hợp chậm nói kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện ở trẻ. Để tốt nhất, bạn có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia để xác định chính xác tình trạng của con. 

Trẻ 2 tuổi chậm nói có phải gặp vấn đề về trí não?

Trẻ 2 tuổi chậm nói không đồng nghĩa với việc trẻ gặp vấn đề về trí não. Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ mắc các rối loạn phát triển thần kinh như rối loạn phổ tự kỷ, tăng động chậm nói, trẻ chậm phát triển ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. 

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan với tình trạng chậm nói của con. Tốt nhất, cha mẹ hãy cho con đi thăm khám để được tìm hiểu rõ nguyên nhân gây chậm nói, nếu chậm nói do các rối loạn phát triển thần kinh, rối loạn ngôn ngữ thì cần can thiệp và trị liệu ngay để tránh cho các tình trạng tệ hơn xảy ra. 

Trẻ 2 tuổi chậm nói
Trẻ 2 tuổi bị chậm nói có sao không?

Nguyên nhân trẻ 2 tuổi chậm nói

Trẻ 2 tuổi chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Do bẩm sinh: Nếu các bộ phận môi, lưỡi, vòm mềm của trẻ có vấn đề do bẩm sinh thì trẻ có thể bị chậm nói. 
  • Cha mẹ ít giao tiếp với con: Việc cha mẹ ít giao tiếp với con sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của con, gây ra tình trạng chậm nói. Trẻ sẽ thường xuyên xem tivi, chơi điện thoại, ít nói chuyện với người xung quanh làm giảm kỹ năng giao tiếp. 
  • Gia đình sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Nếu trong gia đình có nhiều người sử dụng các ngôn ngữ khác nhau có thể khiến bé bị “loạn” ngôn ngữ, hoang mang không biết học theo ngôn ngữ nào và bị chậm nói.
  • Các yếu tố về sức khỏe, trí não: Nếu trẻ gặp các vấn đề về trí não, thính giác (không nghe thấy hoặc nghe kém) có thể khiến trẻ kém phát triển kỹ năng nói và bị chậm nói. 
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi chậm nói
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi chậm nói có thể do các yếu tố bẩm sinh, môi trường hoặc trí não

9 cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói hiệu quả tại nhà

Để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ, bên cạnh việc đưa con đi khám và can thiệp sớm chuyên môn, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số cách để kích thích, hỗ trợ khả năng ngôn ngữ của trẻ ngay tại nhà. Dưới đây là 9 cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói mà cha mẹ có thể áp dụng:

Nói chuyện, giao tiếp với trẻ thường xuyên

Đây là cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói đơn giản nhất nhưng cũng hiệu quả nhất. Cha mẹ nên nói chuyện với con mỗi khi có thể, về bất cứ điều gì xung quanh con. Cha mẹ có thể nói về những điều gần gũi, quen thuộc hay những thứ liên quan đến sở thích của con. 

Khi trò chuyện với trẻ, cha mẹ hãy cố gắng nói chậm, dừng nhiều lần và tránh nói ngọng để trẻ có thể nghe rõ và quen dần với các từ ngữ. Cha mẹ cũng nên khuyến khích con nói bằng cách đặt câu hỏi mở như “con thích màu gì?”, “con muốn ăn gì?” … 

Cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói tại nhà
Cha mẹ nói chuyện, giao tiếp với trẻ thường xuyên tại nhà

Dạy trẻ những từ, mẫu câu đơn giản

Cha mẹ có thể dạy trẻ 2 tuổi chậm nói những từ và mẫu câu đơn giản mà trẻ có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Những từ chỉ tên các đồ vật, con vật, người thân, bộ phận cơ thể, màu sắc, số đếm, chữ cái … cho đến các mẫu câu đơn giản như giới thiệu, chào hỏi, xin lỗi, … sẽ giúp trẻ phát triển từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả. 

Khi dạy trẻ những từ và mẫu câu đơn giản, cha mẹ nên kết hợp với hình ảnh, âm thanh hoặc cử chỉ để trẻ dễ nhớ hơn. Cha mẹ cũng nên lặp đi lặp lại nhiều lần và khuyến khích trẻ nhắc theo. 

Kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe

Kể chuyện và đọc sách cho trẻ nghe là một cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói rất hiệu quả. Cha mẹ có thể chọn những câu chuyện, sách có nhiều hình ảnh, màu sắc để thu hút trẻ và giúp trẻ học hỏi, ghi nhớ tốt hơn. 

Khi kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe, cha mẹ nên biểu lộ cảm xúc và sử dụng giọng điệu phù hợp để thu hút sự chú ý của trẻ. Cha mẹ cũng nên tương tác với trẻ bằng cách đặt câu hỏi, yêu cầu trẻ chỉ vào hình ảnh trong sách để trẻ nhận biết và ghi nhớ tốt hơn. 

Cha mẹ kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe

Đồng hành cùng con trong những lúc vui chơi

Chơi cùng con sẽ giúp con phát triển ngôn ngữ đồng thời gắn kết tình cảm cha mẹ với con hơn. Cha mẹ có thể chơi cùng con những trò chơi như xếp hình, lắp ghép, vẽ tranh, nhận biết màu chữ cái, màu sắc … Cha mẹ nên để con tự do sáng tạo và khám phá trong khi chơi, không nên ép buộc hoặc chỉ đạo con quá nhiều.

Khi chơi cùng con, cha mẹ nên nói chuyện với con về những gì con đang chơi và khuyến khích con nói về trò chơi để giúp con tự tin hơn và phát triển kỹ năng giao tiếp. 

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ một cách dễ dàng và thú vị. Trẻ sẽ học được cách phát âm, cách nhấn âm, cách ngắt lời và cách diễn đạt cảm xúc qua ngôn ngữ. Đồng thời, trẻ cũng sẽ phát triển được khả năng nghe, có thêm niềm vui và sự thư giãn khi nghe âm nhạc. Cha mẹ có thể cho trẻ nghe các bài hát ru, nhạc thiếu nhi … có lời dễ hiểu, âm điệu dễ nghe và giai điệu dễ nhớ. 

Tạo cơ hội cho con tham gia các hoạt động ngoài trời

Cha mẹ có thể tạo cơ hội cho con tham gia các hoạt động ngoài trời bằng cách đưa con đi chơi ở công viên, bãi biển, cắm trại, khám phá thiên nhiên … Điều này sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ một cách tự nhiên và sinh động. Trẻ sẽ có thêm từ vựng và kiến thức liên quan đến các hoạt động và môi trường ngoài trời, phát triển được kỹ năng vận động, kỹ năng quan sát và kỹ năng khám phá. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ có thêm sức khỏe và niềm vui khi chơi ngoài trời.

Tạo cơ hội cho con tham gia các hoạt động ngoài trời

Hạn chế và kiểm soát thời gian sử dụng TV, internet

Cha mẹ nên hạn chế và kiểm soát thời gian sử dụng TV, internet của trẻ. Bởi việc cho trẻ xem TV hay sử dụng internet quá nhiều có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ như giảm sự tập trung, giảm trí nhớ và kém giao tiếp. 

Khuyến khích trẻ tự thực hiện việc cá nhân vừa sức của mình

Khuyến khích trẻ tự thực hiện việc cá nhân sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ một cách hiệu quả. Trẻ 2 tuổi chậm nói sẽ có thêm từ vựng và kiến thức liên quan đến các việc cá nhân. Đồng thời, trẻ cũng sẽ tự lập hơn và điều này giúp ích nhiều cho tương lai của trẻ. 

Cha mẹ có thể khuyến khích, hướng dẫn trẻ thực hiện các việc cá nhân như tự ăn uống, tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, tự dọn dẹp đồ chơi … Trong thời gian trẻ làm hãy dạy trẻ những từ vựng, màu sắc, đồ vật, con vật để vốn từ của trẻ phong phú hơn.

Kiên nhẫn cùng con từng ngày

Cuối cùng, cha mẹ cần kiên nhẫn cùng con từng ngày để giúp con phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ không nên trách phạt hay to tiếng với con khi chúng phát âm, nói sai, hay học ngôn ngữ chậm. Thay vào đó, bạn nên động viên và khích lệ con khi con có tiến bộ, dù là nhỏ nhất.

Các câu hỏi thường gặp

Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao?

Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao là băn khoăn của nhiều phụ huynh muốn phát triển ngôn ngữ cho con. Cha mẹ hãy theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ để phát hiện và hỗ trợ trẻ tốt nhất. Với những trẻ chậm nói đơn thuần nhẹ, trẻ có thể tự phục hồi qua 9 cách dạy trẻ tập nói tại nhà hiệu quả trên đây. Với những trẻ chậm hơn 30% trẻ thông thường cần cho trẻ đi khám chậm nói và can thiệp sớm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Một số mốc ba mẹ cần đặc biệt quan tâm và cho trẻ đi khám, can thiệp sớm như:

  • 18 tháng tuổi chưa nói được từ nào
  • Trẻ 2 tuổi chỉ nói được một số từ đơn hạn chế (khoảng 10-20 từ)
  • Chưa nói được cụm 2-3-4 từ, câu đơn giản
  • Chưa biết trả lời câu hỏi đơn giản con gì, ở đâu, làm gì
  • Ít giao tiếp mắt, gọi tên không quay đầu, thích một mình.

Khi trẻ 2 tuổi chậm nói ba mẹ phảo theo dõi sát sao tình hình chậm nói của con, so sánh với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường, đi khám và cho trẻ can thiệp sớm để phát triển ngôn ngữ, lời nói cho trẻ.

Trẻ 2 tuổi chậm nói có sao không?

Trẻ chậm nói 2 tuổi có thể ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên hậu quả cụ thể còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói. Trường hợp trẻ chậm nói đơn thuần do môi trường ít giao tiếp. Cha mẹ hoặc các cô tích cự dạy trẻ biết nói thì ảnh hưởng đến trí tuệ không lớn.

Trường hợp trẻ chậm nói do mắc các rối loạn phát triển thần kinh như tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ, tăng động chậm nói thì sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và kỹ năng của trẻ. Sự ảnh còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ ở các rối loạn phát triển. Trẻ sẽ gặp khó khăn về giao tiếp, nhận thức, học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Khám và dạy can thiệp sớm cho trẻ 2 tuổi chậm nói ở đâu?

Dạy trẻ 2 tuổi chậm nói
Trung tâm Nhân Hòa chuyên dạy can thiệp sớm 1-1 trẻ 2 tuổi chậm nói

Ba mẹ có thể cho trẻ chậm nói đi khám ở các bệnh viện nhi, phòng khám đa khoa về trẻ em và các trung tâm giáo dục dạy trẻ chậm nói. Việc khám và phát hiện trẻ 2 tuổi chậm nói đơn thuần hay mắc các rối loạn phát triển khác rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Trung tâm Nhân Hòa tại TpHCM là địa chỉ uy tín lâu năm và dạy can thiệp sớm 1-1 cho trẻ chậm nói hàng đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm chuyên thực hiện khám đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện cho trẻ chậm nói, xác định dấu hiệu rối loạn phát triển khác. Với đội ngũ giáo viên chuyên môn sâu, yêu thương, Tận Tâm Đồng Hành cùng trẻ và gia đình giúp trẻ chậm nói mở rộng vốn từ vựng, phát triển ngôn ngữ hiểu, giao tiếp và lời nói trôi chảy.

Kết luận

Trẻ 2 tuổi chậm nói là một vấn thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ. Bài viết đưa ra những nguyên nhân, cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói và những chia sẻ giúp cha mẹ trẻ phải làm sao để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Nếu cha mẹ có bất kỳ câu hỏi gì hay cần hỗ trợ, hãy liên hệ với các cơ sở Trung tâm Nhân Hòa để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, giao tiếp và lời nói trôi chảy.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN