9 dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần điển hình | Cách dạy hiệu quả

Trẻ chậm nói đơn thuần tình trạng trẻ không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ theo từng độ tuổi như bình thường. Trẻ chậm nói đơn thuần có thể khắc phục được nếu được phát hiện và hỗ trợ sớm. Tuy nhiên, nếu không được chú ý và hỗ trợ kịp thời, trẻ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt giao tiếp, học tập và tương tác xã hội. Vậy làm sao để nhận biết trẻ chậm nói đơn thuần? Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần phổ biến? Cách dạy trẻ chậm nói đơn thuần hiệu quả là gì? Hãy cùng trung tâm Nhân Hòa tìm hiểu trong bài viết này!

Trẻ chậm nói đơn thuần là tình trạng gì?

Trẻ chậm nói đơn thuần là gì
Tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần là gì?

Theo các chuyên gia về phát triển ngôn ngữ, trẻ chậm nói đơn thuần là tình trạng trẻ không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường theo từng độ tuổi. Trẻ có vốn từ ngữ hạn hẹp, ít sử dụng các câu ghép, câu phức và các thành phần ngữ pháp khác. Trẻ thường chỉ nói được một số ít từ đơn giản, lặp lại những từ đã nghe hoặc chỉ biết nói khi được người khác hỏi. 

Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn có thể hiểu được những người xung quanh đang nói gì nhưng không biết cách diễn đạt ý của mình bởi vốn từ hạn hẹp. Tuy nhiên, những trẻ gặp tình trạng chậm nói vẫn phát triển thể chất và tinh thần bình thường như những trẻ khác. 

Biểu hiện của trẻ trẻ chậm nói đơn thuần

Trẻ chậm nói đơn thuần có thể có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chung mà các bậc phụ huynh có thể nhận ra, bao gồm:

  • Không bập bẹ bất kỳ từ nào (bố, mẹ …) khi 12 tháng tuổi.
  • Không biết ra dấu bằng cử chỉ như chỉ tay, vẫy tay, lắc đầu … khi 12 tháng tuổi.
  • Không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi, không tự nói được câu 2 từ khi 24 tháng tuổi. 
  • Ít hoặc không bắt chước âm thanh, cử chỉ của người khác khi 18 tháng tuổi. 
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp dù trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. 
  • Không có phản ứng khi được gọi tên.
  • Trẻ thích chơi một mình, không muốn giao tiếp với người xung quanh. 

Phân biệt trẻ chậm nói thông thường và chậm nói do tự kỷ

Trẻ tự kỷ là trẻ có rối loạn phát triển thần kinh do có những đoạn gen bất thường dẫn đến một tình trạng phổ biến là chậm nói. Trẻ chậm nói do tự kỷ cũng có các biểu hiện tương đồng như trẻ chậm nói đơn thuần. Tuy nhiên, nó có một số biểu hiện khác giúp phụ huynh có thể phân biệt đó là:

  • Không hứng thú kết bạn với người khác và cũng không nhìn hay chú ý vào người khác.  
  • Không có sự liên hệ mắt với người khác, hoặc chỉ có rất ít. 
  • Có các cảm xúc quá mức như hét lên khi giận dữ, bứt tóc, tự gây tổn thương, … 
  • Không thích việc người khác tiếp xúc với mình. 
  • Có những hành vi lặp đi lặp lại, ưa thích sự trật tự và thường chống đối mạnh mẽ khi những thứ quen thuộc thay đổi. 
  • Rất nhạy cảm với âm thanh hoặc mùi vị nào đó. 
Trẻ chậm nói đơn thuần
Phân biệt trẻ chậm nói thông thường và chậm nói do tự kỷ

09 dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần phổ biến theo từng độ tuổi

Trong quá trình lớn lên, trẻ sẽ có những mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng theo từng giai đoạn độ tuổi. Mỗi mốc phát triển ngôn ngữ sẽ có những dấu hiệu nhận biết để các bậc phụ huynh có thể theo dõi và đánh giá khả năng nói của trẻ. Nếu trẻ không đạt được các mốc này, có thể trẻ đang gặp vấn đề về chậm nói đơn thuần. Những dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần phổ biến theo từng độ tuổi là:

Trẻ 7 tháng tuổi chậm nói

Dấu hiệu đặc trưng của trẻ 7 tháng tuổi chậm nói:

  • Không bập bẹ ba-ba, a-a
  • Phát ra âm thanh vui vẻ hoặc không hài lòng khác nhau
  • Một số trẻ trẻ không có bất kỳ phản ứng gì với tiếng động.

Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói

Dấu hiệu trẻ 12 tháng tuổi chậm nói:

  • Trẻ không biết cách sử dụng các cử chỉ để giao tiếp với bộ mẹ, người xung quanh.
  • Trẻ không nói được bất kỳ từ nào (như ba, mẹ …) và không phát ra các phụ âm (như p, b …). 
  • Trẻ không biết làm các động tác đơn giản như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu hay chỉ tay vào đồ vật. 
  • Trẻ không có phản ứng khi được gọi tên. 
  • Trẻ không có phản ứng với các từ đơn giản như “không”, “tạm biệt” … 

Trẻ 16 tháng chậm nói

Dấu hiệu trẻ 16 tháng tuổi chậm nói: 

  • Trẻ vẫn chưa biết nói bất kỳ từ ngữ nào. 
  • Trẻ vẫn không hiểu và không phản ứng với những từ đơn giản như “không”, “con yêu” … 
  • Trẻ không biết chỉ tay vào đồ vật, hình ảnh trên tivi, … khi được ba mẹ hỏi. 
  • Trẻ không biết chỉ tay vào các đồ mình thích và không biết cách ra dấu cho ba mẹ hiểu. 

Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói

Dấu hiệu trẻ 18 tháng tuổi chậm nói: 

  • Trẻ chưa nói được 3 – 5 từ.
  • Trẻ không biết chỉ vào những thứ mình muốn, không biết chỉ vào bộ phận trên cơ thể (như đầu,mắt, mũi …) khi được ba mẹ hỏi. 
  • Trẻ không hiểu được các câu mệnh lệnh đơn giản như “không được chạm vào nó”.
  • Không trả lời bằng lời nói hay có hành động, cử chỉ gì khi được ba mẹ hỏi “đồ vật gì đây?”, “dép con đâu?” … 
Dấu hiệu trẻ 18 tháng tuổi chậm nói

Trẻ từ 19 – 23 tháng tuổi (dưới 2 tuổi) chậm nói 

Dấu hiệu trẻ 19 – 23 tháng tuổi chậm nói: 

  • Trẻ chưa biết nói khoảng 10 từ và nghe không rõ nghĩa
  • Ít hoặc không sử dụng được các câu ghép. 
  • Vốn từ tăng chậm (không đạt được một từ mỗi tuần).

Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói

Dấu hiệu trẻ 24 tháng tuổi chậm nói: 

  • Trẻ vẫn nói được rất ít từ, tổng cộng chưa quá 15 từ. 
  • Trẻ chưa thể tự nói những ý mình muốn diễn đạt mà chỉ lặp lại được các từ mọi người xung quanh nói. Các cuộc hội thoại đơn giản như “mẹ bế”, “uống sữa” … trẻ vẫn chưa thực hiện được hoặc thực hiện còn vấp váp. 
  • Trẻ không hiểu được các câu dài. 
  • Trẻ không tự nối được các từ đơn với nhau.
  • Trẻ không hiểu công dụng các đồ vật trong nhà như tủ lạnh, chổi, bát đĩa … 

Trẻ từ 25 – 35 tháng (2-3 tuổi) chậm nói

Dấu hiệu trẻ 25 – 35 tháng tuổi chậm nói: 

  • Trẻ không nói được câu đơn giản 2 – 4 từ như “mẹ đâu rồi”, “con muốn ăn” … 
  • Trẻ vẫn chưa gọi được tên một vài bộ phận trên cơ thể.
  • Trẻ nói nhưng không ai trong gia đình hiểu ý của trẻ. 

Trẻ 3 tuổi chậm nói

Dấu hiệu của trẻ 3 tuổi chậm nói: 

  • Trẻ vẫn không ghép được các từ thành câu ngắn 3 – 4 từ đơn như “con muốn uống sữa”, “mẹ bế con” … 
  • Trẻ không hiểu chỉ dẫn hay câu hỏi của ba mẹ như “cất đồ chơi vào hộp”, “con muốn ăn kem không?” … 
  • Trẻ nói không rõ ràng, thường xuyên lắp bắp, khi nói mặt nhăn nhó. 
  • Trẻ rất dính với ba mẹ và không quan tâm hay tương tác với các trẻ khác. 

Trẻ 4 tuổi chậm nói

Dấu hiệu trẻ 4 tuổi chậm nói: 

  • Trẻ chưa phát âm thành thục hết các phụ âm. 
  • Trẻ không sử dụng đại từ nhân xưng “con” và “mẹ” đúng cách. 

Trẻ 2,5 – 3 tuổi vẫn chưa nói được từ nào thì rất có thể vấn đề của trẻ không chỉ còn là chậm nói đơn thuần nữa. Trẻ có thể gặp các rối loạn liên quan như rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ. Lúc này ba mẹ cần đưa trẻ đi khám, đánh giá để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Ba mẹ làm gì khi trẻ chậm nói đơn thuần?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói, nếu độ tuổi còn nhỏ thì cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng chậm nói đơn thuần cho con: 

  • Dành nhiều thời gian giao tiếp với con hơn: Ba mẹ cần dành nhiều thời gian để giao tiếp với con hơn ngay cả khi con không nói được. Ba mẹ cần kiên nhẫn và giúp con dần làm quen, bắt chước với các từ đơn giản như ba, mẹ … sau đó dần dần giúp con quen với các từ ghép, câu ngắn. Khi giao tiếp với con, ba mẹ nên nói thật chậm, rõ ràng từng từ và hạn chế nói ngọng vì nếu không con sẽ gặp khó khi bắt chước. Ba mẹ cũng nên kết hợp thêm ngôn ngữ hình thể, động tác tay để con dễ dàng hiểu hơn. 
  • Giải thích cho con về những gì ba mẹ đang làm: Điều này sẽ giúp con cải thiện được vốn từ vựng và hình dung được mối quan hệ giữa từ ngữ và những đồ vật, hành động. Cha mẹ nên nói cho con về bất kỳ việc gì mình đang làm như nấu ăn, lau nhà, giặt quần áo, … 
  • Tạo môi trường giúp bé học nói: Ba mẹ nên hạn chế con tiếp xúc nhiều các thiết bị điện thoại, tivi … Thay vào đó, ba mẹ nên tạo điều kiện để con có thể gặp gỡ, trò chuyện với các bạn bè cùng trang lứa như cho trẻ đến trường, công viên … Điều này sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội để cải thiện tình trạng chậm nói. 
  • Đọc sách, hát cho con nghe: Ba mẹ có thể đọc sách hay hát cho con nghe để giúp con cải thiện tình trạng chậm nói. Đọc sách và cho con nghe sẽ giúp con quen với những từ mới, đồng thời giúp con hiểu hơn về cách giao tiếp. 
Cách ba mẹ dạy trẻ tập nói hiệu quả

Với trường hợp trẻ chậm nói có biểu hiện nặng thì ba mẹ cần cho bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và các trung tâm điều trị chậm nói để cải thiện tình trạng.

Cách dạy trẻ chậm nói đơn thuần hiệu quả

Các trường hợp trẻ chỉ đơn thuần chậm nói hơn so với bạn bè và mức độ nhẹ, cha mẹ dành thời gian dạy trẻ tập nói nhiều hơn. Cha mẹ tận dụng các trường hợp giao tiếp hàng ngày, tạo môi trường, động lực giúp bé tập nói. Ngoài ra việc cùng con đọc các sách dạy trẻ tập nói như đồng dao thơ truyện thiếu nhi, tài liệu dạy bé tập nói 1-2-3 từ đơn, các bài hát thiếu nhi quen thuộc,… Các trường hợp bé chậm nhiều cần đưa đến các trung tâm can thiệp để dạy trẻ chậm nói đơn thuần hiệu quả.

dạy trẻ chậm nói đơn thuần
Trung tâm Giáo dục hòa nhập Nhân Hòa chuyên dạy trẻ chậm nói đơn thuần hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Nhân Hòa là một trong những trung tâm hàng đầu hỗ trợ trẻ chậm nói tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Trung tâm có đội ngũ giáo viên tận tâm, giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại sẽ mang đến một môi trường học tập lý tưởng cho trẻ. Hãy liên hệ hoặc đến trực tiếp các cơ sở Trung tâm Nhân Hòa để tìm hiểu chi tiết!

Kết luận:
Qua bài viết, Trung tâm Nhân Hòa đã giúp các ba mẹ nhận biết được các dấu hiệu của trẻ chậm nói đơn thuần và cách dạy hiệu quả. Cha mẹ cần quan sát và theo dõi các dấu hiệu của trẻ theo từng độ tuổi để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời giúp con phát triển ngôn ngữ bình thường. Nếu cha mẹ cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Trung tâm Nhân Hòa chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn! 

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN