Hội chứng tăng động ADHD là gì? ADHD có chữa được không?

ADHD hội chứng tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phổ biến ở trẻ em và kéo dài đến tuổi trưởng thành? Theo Bệnh viện Nhi Trung Ương, có khoảng khoảng 3 – 8% trẻ em Việt Nam bị chẩn đoán mắc ADHD, bé trai có nguy cơ mắc gấp 3 lần so với bé gái. Vậy ADHD là viết tắt của từ gì? Hội chứng ADHD là gì và ADHD có chữa được không? Hãy cùng Trung tâm Nhân Hoà tìm hiểu trong bài viết này.

ADHD là viết tắt của từ gì?

ADHD là viết tắt của từ Attention Deficit Hyperactivity Disorder, tức là rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một loại rối loạn phát triển, gây ra các triệu chứng như: khó tập trung, tăng động, hành động bốc đồng và thiếu kiểm soát. Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc học tập, làm việc, giao tiếp và thích nghi với môi trường xung quanh.

Nguyên nhân của ADHD chưa được biết chắc chắn, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền, môi trường, dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân khi sinh. Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất con người, nhưng ADHD tạo ra không ít những bất tiện trong sinh hoạt, học tập, làm viêc và phát triển bản thân của người mắc phải.

ADHD là viết tắt của từ gì
ADHD là viết tắt của từ Attention Deficit Hyperactivity Disorder là hội chứng tăng động giảm chú ý.

ADHD có chữa được không? Các cách chữa bệnh ADHD thường được áp dụng

Hiện nay, không có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn ADHD, nhưng tình trạng này có thể kiểm soát và cải thiện thông qua của các biện pháp điều trị/trị liệu như sau:

  • Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc điều trị ADHD thường gặp là các nhóm thuốc kích thích và thuốc không kích thích. Các thuốc này có tác dụng làm cân bằng nồng độ của các chất truyền thần kinh giúp cải thiện khả năng tập trung, ổn định tâm trạng và giảm hành vi tăng động. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được theo dõi và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ.
  • Trị liệu tâm lý/can thiệp sớm: Các phương pháp tâm lý trị liệu như huấn luyện kỹ năng xã hội, trị liệu hành vi, trị liệu nhận thức tâm lý, … có thể giúp người mắc ADHD hiểu rõ hơn về bản thân, nhận biết và thay đổi các hành vi tiêu cực, phát huy các điểm mạnh và tăng cường khả năng thích nghi với môi trường xã hội xung quanh. 
  • Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Nhân Hòa chuyên dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở TpHCM thông qua can thiệp trị liệu tâm lý – hành vi giúp trẻ kiểm soát tốt hành vi, chú ý tốt, cải thiện chức năng điều hành. Từ đó trẻ học tập và giao tiếp hòa nhập tốt hơn.
ADHD có chữa được không
Có 2 cách chính để chữa ADHD bao gồm: dùng thuốc, trị liệu/can thiệp sớm.

Dấu hiệu hội chứng ADHD ở trẻ em

Các dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ thường gặp như:

  • Trẻ khó ngồi yên, khả năng chờ đợi kém hoặc ít sự kiên nhẫn.
  • Bé dễ chán – không thể tập trung, thường ghịch ngợm và quậy phá.
  • Một số thời điểm trẻ hiếu động quá mức, không ngừng nghỉ (chẳng hạn như: chạy nhảy liên tục, không giữ được sự kiểm soát).
  • Thường vặn vẹo hoặc bồn chồn
  • Nói quá nhiều, gây ồn ào
  • Gặp khó khăn khi theo lượt hoặc thay phiên nhau
  • Gặp khó khăn trong việc phối hợp với người khác

Dấu hiệu hội chứng ADHD ở thanh thiếu niên

Những thanh thiếu niên, người trưởng thành mắc ADHD có dấu hiệu giảm chú ý và/hoặc hiếu động, bốc đồng thái quá ảnh hưởng đến các chức năng hoặc sự phát triển. Các dấu hiệu chuẩn đoán ADHD ở thanh thiếu niên, người trưởng thành thường gặp:

1. Giảm chú ý: 

Nếu trẻ 16 tuổi bị mắc từ 6 triệu chứng hoặc người từ 17 tuổi trở lên mắc từ 5 triệu chứng trở lên và các dấu hiệu này đã tồn tại ít nhất 6 tháng thì người này có thể bị mắc ADHD:

  • Thường không chú ý đến chi tiết hoặc liên tục mắc lỗi mang tính bất cẩn sơ đẳng trong học tập, tại nơi làm việc hoặc trong các hoạt động khác.
  • Thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào nhiệm vụ công việc hoặc hoạt động vui chơi.
  • Thường bị phân tâm trong cuộc nói chuyện, dường như không lắng nghe.
  • Thường không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành bài tập ở trường, công việc nhà hoặc nhiệm vụ ở nơi làm việc.
  • Thường gặp khó khăn trong việc tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động.
  • Thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện những công việc đòi hỏi nỗ lực trí óc trong thời gian dài.
  • Thường để quên những đồ vật thiết yếu của bản thân (ví dụ: tài liệu học tập, bút chì, sách, dụng cụ, ví, chìa khóa, giấy tờ, kính mắt, điện thoại di động).
  • Thường dễ bị phân tâm
  • Thường hay quên trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Tăng động và bốc đồng: 

Nếu trẻ 16 tuổi bị mắc từ 6 triệu chứng hoặc người từ 17 tuổi trở lên mắc từ 5 triệu chứng tăng động và bốc đồng trở lên và các dấu hiệu này đã tồn tại ít nhất 6 tháng thì người này có thể bị mắc ADHD:

  • Thường bồn chồn hoặc gõ gõ tay hoặc chân hoặc vặn vẹo trên ghế.
  • Thường rời khỏi chỗ ngồi trong những tình huống cần phải ngồi yên.
  • Thường chạy hoặc leo trèo trong những tình huống không thích hợp (thanh thiếu niên hoặc người lớn có thể ít cảm thấy bồn chồn).
  • Thường không thể vui chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí yêu cầu sự yên tĩnh.
  • Thường nói quá nhiều.
  • Thường buột miệng trả lời trước khi người khác đọc xong câu hỏi.
  • Thường gặp khó khăn khi chờ đến lượt.
  • Thường ngắt lời, xen giữa chuyện người khác.
Dấu hiệu hội chứng ADHD
Dấu hiệu điển hình của ADHD là những sự bốc đồng, mất tập trung quá mức của người bệnh.

3. Những điều kiện cần đáp ứng khác

Để các dấu hiệu các dấu hiệu ADHD được liệt kê trong DSM-5 trở nên chính xác, người được kiểm tra phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Một số triệu chứng kém chú ý hoặc hiếu động thái quá xuất hiện trước 12 tuổi.
  • Một số triệu chứng xuất hiện ở hai môi trường trở lên (chẳng hạn dấu hiệu này xuất hiện cả ở nhà và ở trường, khi đi chơi và cả khi đi làm việc,…).
  • Có bằng chứng rõ ràng cho thấy các triệu chứng trên cản trở hoặc làm giảm chất lượng sống của người được kiểm tra, chẳng hạn như: hoạt động kết giao xã hội, học tập, làm việc,…
  • Các triệu chứng đã được kể trên không phải gây ra bởi rối loạn tâm thần khác (chẳng hạn như rối loạn tâm trạng, rối loạn lo âu, rối loạn phân ly hoặc rối loạn nhân cách). 
  • Nếu người kiểm tra có mắc các rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, thì các dấu hiệu ADHD kể trên phải xuất hiện ngoài thời điểm quá trình bệnh nhân rối loạn tâm thần đang phát bệnh.

Các cách test và kiểm tra ADHD phổ biến nhất

Để phát hiện một người có bị ADHD hay không, bác sĩ/chuyên gia tâm lý có thể thực hiện các biện pháp chẩn đoán phổ biến như sau:

  • Tìm hiểu thông tin về thời thơ ấu: Hội chứng tăng động ADHD thường xuất hiện từ thời thơ ấu và ảnh hưởng đến sự phát triển của người mắc ADHD. Thông tin về quá khứ học tập và mối quan hệ xã hội thời nhỏ sẽ giúp chuyên gia xác định các dấu hiệu ban đầu.
  • Khai thác thông tin từ người nhà: Người mắc ADHD đôi khi khó nhận ra và không nhớ đúng về triệu chứng của mình. Thông tin từ người nhà là nguồn đáng tin cậy giúp chuyên gia đánh giá toàn diện hơn.
  • Đánh giá triệu chứng và vấn đề hiện tại: Những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, từ việc học tập đến quản lý thời gian, là các dấu hiệu quan trọng trong việc test ADHD. Điều này giúp chuyên gia tâm lý hiểu rõ những khó khăn mà bệnh nhân gặp phải và đánh giá đúng đây có phải là dấu hiệu ADHD không.
  • Bài test đánh giá hành vi: Bác sĩ có thể sử dụng các bài test để kiểm tra những hành vi phổ biến của người bị ADHD hay không. Ngoài ra, bài test cũng có thể được sử dụng cho người nhà để đưa ra kết quả khách quan nhất trong quá trình chẩn đoán.
  • Kiểm tra vấn đề bệnh lý: Đôi khi, các triệu chứng có vẻ giống như ADHD có thể xuất phát từ các vấn đề bệnh lý khác. Nếu chuyên gia/bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lý khác ngoài tăng động giảm chú ý, bệnh nhân có thể được chỉ định kiểm tra sức khỏe giúp loại trừ các nguyên nhân khác và đảm bảo chẩn đoán chính xác nhầm đảm bảo quá trình điều trị được hiệu quả nhất.
Test hội chứng ADHD
Bên cạnh test trực tiếp ADHD, bác sĩ còn có thể phỏng vấn người nhà để đánh giá chính xác một người có bị ADHD hay không?

ADHD là một hội chứng thường gặp ở trẻ em và có thể kéo dài đến khi lớn lên. ADHD tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều hệ luỵ trong cuộc sống và không có phương pháp điều trị triệt để, tuy nhiên chúng có thể được kiểm soát và cải thiện bằng các biện pháp điều trị phù hợp. Trên đây, Trung tâm Nhân Hòa đã giải đáp “ADHD là viết tắt của từ gì”, “ADHD có chữa được không” và các nội dung liên quan đến hội chứng ADHD hi vọng bạn nhận được nhiều thông tin hữu ích.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN