Nhận biết dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh được nhiều ba mẹ quan tâm. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng có thể nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ. Trung tâm Nhân Hòa chia sẻ ba mẹ các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tự kỷ ở dưới đây.
Tự kỷ ở trẻ sơ sinh là gì?
Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ sơ sinh là một rối loạn phát triển phát triển thần kinh ảnh hưởng các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Vì vậy, trẻ sơ sinh mắc chứng tự kỷ có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ và hỗ trợ kịp thời để trẻ phát huy tối đa tiềm năng của trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ sơ sinh?
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra một nguyên nhân chính xác nào dẫn đến tự kỷ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số nguyên nhân trẻ bị tự kỷ đã được chỉ ra. Tự kỷ có đa nguyên nhân tác động như di truyền – gen, môi trường và các yếu tố liên quan.
- Các yếu tố di truyền và gen
- Các yếu tố về môi trường trong thời kỳ mang thai có tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại, chất kích thích
- Cha mẹ sinh con ở độ tuổi cao sẽ là tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ
- Sinh con nhẹ cân, sinh non, đa thai
- Yếu tố môi trường ô nhiễm, khói bụi từ các khu công nghiệp
Những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh
Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ là một điều rất quan trọng và có ý nghĩa đối với những trẻ mắc hội chứng này. Phát hiện kịp thời dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sẽ giúp cha mẹ có phương pháp điều trị, can thiệp kịp thời để trẻ có khả năng phát triển và hòa nhập xã hội dễ dàng.
Những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng và không quá rõ ràng, cụ thể như khi trẻ lớn lên. Vậy nên, các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao quá trình phát triển của trẻ từ khi chào đời để phát hiện sớm những dấu hiệu đặc biệt của trẻ.
Chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy là do trẻ thiếu hành vi, cử chỉ, trẻ không đạt các mốc phát triển ngôn ngữ bình thường chứ không phải vì bất thường. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết trẻ sơ sinh bị tự kỷ tự kỷ:
1. Mắt nhìn không linh hoạt
Ánh mắt của trẻ là phương tiện giao tiếp khi trẻ chưa thể nói được. Thông thường trẻ có thể giao tiếp bằng mắt với người chăm sóc trong khoảng thời gian nhất định. Nếu trẻ bị hạn chế giao tiếp bằng ánh mắt thì đây là dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh mà bạn cần theo dõi.
2. Trẻ ít cười và tương tác
Thông thường trẻ sẽ cười hoặc thể hiện niềm vui khi được chăm sóc, tương tác. Trẻ cười để đáp lại thường xuyên và muốn kéo dài tương tác. Khi trẻ ít cười, ít tương tác với ba mẹ và người chăm sóc có thể là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ. Ứng với từng độ tuổi, trẻ sẽ có những mốc phát triển ngôn ngữ khác nhau. Ba mẹ cần theo dõi để biết được tình hình phát triển của con
3. Thiếu chú ý đến mắt và gương mặt
Khi ba mẹ và người chăm sóc nói chuyện, tương tác với trẻ nhưng trẻ không chú ý đến ánh mắt, nhìn vào gương mặt người tương tác nói chuyện. Đây là dấu hiệu trẻ tự kỷ chung, ở những trẻ lớn hơn vẫn gặp dấu hiệu này.
4. Trẻ không phản ứng với một số âm thanh
Trẻ không có phản ứng với âm thanh, tiếng động bất ngờ, không có dấu hiệu đáp ứng khi được gọi tên. Khi lớn hơn, nhiều trẻ tự kỷ có dấu hiệu không đáp ứng với tên gọi, gọi trẻ không quay đầu. Trong trường hợp này ba mẹ nên theo dõi kỹ hơn dấu hiệu tự kỷ ở trẻ hoặc cho trẻ đi kiểm tra thính giác.
5. Ít thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt.
Việc thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt là trẻ đang tương tác với người nói chuyện hoặc thể hiện cảm xúc, các nhu cầu của trẻ. Trẻ em có thể nhận biết được các giọng nói thân thiện vui vẻ hay giận giữ và thể hiện những cảm xúc trên khuôn mặt kèm theo phù hợp. Khi trẻ có dấu hiệu này ba mẹ nên theo dõi kỹ hơn để nhận biết trẻ sơ sinh bị tự kỷ.
6. Không tập nói bập bẹ
Trong thời gian đầu trẻ có thể tạo ra các nguyên âm “ê, a” bập bẹ tập nói. Trong trường hợp trẻ không nói bập bẹ hay có những ngôn ngữ riêng của mình ba mẹ hay theo dõi kỹ hơn về dấu hiệu này và cho trẻ đi khám chậm nói khi cần.
7. Chậm vận động cơ thể
Trẻ không tập lật, ngồ, bò, tập trườn mà chỉ thích nằm im, không cử động tại chỗ. Hoặc nếu có thì hành động này diễn ra chậm chạp và không thường xuyên. Này là dấu hiệu của trẻ chậm phát triển có liên quan đến tự kỷ.
8. Không thích được âu yếm
Đối với âu yếm, bế nựng là cảm giác mà hầu như các em nhỏ đều thích. Khi trẻ không thích được âu yếm biểu hiện bằng các dấu hiệu cơ thể trở nên cứng hoặc không có thể hiện cảm xúc thích được âu yếm.
Khi phát hiện dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh ba mẹ cần làm gì?
Khi đã có những nghi ngờ về dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần theo dõi sát sao trong các hoạt động thường ngày của bé. Dánh nhiều thời gian hơn cho bé. Ba mẹ tham khảo các video dạy bé tập nói để phát triển ngôn ngữ cho bé. Thông thường ở độ tuổi khoảng 1 – 3 tuổi các dấu hiệu trẻ tự kỷ sẽ rõ ràng hơn. Lúc này ba mẹ nên đi khám tự kỷ cho bé để có biện pháp hỗ trợ. Điều này giúp cải thiện hội chứng tự kỷ ở trẻ trong quá trình trẻ lớn lên, giúp cuộc sống của trẻ trở nên tốt đẹp hơn.
Những phương pháp can thiệp, điều trị sớm ở trẻ như luyện tập, giáo dục trẻ các kỹ năng, nhận thức xã hội và các kỹ năng tương tác với thế giới bên ngoài. Đồng thời cha mẹ cũng cần thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của trẻ và đưa trẻ đến khám bệnh định kỳ tại các cơ sở điều trị.
Qua bài viết trên, Trung tâm Nhân Hoà hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc nhận biết dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh. Phát hiện trẻ tự kỷ sớm để có những biện pháp điều trị kịp thời là việc mà phụ huynh nên quan tâm để giúp trẻ tự kỷ có cuộc sống tốt hơn.