Trẻ mất tập trung giảm chú ý: biểu hiện và cách dạy hiệu quả

Trẻ mất tập trung giảm chú ý là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ em. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, sinh hoạt và phát triển toàn diện của trẻ. Trong bài viết này, Trung tâm Nhân Hoà sẽ giới thiệu cho bạn biểu hiện và cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả để giúp trẻ chú ý tốt, kiểm soát hành vi. Cùng bắt đầu nhé!

Trẻ mất tập trung giảm chú ý là như thế nào?

Trẻ mất tập trung giảm chú ý là những dấu hiệu của trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD). Đây là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ thiếu tập trung chú ý thường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung, kiểm soát bản thân và quản lý thời gian của trẻ.

Trẻ bị mất tập trung, giảm chú ý thường có những dấu hiệu sau:
  • Hay quên: Trẻ dễ quên những gì đã được học hoặc những gì đã được giao làm.
  • Dễ bị phân tâm: Trẻ dễ bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh như tiếng ồn, hình ảnh, đồ vật,…
  • Khó tập trung vào một nhiệm vụ: Trẻ khó tập trung vào một nhiệm vụ trong thời gian dài, thường hay bỏ dở giữa chừng.
  • Khó hoàn thành nhiệm vụ: Trẻ gặp khó khăn khi phải hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp hoặc kéo dài.
  • Khó kiểm soát hành vi: Trẻ dễ bị kích thích, khó kiềm chế cảm xúc và hành vi.
Trẻ mất tập trung giảm chú ý
Hay quên và dễ bị phân tâm là những dấu hiệu giảm chú ý ở trẻ

Biểu hiện của trẻ mất tập trung giảm chú ý

Trẻ mất tập trung giảm chú ý có thể có những biểu hiện khác nhau tùy theo độ tuổi, môi trường và tính cách của trẻ. Tuy nhiên, có một số biểu hiện chung như sau:

Biểu hiện trẻ ADHD dạng không tập trung (ADD):

  • Hay quên, dễ bị phân tâm, bỏ lỡ thông tin khi nói chuyện
  • Khó khăn trong việc duy trì sự tập trung chú ý
  • Dễ bị xao nhãng, thường xuyên mất tập trung giảm chú ý.
  • Khó khăn để hoàn thành triệt để công việc
  • Trẻ có khả năng tổ chức và quản lý thời gian kém
  • Sơ hở trong công việc cần sự chi tiết, tỉ mỉ

Trường hợp trẻ tăng động thiếu tập trung

  • Hiếu động quá mức: Thường xuyên di chuyển, chạy nhảy liên tục
  • Hành vi không kiểm soát: Các biểu hiện bốc đồng, khó kiểm soát cảm xúc, hành vi như cáu giận, la hét,…
  • Khó chịu khi phải ngồi yên: Thường xuyên không thể ngồi yên trong thời gian dài, thường xuyên bỏ vị trí.
  • Nói nhiều, thường xuyên quấy rầy, gây khó chịu cho những người xung quanh.
Trẻ mất tập trung giảm chú ý thường xuyên bị phân tâm, “nhảy việc này qua việc kia”

Nguyên nhân giảm tập trung chú ý ở trẻ

Trẻ mất tập trung, giảm chú ý là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân trẻ em mất tập trung giảm chú ý có thể do nhiều tình trạng về thể chất và tâm lý gây ra như:

  • Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng
  • Trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi
  • Trẻ bị tổn thương về tâm lý
  • Trẻ gặp các rối loạn học tập, rối loạn cảm giác

Trẻ thiếu tập trung, giảm chú ý khám ở đâu?

Nếu bạn nghi ngờ trẻ có vấn đề về mất tập trung giảm chú ý, bạn nên đưa trẻ đến khám tại:

  • Các bệnh viện, Bác sĩ nhi khoa: Bác sĩ nhi khoa có thể đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ, kiểm tra những triệu chứng lâm sàng để loại trừ các biểu hiện giống ADHD từ những nguyên nhân về mặt bệnh lý thực thể.
  • Bác sĩ/chuyên gia tâm lý: Bác sĩ/chuyên gia tâm lý có thể đánh giá tình trạng tâm lý của trẻ, sử dụng những bài kiểm tra hay bảng đánh giá để xác định những rối loạn hay bệnh lý liên quan đến tập trung như: Tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn lo âu (OCD),… Qua đó xác định các phương pháp giúp trẻ tập trung tốt hơn.
  • Tại TP. HCM, trung tâm Nhân Hoà là một lựa chọn được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng để test/can thiệp sớm cho trẻ mất tập trung giảm chú ý. Trung tâm Nhân Hòa test đánh giá trẻ kỹ lưỡng, tư vấn cho phụ huynh và can thiệp, trị liệu hành vi giúp trẻ kiểm soát tốt hành vi, tăng cường sự chú ý và phát triển các chức năng điều hành.
khám trẻ mất tập trung giảm chú ý ở đâu
Trung tâm Nhân Hoà – địa chỉ test, can thiệp trẻ ADHD uy tín tại TP. HCM

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả

Trước tiên cha mẹ cần giảm bớt những nguyên nhân gây mất tập trung giảm chú ý ở trẻ. Dưới đây là cách dạy và bài tập để giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và chú ý tốt.

Cách dạy trẻ tăng cường sự tập trung, chú ý

  1. Tạo môi trường tân thiện, giảm bớt sự phiền nhiễu
  2. Đặt ra những mục tiêu và khen ngợi khi trẻ làm và hoàn thành
  3. Học tập kết hợp vui chơi tạo sự thích thú, tập trung
  4. Tránh cho trẻ làm nhiều việc cùng một lúc
  5. Chia nhỏ công việc, hoạt động giúp trẻ dễ hoàn thành
  6. Tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao: bơi, đá banh, chạy bộ, cầu lông,…
  7. Chơi các trò chơi đòi hỏi sự tập trung, luật lệ như chơi cờ vua, chơi theo lần lượt.
  8. Dạy trẻ trong các tình huống thực tế cần sự tập trung chú ý: đi bộ qua đường cần chú ý xe
  9. Ở lớp, rèn luyện dạy trẻ ngồi yên một chỗ, tránh chạy nhảy liên tục ảnh hưởng đến lớp học
  10. Đưa trẻ đến các trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý để can thiệp tập trung, chú ý cho trẻ

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý

Cha mẹ có thể áp dụng các bài tập cho trẻ giảm chú ý như:

  • Bài tập đếm ngược: Cha mẹ nên tăng dần độ khó đếm ngược từ 10, 20, 30, … để tăng sự tập trung chú ý của con
  • Bài tập nghe và làm theo: Chắc cha mẹ đã từng nghe qua trò chơi mắt – mồm – tai, hay làm theo khẩu lệnh ngồi, đứng, bước. Đây là những bài tập giúp cải thiện và duy trì sự chú ý tốt cho trẻ
  • Chơi trò chơi ghép hình, tô màu: đây cũng là những trò chơi cần duy trì sự tập trung và chú ý của trẻ.
  • Các bài tập giúp dạy trẻ ngồi yên như: tô màu trẻ thích, các đố vui, chơi đồ chơi trẻ yêu thích, khen ngợi các hành vi tích cực.
Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý
Có rất nhiều hoạt động để dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cải thiện tình trạng hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho trí não, cải thiện sự tập trung

Hiện nay có rất ít nghiên cứu chứng minh về mối liên hệ giữa thực phẩm và sự giảm thiểu các triệu chứng ADHD. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ăn một số loại thực phẩm có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và từ đó gián tiếp hỗ trợ sức khỏe não bộ, một số loại thực phẩm này là:

  • Rau & trái cây.
  • Thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như trứng, sữa, thịt nạc, các loại hạt, đậu nành và sữa chua ít béo
  • Thực phẩm chứa chất béo tốt, chẳng hạn như: quả bơ, hạt chia, đậu phụ,…
  • Thực phẩm giàu Carbohydrate phức tạp như đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, gạo lứt, bột yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thực phẩm giàu Vitamin B, chẳng hạn như: rau lá xanh, bông cải xanh và đậu xanh
  • Thực phẩm giàu kẽm, sắt và magiê, chẳng hạn như: gia cầm, hải sản, thịt, các loại hạt và đậu nành.
  • Axit béo omega-3, chẳng hạn như: cá hồi, quả óc chó,…
Dinh dưỡng giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể, từ đó gián tiếp hỗ trợ sức khoẻ não bộ.

Trên đây là Trung tâm Nhân Hòa chia sẻ biểu hiện và cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cũng như những bài tập giúp trẻ chú ý tốt hơn. Hy vọng rằng, với những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết, các bậc cha mẹ đã có được những kiến thức cần thiết về tình trạng trẻ thiếu tập trung chú ý và biết được cách xử trí phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của gia đình mình. Chúc bạn và con luôn mạnh khoẻ!

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN