Trẻ chậm nói phải làm sao? 3 cách xử trí khi trẻ bị chậm nói

Trẻ chậm nói là một trong những vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ băn khoăn với nhiều lo lắng sợ con bị chậm phát triển, ảnh hưởng tâm lý và khó khăn khi hoà nhập với các bạn đồng trang lứa. Vậy trẻ chậm nói phải làm sao? Có những cách xử trí nào để giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ? Hãy cùng Nhân Hoà tìm hiểu A-Z trong bài viết này.

Trẻ chậm nói phải làm sao

Cách xử trí khi trẻ chậm nói

Cách xử trí thông thường khi trẻ chậm nói:

  • Theo dõi sự phát triển lời nói, ngôn ngữ, hành vi của trẻ
  • Cho trẻ đi khám chậm nói
  • Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, lời nói

Tuy nhiên để làm các bước trên 1 cách hiệu quả thì cần hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ, các địa chỉ khám uy tín và cách dạy trẻ phát triển ngôn ngữ tốt. Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ

Trước khi xác định trẻ có bị chậm nói hay không, bạn cần biết rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường. Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên một trẻ bình thường nhìn chung sẽ có những mốc phát triển ngôn ngữ sau mà bạn nên theo dõi.

Giai đoạn từ 12 – 24 tháng tuổi

Khi bé đến 12 tháng tuổi, đây là thời điểm mà “thiên thần” nhỏ của bạn nói được những từ đầu tiên trong cuộc đời. Trong khoảng 9 tháng tiếp theo, bé sẽ trải qua những bước phát triển ngôn ngữ quan trọng như sau:

12 – 15 tháng tuổi: Bé sử dụng 1 hoặc 2 từ thông dụng và hiểu các từ quan trọng trong các tình huống quen thuộc.

15 – 18 tháng tuổi: Bé bập bẹ nói các câu ngắn, có thể ngọng nghịu và chỉ vào người, động vật hoặc đồ chơi quen thuộc khi được yêu cầu. Đồng thời, bé sử dụng được 6 – 20 từ vựng quen thuộc và có khả năng chỉ vào mắt, mũi, miệng, và tóc của mình.

18 – 24 tháng từ. Trẻ trẻ nói các câu ngắn 2 – 5 từ nhiều hơn. Bắt đầu đặt các câu hỏi như mẹ đâu rồi, ba đi làm, uống nước,…

12 – 24 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu nói những từ ngữ đầu tiên.

Giai đoạn từ 24 – 36 tháng

Trong giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu nối các từ lại thành câu và ý nghĩa của các câu nói sẽ ngày càng rõ ràng và phong phú. Các cột mốc quan trọng trong giai đoạn này bao gồm:

21 – 24 tháng tuổi: Bé hiểu các giải thích/định nghĩa đơn giản và bắt đầu nói được các câu có 2 từ, ví dụ như “Mẹ, bai bai”. Bé cũng có thể làm theo các hướng dẫn và thực hiện các chỉ dẫn. Ở độ tuổi này trẻ hiểu ngôn ngữ tốt hơn và cũng có thể sai vặt được. Ví dụ lấy điện thoại cho mẹ, gọi chị hai,…

24 – 27 tháng tuổi: Bé bắt đầu nói các câu 3 từ, như “Mẹ, đọc sách?” và thích thú khi nghe câu chuyện về những người và trải nghiệm quen thuộc. Bé cũng có khả năng nói tên của người hoặc vật khi được yêu cầu.

27 – 30 tháng tuổi: Bé có khả năng kể về cách sử dụng của một số vật, thích nghe những câu chuyện về những người và trải nghiệm quen thuộc, và nói tên khi được yêu cầu.

30 – 33 tháng tuổi: Bé có thể kể một số cách sử dụng của các vật, thích đọc sách ảnh và có thể dùng khoảng 200 từ (hoặc hơn), tuy phát âm có thể chưa chính xác và chỉ sử dụng các mẫu câu cơ bản.

33 – 36 tháng tuổi: Bé chỉ được 6 phần cơ thể và có khả năng sử dụng khoảng 200 từ (hoặc hơn), mặc dù phát âm có thể chưa chính xác và chỉ sử dụng các mẫu câu cơ bản.

Từ 24 – 36 tháng, trẻ bắt đầu ghép các từ thành câu với ý nghĩa rõ ràng và phong phú hơn.

Trẻ chậm nói có sao không? Tại sao trẻ chậm nói?

Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bệnh lý hoặc do tâm lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ:

Khuyết tật ở miệng: Trẻ có thể gặp vấn đề như hở hàm ếch, dính thắng lưỡi làm ảnh hưởng đến sự linh hoạt của lưỡi và cơ miệng khiến trẻ khó phát âm và nói rõ ràng.

Rối loạn lời ngôn ngữ: Bắt nguồn từ tổn thương hệ thần kinh trung ương dẫn đến suy giảm chức năng bán cầu não, khiến trẻ khó tiếp thu và phát triển ngôn ngữ.

Mất thính giác: Trẻ có thể bị điếc bẩm sinh hoặc do nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, chấn thương tai… làm giảm khả năng nghe và học hỏi ngôn ngữ qua âm thanh.

Thiếu kích thích từ môi trường: Trẻ có thể bị chậm nói do không được giao tiếp, nói chuyện, đọc sách, chơi đùa với người lớn hoặc bạn bè. Điều này khiến trẻ không có động lực luyện phát âm, dẫn đến chậm nói.

Rối loạn phổ tự kỷ: Tự kỷ hay hội chứng tự kỷ là một dạng rối loạn ảnh hưởng đến quá trình phát triển chức năng của não. Đặc trưng của tự kỷ là sự xuất hiện của những khiếm khuyết đáng kể trong kỹ năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, hành vi hoặc sở thích bị hạn chế và lặp đi lặp lại khi trẻ mắc phải.

Vấn đề thần kinh: Trẻ có thể bị chậm nói do có vấn đề ở não bộ, như dị tật bẩm sinh, bại não, xuất huyết não, viêm màng não… làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý và phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Thiểu năng trí tuệ: Trẻ có thể bị chậm nói do có chỉ số trí thông minh thấp hơn bình thường, dưới 70. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, nhận thức, ghi nhớ, tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

Vì vậy, trẻ chậm nói cần được phát hiện đúng nguyên nhân và can thiệp sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ chậm nói phải làm sao
Chậm nói xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, phụ huynh cần xác định rõ để có phương án hỗ trợ con hiệu quả nhất.

Trẻ chậm nói phải làm sao?

Theo dõi phát triển ngôn ngữ, lời nói của trẻ

Để trả lời câu hỏi trẻ chậm nói phải làm sao thì việc theo dõi phát triển ngôn ngữ, lời nói của trẻ là điều cần thiết. Việc quan sát, theo dõi về lời nói, cử chỉ, hành vi của trẻ có thể giúp cha mẹ sơ bộ nhận biết trẻ chậm nói đơn thuần hay kèm những dấu hiệu trẻ tự kỷ. Từ đó có những định hướng phù hợp cho trẻ chậm nói.

Đối với những phụ huynh sinh con đầu lòng thì việc nhận biết sự phát triển ngôn ngữ của con có thể khó khăn hơn những cha mẹ sinh con thứ 2 trở lên. Phụ huynh có thể tham khảo các giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ trên đây. Tuy nhiên, khi trẻ 2 tuổi vẫn chưa nói được từ nào thì đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể mắc các rối loạn phát triển liên quan đến ngôn ngữ, lời nói.

Cho trẻ đi khám chậm nói và các bệnh lý liên quan.

Cho trẻ đi khám hướng tốt nhất trả lời thắc mắc của phụ huynh trẻ chậm nói phải làm sao. Các bác sĩ, nhà chuyên môn sẽ khám, đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ, các nguyên nhân và bệnh lý kèm theo làm cho trẻ chậm nói và các giải pháp điều trị phù hợp. Vậy khám trẻ chậm nói ở đâu uy tín? Nếu phụ huynh ở Tp HCM thì tham khảo các địa chỉ khám trẻ chậm nói uy tín như:

  • Bệnh viện Nhi Đồng 1
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2
  • Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
  • Phòng khám Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
  • Phòng khám đa khoa quốc tế CMI (bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang)
  • Trung tâm Giáo dục hòa nhập Nhân Hòa

Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ

Khi phát hiện trẻ chậm nói, trẻ cần được xác định đúng nguyên nhân để có hướng xử lý sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là 3 hoạt động phổ biến giúp kích thích trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ hiệu quả:

Tạo môi trường kích thích ngôn ngữ tại nhà: Bạn nên tạo cho trẻ nhiều cơ hội để giao tiếp, nói chuyện, đọc sách, chơi đùa với người lớn hoặc bạn bè. Chẳng hạn như, tạo cơ hội nói chuyện với trẻ thường xuyên, dùng cách nói rõ ràng, đơn giản, phù hợp với trình độ của trẻ. Bạn nên khuyến khích trẻ nói ra những gì trẻ muốn, cần, cảm thấy, nghĩ… Đồng thời, bạn cũng nên lắng nghe, động viên, khen ngợi trẻ khi trẻ nói được những từ, câu mới.

Điều trị dứt điểm hoặc khắc phục các dị tật, bệnh lý làm cản trở khả năng nói: Đối với các dị tật/bệnh lý như khiếm thính, dính thắng lưỡi, hở hàm ếch,… thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khắc phục những khiếm khuyết của trẻ trên. Khi các tác nhân cản trở việc nói của được gỡ bỏ, trẻ mới có được điều kiện tốt nhất để học và phát triển ngôn ngữ.

Can thiệp sớm: Đối với trẻ mắc các bệnh về rối loạn phát triển thần kinh như tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ,… bạn nên đưa trẻ đi khám chậm nói ở các bệnh viện nhi hoặc đánh giá ở các trung tâm can thiệp sớm. Các cơ sở Trung tâm Nhân Hoà Tp HCM có chuyên đánh giá kỹ lưỡng cho các bé chậm nói trong khoảng 1 giờ, tư vấn cho gia đình và can thiệp sớm giúp các bé phát triển ngôn ngữ. Tại đây, trẻ được các chuyên gia test và áp dụng những phương pháp phù hợp cho từng trẻ để dạy trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ được nhanh hơn, từ đó bắt kịp với các bạn cùng độ tuổi.

trẻ chậm nói phải làm sao
Can thiệp sớm là phương pháp hiệu quả trong dạy trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ, lời nói

Trên đây là chia sẻ của Nhân Hoà cho thắc mắc: “Trẻ chậm nói phải làm sao?” và các cách xử trí giúp trẻ khắc phục được tình trạng chậm nói. Cha mẹ hãy liên hệ với các cơ sở trung tâm Nhân Hòa để trẻ chậm nói được đánh giá kỹ lưỡng và can thiệp tiến bộ.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN