Rối loạn phổ tự kỷ là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Rối loạn phổ tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Bài viết này chia sẻ kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị rối loạn phổ tự kỷ để trẻ tiến bộ tốt nhất. Các công cụ test và các mức độ rối loạn phổ tự kỷ cũng được chia sẻ trong nội dung bài viết. Hãy cùng tìm hiểu.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ hay tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) là một loại rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi. Đặc điểm của tự kỷ là sự khác biệt trong cách thức tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và tương tác với thế giới xung quanh.

Tự kỷ là một rối loạn phát triển được đặc trưng bởi hai khiếm khuyết chính là suy yếu về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi rập khuôn định hình, sở thích hạn hẹp. Rối lọan phổ tự kỷ có sự khác nhau về phạm vi, mức độ nặng nhẹ, tuổi khởi phát và sự tiến triển của những triệu chứng ở mỗi cá nhân có rối loạn này.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì
Tự kỷ là một loại rối loạn phát triển não bộ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội

Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ

Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ cho đến nay vẫn chưa được làm rõ một cách chính xác. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy các yếu tố di truyền – gen và môi trường là những nguyên nhân chính gây ra tự kỷ.

Ngoài ra, người mẹ trong quá trình mang thai có sử dụng các chất kích thích, tuổi ba mẹ sinh con lớn, sinh con sớm, nhẹ cân cũng là yếu tố liên quan đến nguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở các khu công nghiệp, đô thị ô nhiễm không khí cũng cao hơn. Do đó nguyên nhân tự kỷ được cho là sự kết hợp từ nhiều yếu tố.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ yêu cầu sự hỗ trợ thế nào?

Có 03 mức độ của rối loạn phổ tự kỷ ứng với các yêu cầu sự hỗ trợ đối với người mắc phải:

Cấp độ 1 – Yêu cầu hỗ trợ

Người có mức độ của rối loạn phổ tự kỷ ở cấp độ này yêu cầu ít hỗ trợ hơn 2 mức còn lại. Những trẻ em tự kỷ ở mức độ này có thể nói được câu trôi chảy, có khả năng khởi xướng và tham gia vào giao tiếp nhưng thường duy trì vòng giao tiếp không hiệu quả, khó khăn trong việc đồng bộ giữa cử chỉ và lời nói như cung giọng phẳng, ít sử dụng cử chỉ điệu bộ trong khi giao tiếp. Khi không có sự hỗ trợ trực tiếp, sự thiếu hụt trong kỹ năng giao tiếp xã hội gây ra những suy giảm đáng kể về giao tiếp và tương tác xã hội trong đời sống.

Cấp độ 2 – Yêu cầu hỗ trợ đáng kể

Mức độ của rối loạn phổ tự kỷ này cần nhiều hỗ trợ, những trẻ tự kỷ ở mức độ này có sự thiếu hụt rõ rệt trong các kỹ năng giao tiếp xã hội bằng lời nói và không lời.

Cấp độ 3 – Yêu cầu hỗ trợ rất đáng kể

Mức độ của rối loạn phổ tự kỷ này cần rất nhiều hỗ trợ, những trẻ có mức độ tự kỷ ở cấp độ này có sự suy yếu nghiêm trọng trong các kỹ năng giao tiếp xã hội bằng lời nói và không lời như không nói được hoặc nói rất ít gây ra sự suy giảm trầm trọng trong hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

Các dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ cơ bản là sự suy kém về giao tiếp và tương tác xã hội. Có các hành vi hoặc sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại. Người mắc chứng tự kỷ cũng rất khó biểu lộ cảm xúc đối với những người xung quanh. Trẻ tự kỷ cũng nhạy cảm hoặc khó chịu với âm thanh, ánh sáng mạnh hoặc những thay đổi bất thường. Trẻ tự kỷ thường chậm nói và giao tiếp kém cả về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Họ gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ.

Với khoa học tiên tiến hiện nay, dấu hiệu trẻ rối loạn phổ tự kỷ đã được các chuyên gia phát hiện khi trẻ dưới 12 tháng và đưa ra lời khuyên theo dõi và can thiệp phòng ngừa. Dấu hiệu phổ tự kỷ thường trở nên rõ ràng hơn khi trẻ lớn lên khoảng 2-3 tuổi.

Hội chứng tự kỷ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội và hành vi. Tính chất và mức độ của ASD có thể biến đổi đáng kể giữa các cá nhân, do đó được gọi là “phổ tự kỷ”. Tùy thuộc vào mức độ tự kỷ, các dấu hiệu ở từng người mắc chứng cũng khác nhau.

Dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ
Trẻ tự kỷ nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng mạnh

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có hết không?

Rối loạn phổ tự kỷ sẽ không hết hoàn toàn nhưng có thể chữa được. Tự kỷ cũng không nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ có thể phát triển các kỹ năng xã hội và học hỏi để giảm đi các khó khăn và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Hội chứng tự kỷ là một loại rối loạn phát triển có tính cách hồi phục. Như vậy tự kỷ có chữa được nhưng không có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào để “chữa lành” hoàn toàn. Hiện nay các trung tâm dạy trẻ tự kỷ với các phương pháp can thiệp sớm, hỗ trợ và đào tạo thích hợp. Nhiều trẻ tự kỷ có thể phát triển các kỹ năng xã hội, học hỏi để giảm đi các khó khăn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hội chứng tự kỷ không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ. Các mức độ và biểu hiện của hội chứng tự kỷ khác nhau ở mỗi người. Việc chăm sóc sức khỏe tốt và hỗ trợ hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người tự kỷ.

Điều quan trọng là hiểu và hỗ trợ người tự kỷ bằng cách tạo điều kiện để họ có thể phát triển, học hỏi và tham gia xã hội một cách tốt nhất. Điều này bao gồm đảm bảo họ nhận được các dịch vụ hỗ trợ phù hợp, đào tạo và giáo dục phù hợp, cùng với sự chăm sóc tốt về sức khỏe thể chất và tâm lý.

Test rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

Hiện nay có nhiều công cụ để đánh giá, test trẻ rối loạn phổ tự kỷ nhưng các bác sĩ, nhà chuyên môn thường không sử dụng một công cụ duy nhất nào mà thường kết hợp nhiều công cụ để làm cơ sở chuẩn đoán.

Các công cụ chẩn đoán, test rối loạn phổ tự kỷ như:

Phỏng vấn Chẩn đoán Tự kỷ – Đã sửa đổi (ADI-R)

Một công cụ chẩn đoán lâm sàng để đánh giá chứng tự kỷ ở trẻ em và người lớn. Công cụ này tập trung vào hành vi trong ba lĩnh vực chính: tương tác xã hội qua lại; giao tiếp và ngôn ngữ; và những sở thích và hành vi bị hạn chế và lặp đi lặp lại, rập khuôn. ADI-R phù hợp cho trẻ em và người lớn có độ tuổi trí tuệ khoảng 18 tháng tuổi trở lên.

Lịch trình quan sát chẩn đoán tự kỷ – Chung (ADOS-G)

Một đánh giá bán cấu trúc, tiêu chuẩn hóa về tương tác xã hội, giao tiếp, vui chơi và sử dụng tài liệu giàu trí tưởng tượng cho các cá nhân bị nghi ngờ mắc ASD. Lịch trình quan sát bao gồm bốn mô-đun kéo dài 30 phút, mỗi mô-đun được thiết kế để áp dụng cho các cá nhân khác nhau tùy theo mức độ ngôn ngữ biểu đạt của họ.

Thang đánh giá rối loạn phổ tự kỷ tự kỷ ở trẻ em (CARS)

Đánh giá ngắn gọn phù hợp để sử dụng cho bất kỳ trẻ nào trên 2 tuổi. CARS bao gồm các mục được rút ra từ năm hệ thống nổi bật để chẩn đoán bệnh tự kỷ; mỗi mục bao gồm một đặc điểm, khả năng hoặc hành vi cụ thể.

Thang đánh giá bệnh tự kỷ Gilliam – Phiên bản thứ hai (GARS-2)

Hỗ trợ giáo viên, phụ huynh và bác sĩ lâm sàng trong việc xác định và chẩn đoán bệnh tự kỷ ở những người từ 3 đến 22 tuổi. Nó cũng giúp ước tính mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn của trẻ.

Cẩm nang Thống kê và Chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM-5)

Đánh giá, test trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng Cẩm nang Thống kê và Chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM-5) còn cung cấp các tiêu chí tiêu chuẩn hóa để giúp chẩn đoán trẻ rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Test rối loạn phổ tự kỷ ở đâu?

Trung tâm Nhân Hòa là một trong những địa chỉ uy tín chuyên can thiệp, đánh giá, test rối loạn phổ tự kỷ kỹ lưỡng và toàn diện cho trẻ ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Trẻ tự kỷ thường được test kỹ lưỡng trong khoảng 1 giờ, phát hiện các suy yếu cốt lõi của trẻ, tư vấn cho gia đình và lên mục tiêu can thiệp đúng hướng giúp trẻ tiến bộ tốt nhất.

Trong một số trường hợp, trung tâm có thể chọn giới thiệu trẻ và gia đình đến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá và chẩn đoán thêm. Các chuyên gia này bao gồm bác sĩ nhi khoa phát triển thần kinh, bác sĩ nhi khoa phát triển hành vi, nhà thần kinh học trẻ em.

Phương pháp điều trị rối loạn phổ tự kỷ

Điều trị rối loạn phổ tự kỷ (ADS) không có phương pháp điều trị duy nhất. Thay vào đó, điều trị tự kỷ thường là một kết hợp giữa nhiều phương pháp và chú trọng đến việc hỗ trợ sự phát triển và chức năng xã hội của cá nhân tự kỷ. Dưới đây là một số cách điều trị chính dùng để hỗ trợ người tự kỷ:

Giáo dục đặc biệt, can thiệp cho trẻ tự kỷ

Điều trị trẻ tự kỷ thường bắt đầu từ môi trường giáo dục đặc biệt, được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân. Chương trình giáo dục đặc biệt này có thể gồm các hoạt động giáo dục, tập trung vào các kỹ năng xã hội, giao tiếp, học tập và sự tự lập. Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ thường là can thiệp sớm và ưu tiên can thiệp 1-1 (1 cô – 1 trò) để mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ hành vi

Hỗ trợ hành vi nhằm giúp người tự kỷ hiểu và kiểm soát hành vi của mình. Các phương pháp này bao gồm học cách quản lý cơn giận, giải thích rõ ràng các quy tắc xã hội và hướng dẫn các kỹ năng xã hội cơ bản.

Hỗ trợ ngôn ngữ và giao tiếp

Đối với những người có khó khăn trong giao tiếp, các phương pháp hỗ trợ ngôn ngữ và giao tiếp được áp dụng, chẳng hạn như kỹ thuật hội thoại, học cách sử dụng ngôn ngữ phi ngôn từ, và hỗ trợ học ngôn ngữ.

Phương pháp điều trị trẻ tự kỷ
Phương pháp điều trị trẻ tự kỷ hỗ trợ ngôn ngữ và giao tiếp

Các phương pháp học tập cụ thể

Đối với những người tự kỷ, một số phương pháp học tập cụ thể có thể hiệu quả hơn, chẳng hạn như sử dụng hình ảnh, mô hình và phương pháp học tập hướng tới sự lặp lại.

Hỗ trợ gia đình

Hỗ trợ gia đình là rất quan trọng trong việc quản lý và điều trị ASD. Gia đình cần được hướng dẫn cách tương tác với người tự kỷ và hỗ trợ trong việc hiểu và chấp nhận các khó khăn mà con cái đang đối diện. Ngoài ra gia đình cũng cần tìm hiểu những kiến thức về tự kỷ để giúp trẻ phát triển ở nhà.

Dùng thuốc điều trị rối loạn phổ tự kỷ

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra quyết định sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị. Các loại thuốc này có thể giúp giảm triệu chứng như cơn loạn thần, lo lắng, hoạt động lặp đi lặp lại và cải thiện tập trung.

Mỗi phương pháp điều trị được cá nhân hóa cho từng trường hợp cụ thể. Việc tư vấn và hỗ trợ từ các bác sĩ, chuyên gia về rối loạn phổ tự kỷ, giáo viên từ các trung tâm dạy trẻ tự kỷ là rất quan trọng để đảm bảo điều trị hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của người tự kỷ.

Trên đây Trung tâm Nhân Hòa đã chia sẻ tới ba mẹ rối loạn phổ tự kỷ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, địa chỉ test trẻ tự kỷ. Dù ở mức độ tự kỷ nào trẻ cũng đều cần sự hỗ trợ và can thiệp để giúp trẻ tiến bộ tốt và hòa nhập cộng đồng. Quý phụ huynh hãy liên hệ ngay với các cơ sở Trung tâm Nhân Hòa để được tư vấn và hẹn lịch test đánh giá kỹ lưỡng, đăng ký học cho trẻ phát triển tiến bộ.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN