Trẻ nói lắp, hay còn gọi là nói cà lăm là một hiện tượng phát âm không bình thường, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, tâm lý và học tập của trẻ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu trẻ nói lắp là gì? Các cách chữa nói cà lăm hiệu quả cho trẻ được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Trẻ nói lắp, nói cà lăm là như thế nào?
Nói lắp, hay nói cà lăm là một tình trạng không ổn định trong việc sử dụng ngôn ngữ, thường xuất hiện khi trẻ gặp phải các vấn đề về rối loạn ngôn ngữ. Biểu hiện của tình trạng này thường là sự gián đoạn trong quá trình phát âm, khiến cho các từ được kéo dài hoặc lặp đi lặp lại, khiến lời nói của trẻ không rõ ràng hoặc khó hiểu.
Nói lắp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, chúng thường xuyên xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn tập nói từ 2 – 5 tuổi. Nếu không được xử lý kịp thời, vấn đề này có thể kéo dài vào giai đoạn lớn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập – thậm chí là cả sự nghiệp và cuộc sống của trẻ khi lớn lên. Việc điều trị nói lắp phải được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên.
Theo các nghiên cứu, khoảng 80% trẻ nói lắp có khả năng tự khỏi trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, 20% còn lại có thể cần thêm thời gian và trong số đó, một số trẻ có thể vượt qua tình trạng nói lắp khi bắt đầu quá trình đi học. Tuy nhiên, khoảng 5% còn có thể tiếp tục mắc phải vấn đề này tới khi lớn.
Dấu hiệu trẻ nói lắp dễ thấy và phổ biến nhất
Trẻ nói lắp thường khá dễ để nhận biết. Do đó, nếu bố mẹ thấy con bắt đầu thấy con có những hiện tượng dưới đây, cha mẹ hãy hỗ trợ trẻ khắc phục từ sớm:
Trẻ 2 tuổi nói lắp: Trẻ có thể lặp lại âm, âm tiết, từ hoặc cụm từ một hoặc nhiều lần khi nói, ví dụ như “M-m-m-m-mẹ ơi”, “Con con con con thích ăn kẹo”. Trẻ có thể có những khoảng nghỉ giữa chừng ở các từ hoặc câu khi nói, ví dụ như “Con thích … … … chơi bóng”. Trẻ có thể có những biểu hiện căng thẳng, lo lắng, sợ hãi hoặc tức giận khi bị nói lắp.
Trẻ 3 tuổi nói lắp: Các biểu hiện nói lắp tương tự ở trẻ 2 tuổi. Trẻ có thể có những hành động kèm theo khi nói lắp, như nháy mắt, nắm chặt tay, nhăn mặt,…. Trẻ có thể tránh nói những từ hoặc câu mà trẻ nghĩ sẽ nói lắp, hoặc tránh hầu như hoàn toàn việc nói.
Trẻ 4 tuổi nói lắp: Dấu hiệu lời nói của trẻ vẫn lắp bắp, lặp lại nhưng có thể càng thêm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Trẻ có thể bị chế giễu, bắt nạt hoặc bị cô lập bởi bạn bè xung quanh. Trẻ có thể có những cảm xúc tiêu cực về bản thân, như tự ti, xấu hổ, buồn, hay cáu giận.
Nguyên nhân trẻ nói lắp
Nói lắp ở trẻ từ 2 – 6 tuổi là một hiện tượng phổ biến và thường cải thiện tự nhiên trong thời gian ngắn. Khoảng 75% nói lắp có thể tự cải thiện, 25% trẻ còn lại sẽ tiếp tục nói lắp, thậm chí là sẽ bị đến khi lớn. Nguyên nhân cụ thể gây nói lắp ở trẻ hiện vẫn chưa được Y học chứng minh rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong trường hợp gia đình có người bố, mẹ hoặc anh chị em mắc tật nói lắp, nguy cơ của trẻ sẽ tăng lên gấp 3 lần.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ khác cũng ảnh hưởng đến việc nói lắp ở trẻ. Trong đó, giới tính là một yếu tố quan trọng khi con trai có khả năng nói lắp cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với con gái.
Các yếu tố tâm lý như cảm xúc, căng thẳng và kích động cũng là một nguyên nhân khiến trẻ nói lắp nhiều hơn. Chẳng hạn như, sự trêu chọc từ những người xung quanh khiến trẻ cảm thấy bối rối, khó xử và gây ra hiện tượng nói cà lăm khi nói chuyện. Lâu dần có thể hình thành sự tự ti và nhút nhát ở trẻ.
Hậu quả khi bé nói lắp, cà lăm
Trẻ nói lắp thông thường sẽ chỉ là một giai đoạn tạm thời và tự khắc biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài hơn 6 tháng, bạn nên đưa trẻ đi can thiệp bởi nói lắp có thể theo trẻ tới khi trưởng thành. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không ít đến cuộc sống, học tập và thậm chí sự nghiệp sau này của trẻ.
Một số hậu quả khôn lường của nói lắp nếu không được can thiệp kịp thời:
- Trẻ nói lắp thường sẽ ngại ngùng khi giao tiếp và tránh nói những từ hoặc câu mà trẻ nghĩ sẽ nói lắp.
- Trẻ nói lắp bị chế giễu, bắt nạt hoặc bị cô lập bởi bạn bè hoặc người lớn.
- Trẻ nói lắp có những cảm xúc tiêu cực về bản thân, tâm lý không ổn định.
- Gặp nhiều vấn đề trong học tập, giao tiếp bởi không thể bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Bị mất nhiều cơ hội làm việc khi lớn lên, đặc biệt với những ngành/công việc cần giao tiếp nhiều như: Kinh doanh, truyền hình, vị trí quản lý,…
Trẻ nói lắp phải làm sao? 2 cách chữa nói lắp hiệu quả
Cách chữa nói lắp cho trẻ tại nhà
Khi phát hiện trẻ nói cà lăm, bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ cải thiện, khắc phục lỗi giao tiếp tại nhà bằng những cách sau:
Thực hành với tốc độ nhanh: Cho trẻ xem tranh với các hình ảnh đa dạng như hoạt động, con vật, đồ chơi. Khuyến khích trẻ nói ngay mà không suy nghĩ quá nhiều, để tránh con có khoảng thời gian bị “tâm lý” và rơi vào vòng xoáy nói lắp. Bố mẹ nên khích lệ những phần con nói tốt và tuyệt đối không chê bai, tạo áp lực cho con ở những phần chưa làm được.
Tăng cường giao tiếp giữa con và các thành viên khác trong gia đình: Bố mẹ và các thành viên trong gia đình nên tạo môi trường giao tiếp tích cực hơn với trẻ để bé có cơ hội được tương tác, luyện tập nhiều hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cung nên tạo môi trường thoải mái, bình tĩnh và nói chậm để giúp trẻ bắt chước, từ đó nói chuyện được bình tĩnh và mạch lạc hơn.
Cùng trẻ hát những bài con thích: Thường xuyên hát cùng con những bài hát mà trẻ thích để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ. Khi hát, tâm lý trẻ cũng được giải toả, giúp con thoải mái khi phát âm hơn.
Khuyến khích con nói những từ đơn giản: Bố mẹ nên khuyến khích trẻ phát âm từ đơn giản, không cần sử dụng nhiều tư duy để đánh vần và nói. Tránh bắt trẻ luyện nói những từ phức tạp ngay từ đầu, điều này khiến trẻ dễ bị tự ti nếu không làm được, dẫn đến e ngại khi giao tiếp.
Điều trị nói lắp bằng can thiệp sớm
Ngoài những cách chữa nói lắp cho trẻ tại nhà, trẻ cũng nên được đưa đến các đơn vị can thiệp chuyên môn uy tín như Trung tâm Nhân Hoà để được các chuyên gia tâm lý đánh giá và can thiệp cho con. Can thiệp sớm là một phương pháp chữa nói lắp cho trẻ hiệu quả. Các biện pháp âm ngữ trị liệu và thực tiễn lâm sàng giúp trẻ khắc phục tật nói cà lăm một cách tối ưu và nhanh chóng hơn.
Tại trung tâm Nhân Hòa chữa trẻ nói lắp bằng cách thực hiện can thiệp 1:1 cho trẻ bằng những phương pháp khác nhau như: huấn luyện kỹ năng nói, tâm lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu,… từ đó giúp trẻ tăng cường sự tự chủ và tự tin, giảm thiểu những yếu tố khiến trẻ nói lắp.
Kinh nghiệm khi chữa nói lắp ở trẻ bố mẹ cần biết
Khi trẻ có hiện tượng nói lắp, gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ và khắc phục vấn đề này. Việc khắc phục và đồng hành cùng con khắc phục sớm sẽ giúp trẻ vượt qua khó khăn và phát triển ngôn ngữ một cách tự tin.
Dưới đây là 4 kinh nghiệm hữu ích mà các bậc phụ huynh cần biết để hỗ trợ trẻ nói cà lăm có thể cải thiện thành công:
- Đưa trẻ đi đánh giá xác định mức độ nói lắp cụ thể để từ đó áp dụng phương pháp phương pháp chữa phù hợp.
- Trong quá trình giúp trẻ, kiên trì là chìa khóa quan trọng nhất. Bố mẹ cần tạo môi trường thoải mái, không áp lực và luôn lắng nghe trẻ một cách chân thành và kiên nhẫn. Tránh bình luận, chỉ trích, hoặc quát mắng trẻ khiến tâm lý của con căng thẳng, sợ sệt và tự ti. Một khi trẻ bị sợ, con sẽ không dám giao tiếp nữa và vấn đề nói lắp có thể trở nên nặng hơn.
- Bố mẹ không nên tập trung quá mức vào việc sửa lỗi ngôn ngữ của trẻ. Thay vào đó, hãy tập trung cố gắng vào việc hiểu ý của trẻ và khích lệ bé nói nhiều hơn thể hiện suy nghĩ của mình một cách tự tin.
- Bạn nên hiểu rằng, tâm lý của trẻ không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây nên vấn đề nói lắp, nhưng vấn đề này có thể làm cho tình trạng nói cà lăm trở nên phức tạp hơn. Trẻ thích chơi hơn thích học, do đó, việc sửa lỗi ngôn ngữ nên được bố mẹ thực hiện bằng cách lồng ghép khi con chơi – từ đó mang lại không gian thoải mái, không gây áp lực cho trẻ.
Lời kết
Trên đây là những nguyên nhân tại sao trẻ nói lắp, cũng như cách chữa nói lắp hiệu quả cho bé. Nói lắp dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tuy nhiên chúng lại ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp, cuộc sống, tâm lý của trẻ. Do đó, bố mẹ cần khắc phục sớm bằng cách dạy con tại nhà hoặc đưa con đến các cơ sở Trung tâm Nhân Hoà để can thiệp chữa trẻ nói lắp hiệu quả.