Trẻ tự kỷ sống được bao lâu? Tự kỷ có nguy hiểm không?

Rối loạn phổ tự kỷ không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của người mắc phải. Trẻ tự kỷ sống được bao lâu phụ thuộc vào các bệnh lý mắc kèm như tim mạch, động kinh và các điều kiện khác nhau. Sự hỗ trợ, can thiệp ban đầu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ và chất lượng cuộc sống sau này.

Trẻ tự kỷ sống được bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của người tự kỷ là 54 tuổi, thấp hơn 16 năm so với mức trung bình dân số nói chung. Đây là kết quả của cuộc nghiên cứu trên 27.000 người được chẩn đoán mắc ASD tại Thuỵ Điển từ năm 1987-2009 của Viện Karolinska (Thuỵ Điển). Tuổi thọ người tự kỷ thấp từ 3 nguyên nhân chính bao gồm: bệnh tim mạch, động kinh và hành vi tự tử.

Do vậy, tự kỷ không có tác động trực tiếp đến sức khoẻ thể chất con người, tỷ lệ tử của bệnh nhân ASD cao là do mắc phải các bệnh liên quan như: tim mạch, động kinh,… hoặc do áp lực kỳ thị xã hội ảnh hưởng lên người tự kỷ khiến họ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất – tinh thần, từ đó dẫn đến giảm tuổi thọ.

trẻ tự kỷ sống được bao lâu
Tuổi thọ trung bình ở người tự kỷ chỉ 54 tuổi, thấp hơn tới 16 năm so với người bình thường (70 tuổi).

Rối loạn phổ tự kỷ có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, rối loạn phổ tự kỷ không tác động trực tiếp đối với sức khỏe thể chất của người mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, ASD có thể gây ra những khó khăn đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân và những người xung quanh họ. Cụ thể, một số hệ lụy mà người tự kỷ thường gặp phải bao gồm:

Vấn đề ở giác quan: Người mắc chứng ASD có thể rất nhạy cảm với các giác quan của mình. Cụ thể, bạn sẽ phản ứng hoặc cảm thấy cực kỳ khó chịu với những tiếng ồn, ánh sáng,… ở một mức độ mà người khác cảm thấy bình thường. Ngược lại, bạn không phản ứng hoặc không có cảm giác gì với một số hiện tượng như: quá nóng, quá lạnh, cơn đau,…tác động đến bản thân mình.

Động kinh: Động kinh là hiện tượng phổ biến ở những người mắc ASD, chúng thường xuất hiện từ thời thơ ấu hoặc tuổi thiếu niên trong cuộc đời của người đó..

Vấn đề sức khỏe tâm thần, trí tuệ: Rối loạn phổ tự kỷ khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng, hành vi bốc đồng, suy giảm trí tuệ và tâm trạng thất thường. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, những vấn đề trên nhiều khả năng là do khiếm khuyết một đoạn trên nhiễm sắc thể X trên tế bào, đặc biệt xảy ra nhiều ở các bé trai.

Xơ cứng củ: Xơ cứng củ là một chứng rối loạn hiếm gặp khiến các khối u lành tính phát triển trong não và các cơ quan khác gây khuyết tật nhận thức, rối loạn hành vi và những vấn đề về mắt, thận, tim, da,…. Dù mối liên hệ giữa bệnh này và ASD là không rõ ràng, nhưng thực tế cho thấy, trẻ mắc bệnh xơ cứng củ có tỷ lệ cao đồng thời mắc thêm chứng tự kỷ.

Như vậy rối loạn phổ tự kỷ không nguy hiểm đến tính mạng, tuổi thọ. Trẻ tự kỷ lớn lên sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cả về sinh hoạt, học tập, công việc lập gia đình và việc làm.

Tự kỷ không tác động trực tiếp đối với sức khỏe thể chất, nhưng chúng lại gây ra những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn phổ tự kỷ có hết không? Chữa được không?

Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn thần kinh bẩm sinh và không có phương pháp chữa trị dứt điểm, hay nói cách khác là không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người tự kỷ không thể khắc phục, giảm nhẹ những khó khăn bản thân gặp phải do bệnh gây ra. Có nhiều biện pháp can thiệp và điều trị có thể giúp người tự kỷ phát triển các kỹ năng cần thiết để hòa nhập và tự lập trong cuộc sống.

Can thiệp sớm là phương pháp mang lại hiệu quả cao hỗ trợ trẻ tự kỷ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, tương tác giao tiếp, kiểm soát hành vi cảm xúc và hòa nhập cộng đồng. Việc phát hiện từ sớm giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển và điều trị tốt hơn khi não bộ của trẻ còn linh hoạt và dễ học tập, thay đổi.

Trẻ tự kỷ có đi học được không cũng phụ thuộc vào sự hỗ trợ và can thiệp từ khi trẻ còn nhỏ. Được can thiệp tốt trẻ phát triển và có thể theo học cùng các trẻ khác. Một số trẻ chậm phát triển hơn bạn bè nên có thể phải lùi thời gian vào lớp 1 của bé.

Can thiệp sớm là phương pháp mang lại hiệu quả cao hỗ trợ trẻ tự kỷ phát triển

Cách nuôi dạy, cải thiện tình trạng của trẻ tự kỷ

Nuôi dạy trẻ tự kỷ là một thử thách lớn đối với cha mẹ và người thân. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn, tình yêu thương cũng như hiểu biết về các kỹ thuật nuôi dạy trẻ tự kỷ, cha mẹ và người thân có thể giúp bé nhà mình khắc phục những khó khăn và cải thiện tình trạng của mình. Dưới đây là một số cách nuôi dạy, cải thiện tình trạng của trẻ tự kỷ hiệu quả mà bậc cha mẹ nên tham khảo áp dụng cho con em của mình:

Đưa trẻ đến các trung tâm can thiệp sớm: Một trong những cách hữu hiệu nhất để trẻ tự kỷ tiến bộ các kỹ năng là đưa trẻ đến các trung tâm can thiệp sớm uy tín. Riêng tại TPHCM, trung tâm Nhân Hoà áp dụng tổng hợp đa ngành bao gồm: ngôn ngữ, trí tuệ, hành vi, cảm xúc trong mô hình lớp học 1 cô : 1 trò sẽ giúp trẻ tự kỷ cải thiện toàn diện các kỹ năng hiệu quả có thể thấy rõ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, phụ huynh còn được mời vào lớp học can thiệp cùng con để được huấn luyện các kỹ thuật can thiệp để hỗ trợ con cải thiện tại nhà.

Thường xuyên gọi tên của trẻ: Gọi tên trẻ thường xuyên để thu hút sự chú ý và tăng khả năng đáp ứng của bé tự kỷ khi được người khác tiếp cận và tương tác. Phụ huynh khen thưởng cho trẻ những phần thưởng nhỏ mỗi khi con làm được để trẻ có động lực hình thành thói quen theo thời gian.

Tăng tương tác giữa trẻ với thế giới bên ngoài: Phụ huynh có thể tạo môi trường tập luyện khả năng tương tác tích cực cho trẻ tự kỷ bằng cách dẫn bé đến công viên, khu vui chơi hoặc cho trẻ đi lớp mầm non. Khi được tương tác với nhiều người, trẻ tự kỷ có thể tự tin hơn khi giao tiếp và hoà  nhập với cộng đồng.

Tập cách giao tiếp bằng mắt với trẻ: Trẻ tự kỷ thường có khả năng giao tiếp mắt khá kém. Để khắc phục điều này, phụ huynh có thể sử dụng đồ chơi hoặc đồ vật mà trẻ ưa thích để kích thích trẻ nhìn chăm chú hơn. Ngoài ra, khi giao tiếp với trẻ, phụ huynh hãy ngồi ở vị trí ngang tầm mắt để tăng hiệu quả giao tiếp bằng mắt của bé.

Sự hỗ trợ và can thiệp từ sớm giúp trẻ nâng cao chất lượng cuộc sống

Trẻ tự kỷ sống được bao lâu còn ảnh hưởng bởi các bệnh mắc phải khác như tim mạch, động kinh kinh khác và trẻ luôn cần sự hỗ trợ nhất định từ người thân, gia đình. Rối loạn phổ tự kỷ không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sự hỗ trợ và can thiệp từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng, nâng cao chất lượng cuộc sống sau này.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN