Trẻ chậm nói hay nói linh tinh có phải bị tự kỷ hay không?

Trẻ chậm nói hay nói linh tinh là một trong những tình trạng thường bị cho rằng là dấu hiệu của tự kỷ. Vậy trên thực tế, đó có phải tự kỷ không? Hãy cùng Nhân Hoà giải đáp thắc mắc trên, tìm hiểu các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ngay sau đây.

Trẻ chậm nói hay nói linh tinh có phải bị tự kỷ hay không?

Trẻ chậm nói hay nói linh tinh
Trẻ chậm nói hay nói nhảm là một trong những dấu hiệu tự kỷ

Như đã đề cập ở trên, trẻ chậm nói hay nói linh tinh là một trong những dấu hiệu của trẻ tự kỷ, tuy nhiên hiện tượng trên có thể do các nguyên nhân khác. Để chắc chắn con em mình có bị tự kỷ hay không, ngoài dấu hiệu trên, bạn cần xem trẻ có những biểu hiện của bệnh như sau không nhé!

Biểu hiện về tương tác xã hội:

  • Kỹ năng tương tác xã hội bị hạn chế: Trẻ tự kỷ thường không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt và ít sử dụng cử chỉ để giao tiếp.
  • Khó khăn trong giao tiếp: Trẻ tự kỷ ít tương tác với xã hội, thích chơi một mình và không chia sẻ cảm xúc hoặc niềm vui với người khác. Những trẻ em này thường có xu hướng gắn bó và thích chơi với đồ vật hơn là quan tâm đến những người xung quanh.

Biểu hiện về ngôn ngữ:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ tự kỷ có thể chậm nói hơn so với đồng trang lứa và mốc phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ.
  • Khả năng nói có sự biến đổi bất thường: Trẻ tự kỷ có thể nói được một thời gian nhưng sau đó không nói nữa. Ngoài ra, trẻ còn nói những câu vô nghĩa, ngôn ngữ thụ động, thường hỏi lại nhiều lần về một chủ đề (dù đã được giải đáp trước đó).
  • Giọng nói khác thường: Trẻ tự kỷ có thể nói với giọng lơ lớ, nói nhanh hoặc bị lịu và thường nói rất to.

Biểu hiện về hành vi:

  • Hành vi “lập dị”: Trẻ tự kỷ thường thể hiện hành vi như đi kiễng gót, quay tròn người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh.
  • Thói quen rập khuôn: Trẻ tự kỷ có thể có thể có thói quen đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, hay luôn mặc đúng một bộ quần áo.
  • Sở thích giới hạn và đơn điệu: Trẻ tự kỷ thường có những sở thích giới hạn và đơn điệu, chẳng hạn như: xem ti vi quảng cáo, quay bánh xe trong thời gian dài, luôn cầm một vật dụng cụ thể như bút, que, tăm, giấy, chai lọ hoặc đồ chơi có màu ưa thích.

Nguyên nhân trẻ chậm nói hay nói linh tinh

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra trẻ chậm nói hay nói linh tinh, phổ biến nhất là:

  • Do trẻ đang trong quá trình tập nói: Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Một số trẻ có thể bắt đầu nói sớm, một số trẻ lại cần thêm thời gian để học hỏi và luyện tập. Trong giai đoạn này, trẻ có thể chưa biết cách sử dụng từ ngữ một cách chính xác và rõ ràng, dẫn đến việc nói linh tinh hoặc không rõ chủ đề mà bé nói.
  • Trẻ không kiểm soát được ngôn ngữ: Đây là một rối loạn ngôn ngữ khiến trẻ khó khăn trong việc diễn đạt ý mình muốn và hiểu những điều người khác. Nguyên nhân chính của tình trạng này là bởi ảnh hưởng của các tổn thương tại hệ thần kinh trung ương, gây suy giảm chức năng bán cầu não.
  • Trẻ bị tự kỷ: Tự kỷ là một rối loạn một dạng rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ. Trẻ bị tự kỷ thường có những biểu hiện như: ít giao tiếp bằng ánh mắt, thích chơi một mình, có hành vi lập dị, hành động rập khuôn, ghét sự thay đổi,… Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất của tự kỷ là trẻ rất chậm nói và cực kỳ khó khăn trong tương tác, giao tiếp với người khác.

Nguyên nhân <yoastmark class=

Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hay nói linh tinh

Để giúp trẻ chậm nói hay nói linh tinh cải thiện khả năng giao tiếp, cha mẹ và người chăm sóc cần có những cách làm sau:

  • Tạo môi trường kích thích ngôn ngữ cho trẻ: Cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện, đọc sách, hát, chơi trò chơi với trẻ để tăng cường sự tương tác và học hỏi. Khi nói chuyện, cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ nói ra những gì bé muốn. Điều này giúp trẻ cảm thấy hoặc quan tâm, lắng nghe và có động lực nhiều hơn trong việc nói.
  • Đưa trẻ đến các bác sĩ để được chẩn đoán: Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ, chẳng hạn như chậm nói kèm các hành vi bất thường (đi kiễng gót, quay bánh xe, phản ứng quá mức với sự việc xảy ra xung quanh,…), cha mẹ nên đưa trẻ đến các chuyên gia như bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm lý để xác định nguyên nhân và có phương hướng xử trí kịp thời.
  • Can thiệp sớm: Khi đã phát hiện nguyên nhân gây chậm nói của trẻ là do chậm nói đơn thuần hoặc tự kỷ, cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm can thiệp sớm để phát triển ngôn ngữ và trí tuệ đúng với độ tuổi, giúp con có sự chuẩn bị tốt nhất khi bước vào môi trường tập thể sau này. Các chương trình can thiệp với trẻ tự kỷ bao gồm: tâm lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu,… 

Địa chỉ dạy trẻ chậm nói hay nói linh tinh

Một trong những đơn vị can thiệp sớm trẻ tự kỷ uy tín và nhiều năm kinh nghiệm mà bố mẹ nên tham khảo là Trung tâm Nhân Hoà. Với hơn 15 năm kinh nghiệm và phát triển, chúng tôi đã và đang giúp hàng nghìn trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ, chậm nói tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành lân cận cải thiện tình trạng trẻ chậm nói và hay nói linh tinh, nói nhảm, phát âm từ không rõ nghĩa và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Trung tâm Nhân Hòa chuyên dạy can thiệp sớm cho trẻ chậm nói hay nói linh tinh.
Trung tâm Nhân Hòa chuyên dạy can thiệp sớm cho trẻ chậm nói hay nói linh tinh.

Nếu các bố mẹ có nhu cầu tìm hiểu hoặc muốn nhận tư vấn về trường hợp con em mình, bạn có thể liên hệ qua các thông tin sau:

Trung tâm Nhân Hòa chuyên dạy can thiệp sớm cho trẻ chậm nói hay nói linh tinh.

  • Cơ sở chính: Số 16, đường số 18, phường 8, Gò Vấp, Tp.HCM
  • CS2: Số 58 Thiên Phước, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp.HCM
  • CS3: 6/2/5 Phạm Văn Chiêu, Phường 8, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
  • CS4: 100/3/17 Lê Thị Hà, Tân Xuân, Hóc Môn, Tp.HCM
  • CS5: A92 KDC Thới An, Lê Thị Riêng, P Thới An, Quận 12, TpHCM

Trẻ chậm nói hay nói linh tinh không hẳn là dấu hiệu của tự kỷ, nhưng bố mẹ cũng không thể bỏ qua hiện tượng này để có phương án khắc phục phù hợp nhất cho con. Hy vọng rằng, qua bài viết “Trẻ chậm nói hay nói linh tinh có phải bị tự kỷ hay không?” bạn đã có được những giải đáp cho những thắc mắc về hiện tượng lạ khi giao tiếp của con em mình. Chúc gia đình bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN