Trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Cần làm gì để hỗ trợ trẻ?

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không là một câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trẻ tự kỷ có xu hướng gắn bó với cha mẹ. Nhưng sự thể hiện về hành vi, cảm xúc và ngôn ngữ không được thể hiện như trẻ bình thường. Hãy cùng Trung tâm Nhân Hòa tìm hiểu.

Hiểu rõ về trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ được cho phần lớn là các yếu tố về gen, di truyền và môi trường. Trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện điển hình như là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo tăng động, trí tuệ kém hay rối loạn cảm giác.

Tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không?

Thông thường cho rằng trẻ tự kỷ không hình thành sự gắn bó với cha mẹ hoặc người chăm sóc vì những khó khăn trong giao tiếp xã hội. Theo Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, các nghiên cứu lại chứng minh bằng chứng cho thấy sự tồn tại của sự gắn bó giữa trẻ tự kỷ và người chăm sóc chúng đặc biệt là từ mẹ. [1]

Mục đích của nghiên cứu này là xem xét các nghiên cứu kiểm tra hành vi gắn bó ở bệnh tự kỷ. Trẻ tự kỷ thể hiện hành vi gắn bó tương tự khi so sánh với trẻ phát triển bình thường, trẻ mắc các rối loạn tâm thần khác, trẻ mắc hội chứng Down và trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Trẻ tự kỷ thích mẹ hơn người lạ và cố gắng gần gũi với mẹ nhiều như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, chúng không tham gia vào các hành vi chia sẻ sự chú ý như chỉ trỏ hoặc chỉ đồ vật. Họ dường như cũng không nhận ra ý nghĩa của nét mặt và cảm xúc. Mặc dù chứng tự kỷ không loại trừ sự phát triển của các mối quan hệ gắn bó an toàn, nhưng nó có thể trì hoãn sự phát triển của sự gắn bó an toàn và thay đổi các mô hình hành vi liên quan đến sự gắn bó an toàn. Người ta kết luận rằng nhận thức của cha mẹ và bác sĩ lâm sàng có thể giúp thiết lập các phương pháp điều trị thay thế nhằm duy trì và cải thiện hành vi gắn bó của trẻ tự kỷ với cha mẹ.

trẻ tự kỷ có bám mẹ không?
Trẻ tự kỷ thích mẹ hơn người lạ và cố gắng gần gũi với mẹ nhiều như những đứa trẻ khác

Dấu hiệu trẻ bám mẹ

Ở một đứa trẻ phát triển bình thường cũng như trẻ tự kỷ sẽ bám cha mẹ nhiều vào thời thơ ấu. Lúc này trẻ thường khóc, khó nghe theo, đeo bám mẹ và sợ hãi khi phải xa mẹ. Đây là hành vi thường gặp ở trẻ nhỏ.

Trẻ bám mẹ là do trẻ cảm thấy mẹ là người an toàn nhất. Một số dấu hiệu trẻ bám mẹ có thể kể đến như:

  • Trẻ khóc nhiều khi mẹ đi vắng hay khi mẹ chuẩn bị ra ngoài.
  • Trẻ không chịu ở với người khác, kể cả người thân trong gia đình mà chỉ muốn ở với mẹ.
  • Trẻ thường theo sát mẹ, bám chặt lấy mẹ hoặc không chịu để mẹ đặt xuống.
  • Trẻ thường hay khóc khi đến các môi trường lạ, tiếp xúc với người lạ và có mong muốn về với mẹ.

Làm sao để nhận biết trẻ tự kỷ?

Ngoài thắc mắc trẻ tự kỷ có bám mẹ không để theo dõi con tự kỷ, cha mẹ nên theo dõi những hành vi, dấu hiệu trẻ tự kỷ có thể phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp phù hợp cho trẻ.

Trẻ tự kỷ thường có các hành vi, dấu hiệu điển hình như:

  • Gặp các bất thường về ngôn ngữ: Trẻ tự kỷ thường chậm nói, nhại lại lời nói của người khác, nói lắp, nói những từ vô nghĩa, lặp lại nhiều lần, không biết đặt câu hỏi hoặc hỏi đi hỏi lại nhiều lần một câu, giọng nói lơ lớ, ríu lời, nói rất to hoặc là nói quá nhanh, thiếu âm điệu, diễn cảm.
  • Có các bất thường về hành vi: Không muốn tiếp xúc với người khác, quay tròn người, đi kiễng gót chân, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh, lắc lư đầu … Ngoài ra trẻ có các bất thường liên quan đến thói quen sinh hoạt như đi phải đúng 1 đường, ngồi phải đúng 1 chỗ hay phải mắc đúng 1 bộ đồ.
  • Có thể có một số khả năng đặc biệt: Trẻ tự kỷ có thể có một số khả năng đặc biệt như trí nhớ rất tốt, nhớ được các số điện thoại, vị trí các món đồ, học thuộc lời bài hát rất nhanh, làm các bài toán cộng nhẩm rất nhanh,…

Ngoài ra, trẻ tự kỷ cũng thường có một số dấu hiệu khác như:

  • Bị rối loạn cảm giác, rối loạn ăn uống.
  • Sợ hoặc khóc thét, bịt tai khi nghe thấy có tiếng động to và cực kỳ nhạy cảm với các âm thanh xung quanh.
  • Thường chui vào một góc và che mắt khi có ánh sáng mạnh.
  • Có xu hướng một mình và không thích có người khác chạm vào cơ thể
Trẻ có các bất thường về hành vi, ngôn ngữ, giao tiếp bạn bè là dấu hiệu bị tự kỷ

Cha mẹ cần làm gì để trẻ tự kỷ chủ động hơn

Làm sao để trẻ tự kỷ và mẹ tương tác hiệu quả

Trẻ bị tự kỷ rất khó để có thể hòa nhập được với xã hội, do đó việc giúp trẻ tương tác với mẹ, với những người thân trong gia đình và bước đầu rất quan trọng để giúp trẻ cải thiện và hòa nhập được với cộng đồng. Để giúp trẻ tương tác với cha mẹ hiệu quả hơn, phụ huynh có thể áp dụng một số cách như:

  • Quan sát và tìm hiểu thói quen, sở thích và nhu cầu của trẻ: Điều này sẽ giúp mẹ hiểu rõ về trẻ hơn và có thể dễ dàng tham gia vào các hoạt động của trẻ. Mẹ có thể chơi cùng các trò chơi trẻ thích để gắn kết với trẻ hơn.
  • Tạo ra một môi trường an toàn, thoải mái và thân thiện cho trẻ: Mẹ nên giảm thiểu các yếu tố môi trường có thể kích thích quá mức đến trẻ như âm thanh to, ánh sáng mạnh, ….
  • Tôn trọng và khuyến khích trẻ: Mẹ nên tôn trọng những đặc điểm và hành vi của trẻ, không nên so sánh, chỉ trích hay ép buộc trẻ. Mẹ cũng nên khuyến khích, động viên trẻ mỗi khi trẻ có tiến bộ như nói thêm được từ mới, chơi cùng với bạn …
  • Giao tiếp thường xuyên với trẻ: Mẹ nên dành thời gian để giao tiếp, trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Mẹ cũng có thể đọc truyện tranh, hát cho trẻ nghe … điều này sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng rất nhiều.
  • Kiên nhẫn: Trẻ đeo bám cha mẹ là dấu hiệu cho thấy trẻ cần sự chăm sóc, hay trong tình huống bất an, lo lắng [2]. Hãy kiên nhẫn với trẻ và có thể thực hiện các thay đổi từng chút một. Lâu dần ở các môi trường lạ trẻ sẽ chủ động hơn.
  • Xây dựng thói quen: Trẻ tự kỷ thường khó thay đổi các thói quen và môi trường xung quanh. Vì vậy khi dạy trẻ tự kỷ, các thầy cô cần có thời gian làm quen và xây dựng mối quan hệ, tương tác với trẻ. Do đó khi đưa trẻ đến các môi trường mới, gặp người mới cần giới thiệu và thiết lập các mối quan hệ dần dần để trẻ thích ứng tốt hơn.
Cần xây dựng các thói quen mới và thiết lập tương tác với trẻ tự kỷ

Kết luận:

Qua bài viết, Trung tâm Nhân Hòa đã trả lời câu hỏi trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Trẻ tự kỷ cũng như trẻ bình thường luôn có xu hướng gắn bó với cha mẹ. Nhưng sự thể hiện về hành vi, cảm xúc và ngôn ngữ không được thể hiện như trẻ bình thường. Cha mẹ cũng nên theo dõi một số dấu hiệu khác của trẻ để nắm rõ tình trạng trẻ có bị tự kỷ không và có thể can thiệp, điều trị sớm nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN