Trẻ nhút nhát và 5 cách khắc phục cho con hiệu quả

Nhút nhát là tình trạng khá phổ biến ở trẻ khi ở chỗ đông người, gặp những người lạ, ít chủ động làm quen với những bạn mới khiến trẻ tự ti và cô lập. Trẻ nhút nhát thường rụt rè, xấu hổ và né tránh sợ khi cần thử sức việc mới và khó. Vậy biểu hiện của trẻ nhút nhát là gì? Cách khắc phục sự nhút nhát giúp trẻ tự tin hơn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

Trẻ nhút nhát và cách khắc phục

Con có thực sự nhút nhát như cha mẹ nghĩ?

Trước hết, bạn cần phân biệt giữa nhút nhát và hướng nội. Nhút nhát là một trạng thái tâm lý khi con cảm thấy lo lắng, bối rối, khó chịu hoặc sợ hãi khi gặp những người hay những tình huống mới. Hướng nội là một đặc điểm tính cách khi con thích ở một mình, suy nghĩ nhiều và không cần sự chú ý từ người khác. Một đứa trẻ có thể vừa nhút nhát vừa hướng nội, hoặc chỉ nhút nhát hoặc chỉ hướng nội.

Trẻ hay ở một mình chưa chắc đã là trẻ nhút nhát
Trẻ hay ở một mình chưa chắc đã là trẻ nhút nhát.

Để phân biệt được, bạn nên chú ý hành vi của con thật kỹ và không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Nếu xác định tính cách con là hướng nội – không phải nhút nhát, cha mẹ không cần và không nên ép buộc con theo mong muốn của mình.

Một số biểu hiện của trẻ nhút nhát

Các dấu hiệu biểu hiện tính nhút nhát ở trẻ

  • Rụt rè, xấu hổ khi tiếp xúc với những người xung quanh – đặc biệt là người lạ.
  • Tâm lý né tránh, ự ti, sợ khi “thử sức” khi làm một việc mới.
  • Nhạy cảm với lời nhận xét, đánh giá từ người lớn và bạn bè.
  • Không có chính kiến, chỉ làm theo ý/sắp đặt của người khác.
  • Thụ động trong học tập, cuộc sống.
  • Dễ bị cô lập, bắt nạt.
  • Khó khăn khi diễn đạt ý của mình trước mọi người xung quanh.

Nguyên nhân tại sao trẻ nhút nhát thiếu tự tin

Tình trạng nhút nhát ở có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Cha mẹ quá nuông chiều, bảo bọc: Gia đình bảo bọc quá mức khiến trẻ thiếu kỹ năng xã hội và tự bảo vệ bản thân. Điều này khiến trẻ dễ thu mình và sợ va chạm ở trường và ngoài xã hội.

Hay la mắng, quát nạt trẻ: Bố mẹ lạm dụng việc la mắng có thể khiến trẻ càng ngày càng sợ hãi, nhút nhát và tự ti. Từ đó, trẻ trở nên thụ động, sợ trải nghiệm mới bởi lo lắng bị người lớn la mắng.

Không lắng nghe con cái: Bố mẹ, người lớn không lắng nghe con cái khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi, xem nhẹ bản thân. Từ đó, trẻ dần tự ti – không dám bày tỏ ý kiến, mong muốn của bản thân trước người khác.

Ảnh hưởng tính cách của người thân trong gia đình: Gia đình là “cái nôi” dựng xây tính cách của trẻ. Do đó, nếu người thân trong gia đình có tính nhút nhát, rất có khả năng trẻ cũng nhút nhát.

Trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài: Môi trường sống quá bao bọc bởi gia đình, ít tiếp xúc với thế giới xung quanh khiến con ít có trải nghiệm sống, điều này dẫn đến trẻ nhút nhát và tự ti khi sống trong môi trường tập thể như lớp học.

Những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống: Trẻ bị các bạn cô lập, tẩy chay bởi bạn bè hoặc bị người lớn đối xử bất công sẽ khiến trẻ bị tổn thương – từ đó dễ sinh tâm lý bất mãn, thu mình lại.

Trẻ nhút nhát thiếu tự tin phần nhiều là do ảnh hưởng từ gia đình, môi trường xung quanh.

Ảnh hưởng của tính cách nhút nhát trong sự phát triển của trẻ

Tính cách nhút nhát có thể có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tâm lý của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, chúng có thể tạo ra những tác động tiêu cực như sau:

Khó hòa đồng và ít bạn bè: Trẻ nhút nhát thường có cảm giác cô độc vì khó khăn trong việc kết bạn, giao tiếp với người khác. Do đó, những trẻ này thường ít bạn và rất khó hoà đồng.

Cảm giác cô độc và thiếu niềm vui: Việc sống quá tách biệt và ít bạn bè có thể dẫn đến sự cô độc và thiếu niềm vui trong tâm lý của trẻ nhút nhát.

Kìm hãm khả năng phát triển bản thân: Trẻ nhút nhát thường lo sợ bị phê phán khi làm sai, do đó rất ngại thử sức với những cơ hội. Từ đó, làm giảm khả năng phát triển bản thân và kỹ năng cá nhân.

Nguy cơ stress và vấn đề thể chất: Khả năng giao tiếp kém có thể tạo ra áp lực tâm lý, từ đó dẫn đến stress. Sự nhút nhát kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như chứng hoảng sợ hay sợ xã hội. Ngoài ra, stress kéo dài còn có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất như đau dạ dày, đau đầu.

Tình trạng nhút nhát kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, cuộc sống, học tập và cả sự nghiệp của trẻ khi lớn lên sau này.

Cách khắc phục tạo sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ nhút nhát

Để giúp con bớt nhút nhát và tự tin hơn, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

1. Hiểu và chấp nhận con

Nhút nhát là một trạng thái tâm lý không dễ thay đổi. Do đó, trước mắt bạn hãy tôn trọng tính cách hiện tại của con, không nên ép con phải thay đổi hoặc so sánh con với người khác. Cha mẹ hãy lắng nghe và thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của con. Hãy khích lệ và động viên con khi con cố gắng vượt qua những khó khăn.

2. Tạo môi trường an toàn và thân thiện cho con

Phụ huynh hãy cho con cảm thấy yêu thương, quan tâm và tin tưởng bằng cách cho con những hoạt động trải nghiệm tích cực, vui vẻ và ý nghĩa. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con tham gia vào các hoạt động phù hợp với năng lực và sở thích của con để trẻ hào hứng và tự tin phát huy thế mạnh của mình.

3. Giúp con phát triển kỹ năng xã hội

Bố mẹ hãy dạy con cách giao tiếp, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện cảm xúc một cách phù hợp. Song song với đó, bạn cũng nên khuyến khích và kiên nhẫn lắng nghe con nói ra ý kiến, chia sẻ suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ đến mẫu giáo, tham gia các câu lạc bộ để giúp con có cơ hội tiếp xúc, giao lưu nhiều hơn với các bạn cùng trang lứa.

4. Giúp con đối phó với những tình huống khó khăn

Bậc cha mẹ nên sát cánh cùng con đối mặt với những nỗi sợ hãi của mình, thay vì bỏ qua hoặc né tránh. Hãy giúp con xây dựng một kế hoạch để vượt qua những tình huống đó, bằng cách đặt ra những mục tiêu nhỏ, cụ thể và đo lường được.

Ví dụ: Con bạn tập xe đạp nhưng liên tục thất bại, dẫn đến sợ. Bố mẹ có thể giúp con giảm áp lực thay đổi mục tiêu từ “Biết đi xe đạp” thành “Tập xe đạp 15 phút mỗi ngày”. Khi cởi bỏ áp lực thành tích, con sẽ sẵn sàng duy trì tập xe đều đặn hơn và đạt được kết quả tốt hơn cuối cùng.

5. Khích lệ, giúp con tăng cường sự tự tin

Hãy khen ngợi con khi con làm được điều gì đó tốt, đạt được một thành tích nào đó hoặc cải thiện một kỹ năng nào đó. Điều này sẽ giúp con tự tin và bạo dạn hơn trong quá trình phát triển bản thân sau này.

Phương pháp dạy trẻ nhút nhát

Trong trường hợp tình trạng nhút nhát của trẻ ở mức độ cao, chẳng hạn như: con mất hết sự tự tin và dễ bị tổn thương, trẻ nhút nhát trong thời gian dài gây stress,… ba mẹ nên đưa bé đến các lớp dạy trẻ nhút nhát hoặc can thiệp trị liệu tâm lý, âm ngữ có những cách khắc phục cho trẻ nhút nhát tự tin hơn.

Trung tâm Nhân Hòa dạy trẻ nhút nhát trở lên tự tin và hòa nhập tốt hơn. Tại đây, trẻ sẽ được các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm tiếp xúc, đưa ra phương pháp giúp trẻ tìm ra điểm mạnh của mình. Từ đó, bé sẽ được kích thích sự tự tin và tinh thần bạo dạn một cách hiệu quả.

lớp học cho trẻ nhút nhát
Đưa trẻ can thiệp sớm là một trong những cách hiệu quả để trẻ bạo dạn, tự tin nhanh chóng hơn.

Tình trạng trẻ nhút nhát hoàn toàn có thể khắc phục. Với sự chấp nhận, hiểu biết, lắng nghe và đồng hành của cha mẹ, con có thể vượt qua những rào cản tâm lý và phát huy những tiềm năng, điểm mạnh của mình. Trên đây là những biểu hiện, nguyên nhân tại sao và cách dạy trẻ nhút nhát tự tin hơn. Hy vọng phụ huynh hiểu rõ hơn và dạy trẻ tự tin tốt nhất.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN