Trẻ chậm nói hay đi nhón chân có phải bị rối loạn phổ tự kỷ?

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con của mình chậm nói hay đi nhón chân, bởi đây có thể là những dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ – một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Vậy trẻ chậm nói hay đi nhón chân có phải bị rối loạn phổ tự kỷ hay không? Cùng trung tâm Nhân Hòa tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tại sao trẻ đi nhón chân và chậm nói?

Nguyên nhân trẻ chậm nói hay đi nhón chân
Tại sao trẻ đi nhón chân và chậm nói?

Có một số nguyên nhân giải thích tại sao trẻ tự kỷ thường có thể đi nhón chân, bao gồm:

  • Thói quen: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ đi nhón chân do thích cảm giác cao hơn, thoải mái hơn hay muốn khám phá môi trường xung quanh. Trẻ chậm nói do thiếu sự kích thích từ người lớn, thiếu cơ hội giao tiếp hoặc trong gia đình sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. 
  • Tình trạng sức khỏe của cơ trẻ: Trẻ đi nhón chân do vấn đề về cân bằng, hoặc do gân gót và cơ ở cẳng chân ngắn hơn bình thường, khiến cho gót chân bị nhón lên mà không thể quay về vị trí cũ. Trẻ chậm nói do vấn đề về thính giác (không phản ứng và nghe được các âm thanh, từ đó không bắt chước và học nói được), vấn đề về vòm họng, lưỡi … 
  • Rối loạn phổ tự kỷ: Trẻ đi nhón chân và chậm nói  có thể do rối loạn phổ tự kỷ – một rối loạn liên quan đến sự phát triển của não bộ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ là một chứng rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh có biểu hiện rất sớm. Người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp khó khăn trong học tập, các vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội.

Người bị tự kỷ thường có các biểu hiện như lặp đi lặp lại một hành vi vô nghĩa, thiếu hụt kỹ năng xã hội và nhiều người thậm chí không có khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, … Tự kỷ ở trẻ còn có các biểu hiện như chậm nói, đi nhón chân, co giật, động kinh, rối loạn vị giác, tăng động giảm chú ý, gặp vấn đề về tiêu hóa … 

Trẻ chậm nói hay đi nhón chân có phải bị rối loạn phổ tự kỷ?

Trẻ đi nhón chân và chậm nói là những biểu hiện của chứng rối loạn phổ tự kỷ, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp trẻ có biểu hiện này trẻ đều bị tự kỷ. Trẻ chậm nói hay đi nhón chân cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như do thói quen hay do tình trạng sức khỏe của cơ thể … 

Nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan trước biểu hiện chậm nói hay đi nhón chân của trẻ, bởi nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể gây ra những hậu quả xấu cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có đáng lo ngại không?

Trẻ chậm nói hay đi nhón chân có đáng lo không
Trẻ đi nhón chân và chậm nói có đáng lo ngại không?

Theo các chuyên gia, trẻ đi nhón chân hay chậm nói có thể không nguy hiểm. Với những trẻ bình thường thì những tình trạng này chỉ xuất hiện khi trẻ còn nhỏ tuổi (1-2 tuổi) và lớn lên trẻ sẽ giống các trẻ bình thường. Tuy nhiên, với các trẻ bị tự kỷ thì cần can thiệp sớm để giúp trẻ phát triển toàn diện và hòa nhập nhanh với cộng đồng. 

Tuy đi nhón chân và chậm nói không nguy hiểm nhưng cha mẹ cần khắc phục cho trẻ để tránh tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Về lâu dài, nếu trẻ đi nhón chân thường xuyên sẽ bị hạn chế khả năng di chuyển, thường té ngã do không giữ được thăng bằng, không phát triển đều về cơ bắp chuối và làm suy yếu các cơ phí trước, dẫn đến bị đau và khó khăn khi di chuyển. 

Cách cải thiện tình trạng chậm nói hay đi nhón chân ở trẻ

Cách xử trí thói quen đi nhón chân ở trẻ

Đối với trẻ đi nhón chân do thói quen, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp trẻ bỏ thói quen này:  

  • Tạo điều kiện cho trẻ vận động nhiều hơn, cho trẻ chơi các trò chơi giúp tăng cường cơ chân và sự cân bằng như đạp xe, nhảy dây, chạy bộ …
  • Mua cho trẻ các loại giày phù hợp với kích thước và hình dạng bàn chân của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ đi chân trần trong nhà hoặc trên bề mặt cỏ, đất mềm … để tăng cường kích thích các dây thần kinh ở bàn chân.
  • Giúp trẻ làm dịu và giãn cơ chân vào buổi tối. 

Ngoài các cách trên, cha mẹ có thể cho con đến điều trị tại các trung tâm hỗ trợ trẻ chậm nói, trẻ rối loạn phổ tự kỷ để trẻ có thể cải thiện tình trạng đi nhón chân, chậm nói nhanh và hiệu quả nhất. Nếu cha mẹ chưa biết đâu là trung tâm uy tín, chất lượng thì một gợi ý tuyệt vời cho các cha mẹ đó chính là Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Nhân Hòa. Đây là trung tâm chuyên đánh giá, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ chậm phát triển, tăng động giảm chú ý.

Trung tâm Nhân Hòa có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, có phương pháp can thiệp tích hợp chuẩn khoa học sẽ giúp trẻ tiến bộ tốt nhất và hòa nhập hiệu quả vào cộng đồng. Cha mẹ có thể đến trực tiếp các cơ sở trung tâm Nhân Hòa hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho trẻ tự kỷ, chậm nói.

Kết luận:
Trẻ chậm nói hay đi nhón chân có thể là dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ, nhưng không tất cả các trẻ có biểu hiện này đều bị tự kỷ. Cha mẹ nên quan sát và theo dõi sự phát triển của trẻ và đưa trẻ đi khám, kiểm tra nếu thấy các dấu hiệu bất thường. Hy vọng trung tâm Nhân Hòa đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về trẻ chậm nói hay đi nhón chân.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN