Khi nào cần can thiệp trẻ chậm nói? Thời điểm vàng trẻ tiến bộ

Hiện tượng chậm nói ảnh hưởng có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ nhận thức, tâm lý, hành vi. Can thiệp sớm cho trẻ chậm nói là phương pháp khoa học mang lại hiệu quả cao. Vậy khi nào cần can thiệp trẻ chậm nói? Trung tâm Nhân Hòa can thiệp cho trẻ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Can thiệp trẻ chậm nói

Những giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ

Ngôn ngữ là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt ý tưởng, cảm xúc và học hỏi. Trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ từ khi còn trong bụng mẹ và tiếp tục qua các giai đoạn khác nhau trong 5 năm đầu đời. Dưới đây là một số mốc phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ theo từng độ tuổi:

Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ nói được những từ ngữ đầu tiên, khởi đầu cho quá trình giao tiếp với những người xung quanh bằng giọng nói. Khi đến 18 tháng, trẻ đã nhận biết mọi sự vật, hiện tượng và hành động xung quanh đều có tên riêng của nó. Ngoài ra, trẻ trong giai đoạn này cũng đã bắt đầu hiểu và làm theo những câu hiệu lệnh đơn giản.

Giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi nhận biết được tên của người thân, đồ vật quen thuộc và các bộ phận trên cơ thể. Ở độ tuổi này, trẻ thường tập trung lắng nghe những cuộc hội thoại và có khả năng “nhại” lại lời của người khác . Đến khi gần 2 tuổi, trẻ có khả năng hiểu và thực hiện các chỉ dẫn mà không cần sự hỗ trợ thêm của cử chỉ.

Giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi

Trẻ trở nên sáng tạo hơn trong sử dụng từ ngữ. Khả năng sử dụng từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ tăng lên đáng kể với tốc độ khá nhanh, đến mức gây ngạc nhiên cho người lớn. Trẻ thường tự nói chuyện, tương tác với đồ chơi và bắt chước ngôn ngữ của của người khác. Đến mốc 36 tháng tuổi, trẻ đã có thể đạt vốn 500 – 1000 từ và có thể ghép câu trung bình từ 5-6 âm tiết, thậm chí đến 9-10 âm tiết.

Giai đoạn 3 – 6 tuổi

Là thời điểm chứng kiến trẻ vượt bậc hơn trong việc học ngôn ngữ. Cụ thể, trẻ không chỉ khắc phục các lỗi cơ bản về phát âm và ngữ pháp, mà còn trở nên thành thạo trong việc sử dụng từ ngữ. Bé đã có thể đọc dễ dàng những câu ngắn có 5 – 6 từ với âm thanh rõ ràng, ngay cả người lạ cũng có thể hiểu được 70 – 80% những gì trẻ nói. Đến mốc 5 tuổi, trẻ đã có lời nói trôi chảy, ít bị ngọng và có khả năng diễn đạt rõ ràng cũng như hiểu hầu hết những gì người lớn nói. Đặc biệt, trong giai đoạn này trẻ mạnh dạn và tự tin hơn, con thường chủ động trò chuyện và rủ bạn cùng chơi.

Trẻ từ 12 tháng tuổi đã có thể bắt đầu nói những từ đầu tiên. Đến 5 tuổi, trẻ đã có thể diễn đạt rõ ràng, trôi chảy

Khi nào trẻ được coi là chậm nói?

Tình trạng chậm nói là bé có khả năng phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường cùng trang lứa. Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Các mốc phát triển ngôn ngữ nếu trẻ không đạt được thì cần can thiệp chậm nói cho trẻ:

  • 12 tháng: Trẻ không bập bẹ “ba-ba” “ma-ma”
  • 18 tháng: chưa nói được từ đơn. VD: ba, mẹ, gà, cá…
  • 2 tuổi: Chưa nói được từ đôi. VD: đi chơi, uống nước, bóc kẹo, con mèo
  • 2 – 3 tuổi: Chưa nói được cụm từ, câu ngắn. VD: Mẹ đâu rồi, con muốn ăn, bố đi làm
  • 3 – 4 tuổi: Chưa nói được câu ngắn, đặ câu hỏi và mô tả sự kiện. VD: con muốn uống sữa
  • Trẻ 3 – 4 tuổi chậm nói thường có nguy cơ cao mắc rối loạn phát triển như tự kỷ, tăng động, chậm phát triển.

Một số dấu hiệu cụ thể trẻ chậm nói có thể kể đến theo từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn trẻ từ 5 tháng đến 18 tháng tuổi

Giai đoạn từ 5 tháng đến 12 tháng tuổi là thời kỳ quan trọng để đánh giá sự phản ứng của trẻ với âm thanh và cách bé giao tiếp với môi trường xung quanh. Nếu phụ huynh nhận thấy rằng sự tương tác của con với âm thanh là rất thấp hoặc thậm chí không có, việc đưa con đến bệnh viện để kiểm tra để bác sĩ chẩn đoán và điều trị là điều cần thiết.

Trong giai đoạn từ 15 tháng đến 18 tháng, nếu con trẻ không phản ứng khi được gọi, không thể diễn đạt ý muốn của mình và không thể giao tiếp nhiều hơn 6 từ với bố mẹ – đây là cũng là dấu hiệu chậm nói cần lưu ý và bạn nên đưa trẻ đi khám và can thiệp sớm.

Nếu trẻ từ 5-18 tháng tuổi không có phản ứng với những âm thanh xung quanh, cha mẹ nên đưa con đi khám để có hướng khắc phục sớm nhất.

Giai đoạn trẻ từ 2 – 3 tuổi

Khi trẻ bước đến giai đoạn từ 2-3 tuổi, bé có thể xác định bị chậm nói nếu vốn từ của con vẫn còn ít, không nói quá 15 từ, không tự phát âm mà chỉ nhại lại từ người lớn. Ngoài ra, nếu trẻ không thể gọi tên các đối tượng đơn giản (VD: Bát, thìa,…) hoặc đặt các câu hỏi đơn giản (VD: Mẹ ơi, con muốn ăn; Ba ơi, mua cho con cái này;…) – thì việc đưa trẻ đến bệnh viện, trung tâm can thiệp sớm để kiểm tra là điều cần thiết.

Giai đoạn trẻ từ 3 – 4 tuổi

Ở giai đoạn từ 3 tuổi đến 4 tuổi, vấn đề chậm nói đã trở nên dễ nhận biết hơn. Nếu trẻ không thể ghép các từ thành câu, nói không rõ lời, ít tương tác xã hội và không tương tác với bạn bè cùng trang lứa – việc đưa trẻ đi kiểm tra là quan trọng để đảm bảo phát hiện sớm và có phương án xử trí thích hợp.

Trẻ 3 – 4 tuổi chậm nói thường có nguy cơ cao mắc rối loạn phát triển như tự kỷ, tăng động, chậm phát triển

Thời điểm vàng can thiệp cho trẻ chậm nói tiến bộ

Thời điểm “vàng” để can thiệp cho trẻ chậm nói là 3 năm đầu đời, khi bé còn đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ và não bộ mạnh mẽ. Càng can thiệp sớm, càng có nhiều cơ hội để trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và hòa nhập tốt hơn với môi trường xung quanh.

Nếu bỏ qua thời điểm này, việc can thiệp vẫn đem lại kết quả nhưng sẽ cần nhiều công sức và nỗ lực kiên trì hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ đã lớn mà chậm nói thì có thể kéo theo nhiều vấn đề khác như ảnh hưởng tâm lý, thể hiện cảm xúc không phù hợp,… gây khó khăn trong việc học nói.

Các phương pháp xử trí khi trẻ bị chậm nói

Để giúp trẻ khắc phục tình trạng chậm nói, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân cụ thể gây ra vấn đề này của con. Có 3 nguyên nhân chính gây ra chậm nói, bao gồm: Nguyên nhân đơn thuần, nguyên nhân bệnh lý thực thể và nguyên nhân về hệ thần kinh (tự kỷ, chậm phát triển, khuyết tật trí tuệ,…). Mỗi nguyên nhân sẽ đòi hỏi những phương pháp xử trí khác nhau để khắc phục được hiệu quả nhất, cụ thể như sau:

Trường hợp trẻ chậm nói đơn thuần

Bậc cha mẹ có thể thực hiện những phương pháp dạy nói tại nhà, chẳng hạn như: chủ động giao tiếp với con nhiều hơn, kể chuyện/đọc sách cho bé nghe, đưa trẻ đến mẫu giáo hoặc câu lạc bộ năng khiếu có các bạn đồng trang lứa để có môi trường giao tiếp tích cực hơn,… Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý rằng việc học nói tại nhà sẽ mang lại kết quả từ từ sau thời gian dài cha mẹ và con cùng nỗ lực. Do đó, bạn nên tránh tạo áp lực cho trẻ bởi điều này chỉ có thể làm cho bé sợ, khiến con trở nên nhút nhát và né tránh việc nói hơn.

Trẻ chậm nói do bệnh lý thực thể

Trong trường hợp chậm nói xuất phát từ nguyên nhân thực thể, chẳng hạn như: dính thắng lưỡi, hở hàm ếch, khiếm thính, vấn đề tai mũi họng,… cha mẹ nên ưu tiên điều trị cho con những những vấn đề này trước. Chỉ khi các bệnh lý này được giải quyết, trẻ mới có thể bắt đầu học nói và phát triển ngôn ngữ như các bạn bình thường.

Chậm nói do nguyên nhân về hệ thần kinh như tự kỷ, thiểu năng trí tuệ

Việc đưa con đến các trung tâm dạy trẻ chậm nói can thiệp sớm là rất quan trọng. Các chuyên gia tâm lý tại đây sẽ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trẻ. Với giáo trình đặc biệt dành cho nhóm trẻ này, trẻ sẽ có cơ hội học và phát triển ngôn ngữ một cách tối ưu hơn, từ đó mang lại sự hòa nhập tốt hơn cho trẻ với môi trường xã hội xung quanh.

Khi có dấu hiệu chậm nói, bạn nên đưa bé đi kiểm tra tại bệnh viện/trung tâm can thiệp sớm để phát hiện nguyên nhân và xử trí đúng hướng nhất.

Trung tâm Nhân Hòa can thiệp trẻ chậm nói ở Tp HCM

Trung tâm Nhân Hòa, với hơn 15 năm kinh nghiệm, là địa chỉ đáng tin cậy cho phụ huynh mong muốn can thiệp cho trẻ chậm nói ở Thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ giáo viên chuyên môn giàu kinh nghiệm cùng phương pháp can thiệp cá nhân hóa, chúng tôi cam kết mang lại sự phát triển toàn diện cho con bạn.

Can thiệp trẻ chậm nói đơn thuần

Chậm nói đơn thuần là tình trạng phổ biến, với tỷ lệ cứ 5 trẻ là có 1 trẻ “đơm hoa trễ”. Trung tâm Nhân Hòa hiểu rằng mỗi trẻ là một cá nhân độc đáo và chính vì vậy, chúng tôi áp dụng phương pháp can thiệp cá nhân hóa, giúp trẻ phát triển vốn từ và kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả. Tại đây, chúng tôi can thiệp 1-1 cho từng trẻ, tập trung vào việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng thông qua các hoạt động âm ngữ trị liệu.

Trong quá trình học, chúng tôi tạo điều kiện cho phụ huynh tham gia vào quá trình học của con, giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về cách đội ngũ giáo viên chúng tôi can thiệp, dạy trẻ. Phụ huynh cũng có thể học để dạy con ở nhà.

Ở Nhân Hoà, chúng tôi không chỉ dạy trẻ mà còn hướng dẫn phụ huynh về cách tiếp tục can thiệp tại nhà. Mỗi buổi học, giáo viên ghi chép chi tiết về hoạt động của trẻ, mức độ đáp ứng của con và cha mẹ dạy thêm con ở nhà để đạt được hiệu quả can thiệp cuối cùng tốt nhất.

can thiệp sớm cho trẻ chậm nói
Lớp học can thiệp trẻ chậm nói đơn thuần tại Nhân Hoà sẽ thực hiện theo mô hình 1 cô – 1 trò.

Can thiệp trẻ chậm nói tự kỷ

Tại Trung tâm Nhân Hòa, chúng tôi tự hào với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc khám đánh giá trẻ tự kỷ một cách kỹ lưỡng và chuẩn xác trong vòng 1 giờ. Qua đó, chúng tôi không chỉ phát hiện các vấn đề mà còn xác định được những điểm yếu cốt lõi của trẻ, giúp gia đình có cái nhìn rõ ràng về vấn đề của con và đưa ra phương án can thiệp đúng hướng, từ đó tránh bỏ lỡ thời gian vàng của trẻ.

Với nhận thức rõ ràng về thực tế rằng trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc nói và giao tiếp, phương pháp dạy tại Trung tâm Nhân Hòa tập trung vào việc phát triển toàn diện về khả năng hiểu và nói. Những buổi học 1-1 của chúng tôi không chỉ giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp kèm cử chỉ, kiểm soát cảm xúc, phát âm và diễn đạt ngôn ngữ.

Học phí can thiệp cho trẻ chậm nói

Học phí tại Trung tâm Nhân Hòa can thiệp cho trẻ chậm nói là 200 – 250 nghìn đồng mỗi giờ. Chúng tôi cũng nhận dạy vào cả các ca ngoài giờ hành chính, gồm cả buổi tối và cả thứ 7, chủ nhật, nhằm tạo thuận lợi cho việc sắp xếp thời gian học phù hợp với lịch trình của gia đình và trẻ.

học phí can thiệp 1-1 trẻ chậm nói
Học phí can thiệp cho trẻ chậm nói tại Nhân Hoà dao động trong khoảng 200 – 250 nghìn đồng / giờ.

Trong những trường hợp trẻ bị ốm bệnh (có giấy tờ từ bệnh viện) hoặc ngày nghỉ lễ tết trùng với lịch học, trẻ sẽ được xem xét và được hoàn học phí tương ứng, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của gia đình khi đến với chúng tôi.

Trung tâm Nhân Hòa không chỉ là địa chỉ can thiệp trẻ chậm nói mà còn là người bạn đồng hành trên hành trình phát triển của con bạn. Hãy liên hệ với các cơ sở trung tâm Nhân Hòa để được tư vấn, đặt lịch hẹn kiểm tra và can thiệp giúp con phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhé!

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN