Trẻ chậm nói hay la hét có sao không? 7 cách xử trí hiệu quả

Bạn có con nhỏ đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, nhưng lại thấy con không nói được mấy và chủ yếu là la hét? Bạn lo lắng không biết hiện tượng này có phải con mình bị tự kỷ hay không? Trong bài viết này, Trung tâm Nhân Hoà sẽ giúp các bậc cha mẹ biết được trẻ chậm nói hay la hét xuất phát từ đâu và gợi ý 7 cách xử trí tình trạng này một cách hiệu quả.

Trẻ chậm nói hay la hét có sao không? Có phải là tự kỷ không?

Trẻ chậm nói hay la hét
Trẻ chậm nói hay la hét có sao không? có phải trẻ bị tự kỷ không?

Trẻ chậm nói hay la hét là một trong những dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ (ASD) – là một nhóm các rối loạn thần kinh não bộ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và hành vi của trẻ. 

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng, không phải trẻ chậm nói hay la hét nào cũng là bị tự kỷ. Trong nhiều trường hợp, trẻ chỉ đơn thuần là không đủ ngôn ngữ để giao tiếp, muốn gây sự chú ý hoặc chưa biết cách bộc lộ cảm xúc. Do đó, cha mẹ cần quan sát hành vi của trẻ kỹ lưỡng hoặc đến thăm khám bác sĩ nếu cần để xác định đúng tình trạng của con để có phương án xử trí kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói hay la hét

Trẻ chậm nói hay la hét có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến:

Mắc rối loạn phổ tự kỷ

Như đã nói ở trên, tự kỷ là một nhóm các rối loạn thần kinh não bộ gây hạn chế trong việc giao tiếp và ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Do đó, khi muốn biểu đạt mong muốn, trẻ sẽ thường la hét để yêu cầu người khác đáp ứng nhu cầu của mình.

Trẻ chậm nói hay la hét mắc rối loạn phổ tự kỷ
Trẻ chậm nói hay la hét mắc rối loạn phổ tự kỷ

Bên cạnh hiện tượng chậm nói hay la hét, nếu bố mẹ phát hiện con có hành vi lặp đi lặp lại một hành động nhiều lần, thích chơi một mình, xoay bánh xe, thờ ơ khi người khác gọi và nói chuyện,… hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay bởi đây là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy trẻ rất có khả năng bị tự kỷ.

Trẻ chưa đủ ngôn ngữ để giao tiếp

Trẻ chậm nói có thể do trẻ chưa phát triển đủ ngôn ngữ để giao tiếp với người khác. Do đó, trẻ sẽ có xu hướng la hét để thể hiện nhu cầu, mong muốn hoặc cảm xúc để người xung quanh đáp ứng cho mình.

Trẻ muốn gây sự chú ý

Một số trẻ có thể la hét để gây sự chú ý của cha mẹ hoặc người thân để bày tỏ cảm giác mình bị “cho ra rìa” do không có ai chơi cùng hoặc thấy khó chịu bố mẹ đang bế một em bé khác. La hét dạng hành vi “giận hờn, ăn vạ”

Ngoài ra, một số trẻ cũng hay dùng tiếng hét như một “vũ khí” để “ra lệnh” cho cha mẹ hoặc để kiểm tra phản ứng của người lớn trước sự ăn vạ của mình.

Trẻ chưa biết cách bộc lộ cảm xúc

Trẻ chậm nói có mong muốn bộc lộ cảm xúc tương tự như những đứa trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, do còn hạn chế về giao tiếp, bé rất khó khăn trong việc thể hiện những cảm xúc đơn giản như sự hứng thú, niềm vui hay nỗi buồn.

Trẻ chậm nói hay la hét
Trẻ hay la hét vì chưa biết cách bộc lộ cảm xúc

Tình trạng này có thể dẫn đến việc dồn nén các cảm xúc, gây ra sự khó chịu trong tâm trạng của trẻ.  Do đó, trẻ thường la hét để thể hiện và giải tỏa những cảm xúc này. Trong những trường hợp tiêu cực hơn, bên cạnh la hét, trẻ còn ném đồ đạc, quậy phá hay thậm chí làm đau chính mình.

Trẻ bị rối loạn giác quan

Trẻ bị rối loạn giác quan thường có các giác quan nhạy cảm hơn bình thường hơn rất nhiều. Chẳng hạn như, những âm thanh như tiếng nước sôi, những màu sắc sặc sỡ khiến trẻ cực kỳ khó chịu và sợ hãi – trong khi những đứa trẻ khác cảm thấy không có vấn đề gì. 

Với việc các giác quan bị kích thích mạnh mẽ, trẻ sẽ cảm thấy sợ và có xu hướng la hét để tìm kiếm sự giúp đỡ từ người xung quanh.

Ảnh hưởng khi trẻ bị chậm nói hay la hét

Những ảnh hưởng khi trẻ chậm nói và hay la hét

Trẻ chậm nói hay la hét không những gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của trẻ mà còn cả cả những người xung quanh. Dưới đây là 4 ảnh hưởng chính nếu hiện tượng chậm nói la hét của trẻ kéo dài:

  • Ảnh hưởng tới tâm lý: Khi bị chậm nói hay la hét, trẻ sẽ bị hạn chế về khả năng giao tiếp và nhận thức xung quanh. Bé không thể bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của mình một cách phù hợp nên nỗi bức bối sẽ bị tích tụ và không thể giải toả được. Nếu không được phát hiện các rối loạn phát triển thần kinh và can thiệp sớm, trẻ có thể mắc phải những vấn đề tâm lý nghiêm trọng khi lớn lên như sang chấn tâm lý, tự ti, trầm cảm.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất: Hiện tượng chậm nói hay la hét cũng có thể gây ra những tổn thương về thể chất cho trẻ. La hét quá nhiều khiến trẻ kiệt sức, mệt mỏi. Bên cạnh đó, trong quá trình la hét, trẻ còn có thể tự làm tổn thương bản thân bằng cách cào cấu, ăn vạ, đập đầu vào tường để giải tỏa căng thẳng. Những hành động này không chỉ làm trẻ bị đau đớn, mà còn làm trẻ ngày càng kích động và khó kiểm soát hơn.
  • Gây mệt mỏi cho phụ huynh: Khi trẻ chậm nói hay la hét, cha mẹ và người chăm sóc sẽ gặp rất nhiều áp lực trong việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Điều này cũng có thể sinh ra tâm lý dằn vặt trong cha mẹ khi không tìm được cách giúp con.
  • Khiến trẻ khó khăn khi đi học: Trẻ chậm nói hay la hét sẽ có khả năng kiểm soát cảm xúc kém khi đến tuổi đi lớp sau này. Điều này sẽ khiến trẻ khó hoà nhập với các bạn, dẫn đến bị cô lập và bắt nạt. 

Các cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hay la hét

Trẻ chậm nói hay la hét có thể được khắc phục hiệu quả bằng các phương pháp sau:

Cách khắc phục ngắn hạn

Bình tĩnh quan sát và đánh lạc hướng trẻ để giải quyết tức thời

Khi trẻ la hét, cha mẹ và người thân cần có mặt ngay lập tức để xem xét tình huống và xử lý vấn đề con gặp phải. Có một số phương pháp giải quyết tình trạng này trong ngắn hạn như sau:

  • Quan sát, xử lý vấn đề con gặp phải: Cha mẹ nên quan sát xem con la hét vì lý do gì, là do đau đớn, sợ hãi, hay muốn được đáp ứng điều gì đó. Sau khi biết được vấn đề của con, cha mẹ cần xử lý chúng tuỳ trường hợp. Ví dụ: Nếu con la hét vì đau đớn, cha mẹ nên kiểm tra xem con có bị thương, bị ốm, hay bị dị ứng gì không. Nếu có, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ hoặc uống thuốc. Nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng, cha mẹ nên an ủi và vỗ về con để con nguôi bớt sự khó chịu. Cha mẹ cũng lưu ý một số trẻ la hét lặp đi lặp lại nhiều lần để được quan tâm nhiều hơn.
  • Đánh lạc hướng trẻ: Khi trẻ la hét với lý do thông thường, cha mẹ có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách hướng trẻ sang một hoạt động khác mà trẻ có hứng thú như: chơi đồ chơi, đọc truyện hay nghe nhạc. Mục đích của việc này là để giúp trẻ quên đi sự khó chịu hoặc căng thẳng mà bé đang gặp phải.
  • Không mắng phạt con: Người lớn không nên mắng phạt sự la hét của trẻ, vì điều này có thể làm bé càng thêm bức bối và sợ hãi. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh và nói chuyện với trẻ một cách nhẹ nhàng và yêu thương để trẻ dịu đi sự kích động.

Biện pháp khắc phục dài hạn

Can thiệp sớm là một trong những biện pháp giúp trẻ có thể cải thiện tình trạng chậm nói hiệu quả về lâu dài

Can thiệp sớm là một trong những biện pháp giúp trẻ có thể cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. Trị liệu hành vi có thể thay thế các hành vi la hét bằng những hành vi tích cực hơn và mang lại hiệu quả lâu dài.

Bên cạnh các phương pháp ngắn hạn, bậc cha mẹ nên tham khảo các biện pháp sau để trẻ khắc phục được triệt để tình trạng chậm nói hay la hét về lâu dài:

  • Tăng cường trò chuyện với trẻ: Một trong số các lý do khiến con chậm nói la hét là do vốn từ của con chưa đủ khiến không thể diễn tả trọn vẹn nhu cầu bằng lời nói. Do đó, để tạo môi trường cho con nói nhiều hon, cha mẹ và người thân nên dành thời gian để nói chuyện với trẻ hàng ngày để kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ của bé. Nếu trẻ nói sai hoặc không rõ, bố mẹ không quát mắng con mà nên kiên trì lặp lại điều trẻ nói một cách đúng và rõ ràng để trẻ có cơ hội học hỏi, cải thiện khả năng nói của mình hơn.
  • Giảm thiếu các yếu tố làm trẻ kích động: Cha mẹ, người thân nên tạo cho trẻ một môi trường yên tĩnh và thoải mái để trẻ có thể tập trung vào việc học ngôn ngữ. Nên giảm thiểu các yếu tố gây ồn ào hoặc làm căng thẳng cho trẻ như ti vi, điện thoại, máy tính hoặc những cuộc tranh cãi của người lớn trong gia đình. Việc này giúp trẻ tránh phân tâm hoặc sợ hãi, tạo điều kiện tốt nhất để con có thể thoải mái tự tin học nói.
  • Can thiệp sớm: Trong trường hợp trẻ chậm nói la hét là do rối loạn chậm phát triển, bố mẹ nên đưa con đến các trung tâm can thiệp để được đánh giá và khắc phục vấn đề từ sớm. Tại đây, trẻ sẽ được tiếp cận với phương pháp trị liệu phù hợp như tâm lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu,… từ các chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ trị liệu để con nhanh chóng khắc phục được vấn đề chậm nói và hoà nhập tốt hơn ở lớp học và tập thể sau này.
  • Điều trị nếu có bệnh lý: Nếu con được chẩn đoán chậm nói là do bệnh lý như: tổn thương thính giác, vùng miệng có dị tật,… trẻ cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa như phẫu thuật, dùng thuốc, đeo trợ thính,… để từ đó tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ học nói hiệu quả sau này.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hay la hét. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra tình trạng la hét, chậm nói của trẻ và các cách xử trí vấn đề này hiệu quả. Trung tâm Nhân Hòa chuyên dạy trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn và đăng ký học cho bé.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN