Trẻ 3 tuổi chậm nói có sao không? Nguyên nhân, cách khắc phục

Bạn có con 3 tuổi mà chưa biết nói hay nói rất ít? Bạn lo lắng bé có chậm phát triển ngôn ngữ và đang loay hoay tìm giải pháp khắc phục? Trung tâm Nhân Hoà sẽ giúp bạn biết được toàn bộ các nguyên nhân tại sao trẻ 3 tuổi chậm nói và cách khắc phục từng trường hợp. Cùng bắt đầu nhé!

Trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào là bình thường?

Đến giai đoạn 3 tuổi, trẻ đã có khả năng nói và hiểu ngôn ngữ khá tốt, cụ thể như:

  • Trẻ có thể hiểu và sử dụng khoảng 900 từ trong ngôn ngữ mẹ đẻ.
  • Trẻ có thể giao tiếp bằng các câu đơn giản gồm 3-4 từ hoặc hơn.
  • Trẻ sử dụng đại từ xưng hô trong câu: Con, em, cháu, mẹ, ba, ông, bà,…
  • Trẻ đã biết đặt và trả lời các câu hỏi đơn giản về “ai”, “cái gì”, “tại sao”, “ở đâu”.
  • Trẻ đã có thể hiểu về khái niệm thời gian như: Hôm qua, hôm nay, ngày mai,…
  • Trẻ có thể nhận biết và đặt tên cho các đồ vật, con vật, người thân, bộ phận cơ thể.
  • Bé đã hiểu các từ, cụm từ mang tính mệnh lệnh trong câu.

Giai đoạn trẻ 2 đến 3 tuổi ba mẹ cần quan tâm theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của con. Đây cũng là thời điểm vàng để can thiệp sớm cho trẻ. Việc so sánh với các mốc phát triển ngôn ngữ trung bình ở trẻ là điều quan trọng để biết trẻ chậm nói.

Trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào là bình thường?
Trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào là bình thường?

Dấu hiệu trẻ 3 tuổi chậm nói

Chậm nói là hiện tượng trẻ không phát triển ngôn ngữ theo đúng lứa tuổi hoặc kém so với các bạn cùng lứa. Trẻ 3 tuổi chậm nói thường có một số dấu hiệu sau:

Trẻ thường sử dụng cử chỉ để giao tiếp

Trẻ chậm nói thường chưa thể nói được thành lời và cũng kém khi diễn đạt bằng lời nói hoặc ít nói, không chủ động nói. Một số trẻ có dấu hiệu nhại lời, nói từ không có nghĩa hoặc cấu trúc ngữ pháp bị đảo lộn. Do đó, bé thường dùng cử chỉ để chỉ cho cha mẹ biết ý muốn của mình. Ví dụ: khi muốn uống nước, trẻ sẽ chỉ vào bình nước hoặc kéo tay cha mẹ đi lấy nước cho mình.

Một số bé 3 tuổi chậm nói còn không biết cách sử dụng cử chỉ như chỉ trỏ, gật lắc đầu, bye bye tạm biệt,… khiến người chăm sóc rất khó hiểu và đáp ứng mong muốn của trẻ. Trẻ tự kỷ chậm nói thường không biết sử dụng cử chỉ, giao tiếp mắt và chú ý ngắn cha mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm.

Trẻ 3 tuổi chậm nói
Trẻ 3 tuổi chậm nói sử dụng cử chỉ để giao tiếp

Trẻ ít hoặc không thể phát âm các câu đơn giản

Trẻ 3 tuổi chậm nói thường có khó khăn trong việc phát âm các từ hay câu đơn giản. Bé có thể chỉ nói được một số từ đơn lẻ, nhưng không thể ghép thành câu hoàn chỉnh. Trẻ cũng ít khi tự nguyện nói hoặc chỉ nói khi được hỏi. Trẻ không thể nói được các câu đơn giản như “mẹ ơi, đói quá” hoặc “bé muốn chơi bóng”.

Trẻ 3 tuổi chậm nói chưa bật được âm

Một dấu hiệu khác cho thấy trẻ 3 tuổi chậm nói là chưa bật được âm, không nói được ra tiếng. Đây là trường hợp nghiêm trọng, khi bé không có khả năng phát âm khi nói hoặc chỉ phát ra những âm thanh vô nghĩa. Nguyên nhân của hiện tượng này rất có khả năng bé bị dị tật miệng như dính thắng lưỡi, gây ra khó khăn trong việc nói của trẻ.

Một số trường hợp trẻ mắc các rối loạn phát triển thần kinh như tự kỷ, tăng động chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.

Trẻ 3 tuổi chậm nói chưa bật được âm
Trẻ 3 tuổi chưa bật được âm, nói không ra tiếng

Bé 3 tuổi chậm nói có sao không?

Bé 3 tuổi chậm nói có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ chậm nói có thể gặp khó khăn trong việc học tập, giao tiếp và hoà nhập trong môi trường tập thể khi lớn lên. Do đó, cha mẹ nên quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói để có cách xử lý phù hợp.

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 3 tuổi chậm nói

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ 3 tuổi chậm nói, trong đó một số lý do phổ biến nhất là:

Cấu tạo miệng của trẻ có vấn đề

Một số trẻ có cấu tạo miệng không bình thường, ví dụ như hở hàm ếch, dính thắng lưỡi, lưỡi ngắn… Đây là những dị tật khiến việc phát âm của trẻ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong các âm như d, l, r, s, t, gi, th…

Trẻ 3 tuổi chậm nói do suy giảm hoặc mất thính lực

Thính lực là khả năng nghe và phân biệt các âm thanh. Nếu trẻ bị suy giảm hoặc mất thính lực, bé sẽ không thể nghe được các âm thanh xung quanh hoặc không thể phân biệt được các âm thanh khác nhau. Việc suy giảm hoặc mất thính lực khiến trẻ khó khăn trong việc hiểu được ngôn ngữ và phát triển kỹ năng nói. Nguyên nhân của suy giảm hoặc mất thính lực có thể do di truyền, viêm tai giữa, bị dị tật tai, chấn thương tai…

Chậm nói do rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng trẻ có khả năng nghe và hiểu bình thường nhưng không thể sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt hiệu quả. Chứng rối loạn ngôn ngữ thường gây ra bởi nguyên nhân phổ biến như: rối loạn phát triển thần kinh, tổn thương não, mắc các vấn đề về thính lực, bại não,…

Trẻ rối loạn ngôn ngữ nói thường bị đảo ngược các cấu trúc ngữ pháp, thiếu từ làm cho người nghe rất khó hiểu trẻ muốn nói gì.

Thiểu năng trí tuệ

Khuyết tật trí tuệ là tình trạng trẻ có chỉ số IQ thấp hơn bình thường, dưới mức 70. Trẻ 3 tuổi bị thiểu năng trí tuệ thường gặp khó khăn trong việc học hỏi, nhận thức và giải quyết các vấn đề – trong đó có chậm phát triển ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và kỹ năng sống. Nguyên nhân của thiếu năng trí tuệ có thể do di truyền, sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, quá trình người mẹ mang thai, môi trường ô nhiễm, …

Khuyết tật trí tuệ ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ

Chậm nói do trẻ mắc hội chứng tự kỷ

Hội chứng tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ. Điều này gây ra cho trẻ những ảnh hưởng về tâm lý, hành vi và đặc biệt là khả năng giao tiếp của trẻ. Một số dấu hiệu điển hình của trẻ 3 tuổi chậm nói do hội chứng tự kỷ như sau:

  • Chậm nói, đặc biệt là tình trạng đã nói được nhưng sau đó không nói nữa.
  • Phát âm những từ, cụm từ vô nghĩa.
  • Không biết đặt câu hỏi, hỏi lại nhiều lần cho một câu hỏi duy nhất.
  • Ít giao tiếp mắt, khả năng chú ý ngắn
  • Có xu hướng một mình, gắn bó đặc biệt với đồ vật

Chậm nói do bị mắc các vấn đề về thần kinh

Một số trẻ có thể bị chậm nói do bị mắc các vấn đề về thần kinh, ví dụ như: bại não, u não, chấn thương vùng đầu… ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và gây ra các khó khăn trong việc phát âm, hiểu và sử dụng ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ thiếu môi trường tương tác để kích thích khả năng nói

Môi trường tương tác là yếu tố quan trọng để kích thích khả năng nói của trẻ. Nếu trẻ thiếu môi trường tương tác, ví dụ như: không được cha mẹ hay người lớn nói chuyện với mình, không được chơi cùng các bạn cùng lứa, không được thường xuyên tiếp xúc với các âm thanh… điều này khiến trẻ sẽ không có nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển ngôn ngữ, từ đó dẫn đến chậm nói.

Cha mẹ nên làm gì khi nhận thấy trẻ 3 tuổi chậm nói?

Khi nhận thấy trẻ bị chậm nói, việc quan trọng là cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các cách khắc phục thích hợp cho trẻ. Dưới đây là 3 cách phổ biến nhất mà cha mẹ có thể làm để giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm nói cho từng trường hợp:

Sử dụng các cách dạy trẻ 3 tuổi chậm nói tại nhà

Đối với trẻ 3 tuổi chậm nói đơn thuần, cha mẹ có thể áp dụng các cách dạy trẻ 3 tuổi chậm nói tại nhà để kích thích khả năng nói của trẻ. Một số cách dạy trẻ 3 tuổi chậm nói tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Nói chuyện với trẻ thường xuyên và sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ nói bằng cách đặt các câu hỏi mở, ví dụ như: “Bé thích chơi gì?” hoặc “Bé muốn ăn gì?”
  • Khen ngợi và cổ vũ trẻ khi trẻ nói được một từ hoặc một câu, ví dụ như: “Bé giỏi quá!” để tăng động lực cho trẻ nói nhiều hơn
  • Kể chuyện hoặc xem phim cùng trẻ và thảo luận về nội dung cốt truyện với trẻ.
  • Tạo ra các tình huống giao tiếp cho trẻ, ví dụ như: cùng con chơi trò nấu ăn, đóng vai… và khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý muốn hoặc cảm xúc của mình.
  • Cho trẻ đi lớp để tạo môi trường cho con tương tác với các bạn cùng lứa nhiều hơn.

Đến các trung tâm can thiệp sớm

Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị chậm nói do vấn đề về chậm phát triển hay tự kỷ, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm can thiệp sớm để được kiểm tra và đánh giá. Tại các trung tâm can thiệp sớm, trẻ sẽ được thực hiện các phương pháp trị liệu phù hợp với từng bé, chẳng hạn như tâm lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu,… theo giáo trình tâm lý đã được chứng minh khoa học.

Trung tâm Nhân Hòa dạy trẻ 3 tuổi chậm nói
Trung tâm Nhân Hòa dạy trẻ 3 tuổi chậm nói

Tại TP.HCM, một lựa chọn trung tâm can thiệp sớm uy tín – nhiều năm kinh nghiệm đáng để bạn quan tâm là Trung tâm Nhân Hoà. Với bề dày 10 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã và đang can thiệp thành công cho hàng ngàn trường hợp trẻ chậm nói, tự kỷ, chậm phát triển trên ở Tp HCM và các tỉnh lân cận. 

  • Đến với Nhân Hoà, phụ huynh và trẻ sẽ được trải nghiệm chương trình can thiệp 1:1 tập trung phát triển vốn từ, ngôn ngữ qua các chương trình âm ngữ trị liệu. Phụ huynh được tham gia trực tiếp cùng con trong các buổi học kích thích ngôn ngữ cho trẻ. 
  • Sau mỗi buổi học, giáo viên sẽ ghi chép tiến triển của trẻ, mức độ đáp ứng giáo án và đề xuất cho phụ huynh các hoạt động để hỗ trợ con tại nhà. Điều này sẽ giúp việc can thiệp được diễn ra liên tục không chỉ ở trung tâm mà còn trong sinh hoạt hằng ngày tại nhà của trẻ.
  • Ngoài ra, với những bé ở xa, Nhân Hoà sẽ tư vấn huấn luyện trực tiếp cho phụ huynh để cha mẹ có thể trực tiếp can thiệp trẻ tại nhà. Thông qua những video quay lại buổi học của trẻ và bố mẹ, các chuyên gia của Nhân Hoà sẽ đưa ra các nhận xét, chỉnh sửa về kỹ thuật cho phụ huynh để giúp trẻ đạt được kết quả tốt nhất trong việc học nói của mình.

Điều trị bệnh lý tiềm ẩn khiến trẻ 3 tuổi chậm nói

Nếu trẻ có dấu hiệu chậm nói do một số bệnh lý tiềm ẩn, ví dụ như: dị tật ở miệng, suy giảm hoặc mất thính lực,… cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tùy theo từng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, trẻ có thể được điều trị bằng các phương pháp như: phẫu thuật, thuốc, vật lý trị liệu,… Việc điều trị bệnh lý tiềm ẩn sẽ giúp cải thiện khả năng nói của trẻ và giúp trẻ học nói có kết quả thiết thực hơn.

Trẻ 3 tuổi chậm nói thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý hoặc rối loạn phát triển tiềm ẩn như tự kỷ, chậm phát triển, tăng động chậm nói. Không nên chờ để thời gian chờ đợi kéo dài với mong muốn con tự nói được. Ba mẹ hãy đưa con đến thăm khám và can thiệp sớm khi cần để trẻ phát triển ngôn ngữ, hòa nhập được với các bạn.

Thăm khám và điều trị bệnh lý tiềm ẩn khiến trẻ 3 tuổi chậm nói

Trên đây là những giải đáp của Trung tâm Nhân Hoà cho thắc mắc trẻ 3 tuổi chậm nói có sao không? Các nguyên nhân và cách khắc phục. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của con và có những giải pháp hợp lý để giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ hoặc tư vấn từ các chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ giàu kinh nghiệm của Nhân Hoà, hãy liên hệ với chúng tôi. Trung tâm Nhân Hòa luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn và con trong quá trình can thiệp sớm để bé có thể nhanh chóng phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN