Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh bẩm sinh ở trẻ. Dấu hiệu trẻ tự kỷ 18 tháng tuổi như chậm nói, không phản ứng với tên gọi, ít thể hiện cảm xúc, sự gắn bó bất thường với đồ vật. Hãy cùng Trung tâm Nhân Hòa tìm hiểu về các biểu hiện tự kỷ ở trẻ 18 tháng tuổi, các bài test và địa chỉ khám, can thiệp sớm cho bé.
Tổng quan về trẻ tự kỷ
Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) là một nhóm các rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ. Ở những năm đầu đời trẻ có thể phát triển bình thường và khó phát hiện. Nhưng ở giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi trẻ có các biểu hiện và dấu hiệu tự kỷ và thể hiện sự chênh lệch, khác biệt với các mốc phát triển ở trẻ bình thường.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Hoa Kỳ cứ 36 trẻ em thì có 1 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Tỷ lệ mắc ở trẻ nam nhiều hơn nữa với tỷ lệ nam/nữ trung bình là 4,2. Tự kỷ được phát hiện sớm ở trẻ từ những năm đầu đời và có các biểu hiện, dấu hiệu có thể kéo dài đến trưởng thành. Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ chưa được xác định rõ, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng cả yếu tố di truyền và môi trường đều có thể đóng vai trò trong việc phát triển rối loạn này.
Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ được chia thành 3 cấp độ, thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Dù ở mức độ nào trẻ cũng cần sự hỗ trợ nhất định. Các mức độ bao gồm:
- Cấp độ 1: Yêu cầu hỗ trợ.
- Cấp độ 2: Yêu cầu hỗ trợ đáng kể.
- Cấp độ 3: Yêu cầu hỗ trợ rất đáng kể
2. Các dấu hiệu và biểu hiện ở trẻ tự kỷ 18 tháng tuổi
Trẻ tự kỷ 18 tháng tuổi đã có những dấu hiệu và biểu hiện khác với trẻ bình thường. Qua quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cha mẹ có thể phát hiện thông qua quá trình phát triển của con và các dấu hiệu trẻ tự kỷ thường có.
Các dấu hiệu và biểu hiện tự kỷ ở trẻ 18 tháng tuổi
Các dấu hiệu và biểu hiện tự kỷ ở trẻ 18 tháng tuổi thường gặp:
- Trẻ không thể hiện cảm xúc vui, cười khi được 6 tháng tuổi
- Trẻ không bắt trước âm thanh, biểu cảm trên mặt khi 9 tháng tuổi
- Trẻ không bi bô tập nói khi được 12 tháng tuổi
- Không có cử chỉ, gây sự chú ý như vẫy tay khi 14 tháng tuổi
- Trẻ chưa nói được từ nào khi 16 tháng
- Trẻ không chơi giả vờ, chơi “ú òa”, hay muốn cùng chơi khi 18 tháng
- Có xu hướng tránh hoặc không giữ giao tiếp mắt
- Không chia sẻ sở thích với người khác
Các dấu hiệu trẻ tự kỷ chung khác
Cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ 18 tháng thông qua các điểm chung về dấu hiệu trẻ tự kỷ 1 – 4 tuổi như:
- Trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ
- Không giao tiếp bằng mắt
- Thiếu hành vi đồng thuận, biểu trưng (gật đầu, lắc đầu, vẫy tay, chỉ trỏ)
- Gọi tên trẻ không quay đầu lại
- Khó thích ứng, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng
- Sự gắn bó bất thường với đồ vật
- Trẻ có xu hướng 1 mình và có các hành vi lặp đi lặp lại
- Hay đập tay, lắc người hoặc xoay tròn
Các mốc phát triển trung bình ở trẻ 18 tháng tuổi
So sánh với các mốc phát triển trung bình ở trẻ em ở độ tuổi 18 tháng sẽ giúp ba mẹ có thêm những thông tin về tình hình phát triển của con và nhận biết rõ hơn các biểu hiện và dấu hiệu trẻ tự kỷ 18 tháng tuổi.
Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 18 tháng
Mốc phát triển ngôn ngữ trung bình ở trẻ giai đoạn 18 tháng tuổi có nhiều sự thay đổi:
Từ 12 đến 18 tháng tuổi
- Trả lời những câu hỏi đơn giản (gật đầu, lắc đầu)
- Nói 2 đến 3 từ để gọi tên người hoặc đồ vật (phát âm có thể không rõ ràng)
- Bắt chước những từ đơn giản
- Từ vựng từ 4 đến 6 từ (ba, mẹ, cá, gà, xe,…)
Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi
- Trẻ nói được khoảng 50 từ, nhưng phát âm không rõ ràng
- Hỏi tên các loại thực phẩm phổ biến
- Tạo ra âm thanh của động vật, chẳng hạn như “meo meo”
- Bắt đầu kết hợp các từ, chẳng hạn như “thêm sữa”
- Bắt đầu sử dụng đại từ, hoặc tên chẳng hạn như “con, Bơ”
- Sử dụng cụm từ 2 từ, câu ngắn
Mốc phát triển vận động ở trẻ 18 tháng
Về vận động, trẻ theo kịp các mốc 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 – 12 tháng trẻ biết đi
Về chơi đùa: Trẻ có thể đáp ứng mốc phát triển khả năng chơi của trẻ 12 – 24 tháng (1 – 2 tuổi)
- Nhận ra mình trong gương
- Chủ động tìm kiếm các vật bị giấu
- Bắt chước 1 hành động chơi giả vờ (uống nước) hoặc thể hiện trò chơi liên quan đến bản thân của mình (ăn, ngủ)
- Chơi những trò chơi nhóm đơn giản như là hát và nắm tay thành vòng tròn
- Giả bộ các hành động đơn giản đã thấy trước đây
- Bắt đầu chơi bên cạnh bạn khác với sự giám sát của người lớn
Bài test phát hiện trẻ tự kỷ từ khi 16 – 18 tháng tuổi
M-CHAT-R (Modified Checklist for Autism in Toddlers, Revised) là một công cụ sàng lọc được thiết kế để phát hiện sớm nguy cơ, dấu hiệu và biểu hiện tự kỷ ở trẻ từ 16 – 18 tháng tuổi (áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi). Được tạo ra và phát triển bởi các nhà tâm lý Diana Robins; Deborah Fein, Marianne Barton từ năm 1999. Đây là phiên bản cập nhật và cải tiến của M-CHAT (Modified Checklist for Autism in Toddlers), nhằm cung cấp một phương pháp đơn giản và hiệu quả cho cha mẹ và các bác sĩ để đánh giá sự phát triển xã hội và giao tiếp của trẻ nhỏ.
Mục đích của bài test giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của tự kỷ bằng cách đánh giá các khía cạnh quan trọng của sự phát triển xã hội và giao tiếp của trẻ. Điều này cho phép can thiệp sớm nếu cần thiết, giúp cải thiện kết quả phát triển của trẻ. Hình thức và cách sử dụng thường được thực hiện dưới dạng bảng câu hỏi với các câu trả lời “Có” hoặc “Không”. Sau khi trả lời, kết quả sẽ được đánh giá để xác định mức độ nguy cơ của trẻ mắc tự kỷ.
Các câu hỏi của bài test:
Các câu hỏi bài test áp dụng cho trẻ tự kỷ 18 tháng tuổi như sau:
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả trả lời có cho các câu 2, 5, 12 thể hiện nguy cơ trẻ mắc tự kỷ. Với kết quả tổng dưới 8 điểm cần tiếp tục theo dõi hoặc giới thiệu đi khám đánh giá trẻ. Với kết quả từ 8 điểm trở lên, cần ngay lập tức giới thiệu trẻ đi khám chuẩn đoán và can thiệp sớm. Phụ huynh có thể tải file bài test và hướng dẫn chấm điểm tại: http://www.mchatscreen.com.
Khám và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ 18 tháng tuổi
Khi phát hiện các biểu hiện và dấu hiệu ở trẻ tự kỷ 18 tháng tuổi, cha mẹ hãy cho con đi khám đánh giá để biết chính xác con có mắc rối loạn phổ tự kỷ hay không. Từ đó có những định hướng hỗ trợ phù hợp. Với phụ huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh thành lân cận, cha mẹ có thể tham khảo các địa chỉ khám tự kỷ ở TpHCM như Trung tâm Nhân Hòa hoặc các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Đồng Thành Phố, Khoa tâm lý tâm tần trẻ em,… khám uy tín và chuẩn đoán chính xác.
Can thiệp sớm có vai trò vô cùng quan trọng trong hỗ trợ và dạy các kỹ năng cho trẻ em tự kỷ, trẻ có nhu cầu đặc biệt. Can thiệp sớm giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, ngôn ngữ; giảm nhẹ các hành vi và tăng cường cảm xúc tích cực cho trẻ. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, khả năng hòa nhập xã hội và hỗ trợ cuộc sống lâu dài cho trẻ.
Trung tâm Nhân Hòa là địa chỉ khám đánh giá kỹ lưỡng và can thiệp sớm hiệu quả cho trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Trung tâm có các cơ sở ở TpHCM test đánh giá kỹ lưỡng và áp dụng các phương pháp can thiệp có chứng cớ khoa học, can thiệp đúng hướng giúp trẻ tiến bộ tốt ngay từ khi trẻ có các biểu hiện và dấu hiệu tự kỷ từ 18 tháng tuổi.
Lời kết
Phát hiện các biểu hiện và dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 18 tháng tuổi là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của con. Trẻ được phát hiện càng sớm – can thiệp sớm có tỷ lệ thành công cao và hiệu quả tốt hơn. Khi cha mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu và biểu hiện tự kỷ ở trẻ, hãy liên hệ với Trung tâm Nhân Hòa để được tư vấn và hỗ trợ giúp trẻ phát triển tiến bộ.