Hội chứng tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh bẩm sinh đặc trưng bởi các khiếm khuyết về mặt giao tiếp xã hội, ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế. Có nhiều loại tự kỷ khác nhau, như hội chứng Asperger, hội chứng Rett, rối loạn phổ tự kỷ,… Vậy hội chứng tự kỷ, nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết ở trẻ là gì? Ba mẹ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Hội chứng tự kỷ là gì?
Hội chứng tự kỷ còn được gọi là rối loạn tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) là một loại rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Đặc điểm chung của hội chứng tự kỷ là một tập hợp các khả năng và hành vi biểu hiện đa dạng ở từng người, từ nhẹ đến nặng.
Rối loạn tự kỷ có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người bị. Các ảnh hưởng chủ yếu thông qua những suy giảm về chức năng như:
- Khả năng giao tiếp xã hội kém
- Các hành vi lặp đi lặp lại
- Khó khăn biểu đạt cảm xúc, ngôn ngữ
- Khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội.
- Sự nhạy cảm đối với kích thích như ánh sáng, âm thanh, mùi, vị và xúc cảm.
- Khó thích nghi với môi trường thay đổi.
Nguyên nhân trẻ bị hội chứng tự kỷ?
Nguyên nhân trẻ bị hội chứng tự kỷ là một vấn đề phức tạp và vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền, môi trường hoặc là kết hợp giữa các yếu tố trên là nguyên nhân gây rối loạn tự kỷ.
Có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ rối loạn tự kỷ cao hơn trong các gia đình có thành viên khác cũng bị tự kỷ hoặc các rối loạn thần kinh khác. Một số gen đã được liên kết với rối loạn phổ tự kỷ, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về cơ chế di truyền.
Một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ trong giai đoạn thai kỳ như: tuổi của bố mẹ cao, các trường hợp mang thai và sinh con đẻ non, nhẹ, đa thai… Các yếu tố môi trường như các chất ô nhiễm, sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện khi mang thai, thiếu máu trong thai kỳ, viêm nhiễm. Các sự kiện căng thẳng trong thai kỳ có thể có liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc hội chứng tự kỷ
Dấu hiệu hội chứng tự kỷ ở trẻ có các độ tuổi khác nhau là khác nhau và thay đổi theo thời gian. Khi trẻ còn nhỏ dưới 1 tuổi các dấu hiệu còn chưa rõ ràng. Khi trẻ ở 2 – 3 tuổi thì các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn.
Dấu hiệu hội chứng tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi
Dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi đã có những sự khác biệt đối với trẻ bình thường. Tuy nhiên các dấu hiệu trẻ tự kỷ trong thời gian này còn chưa rõ ràng. Để phát hện dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi cần sự quan tâm và quan sát từ ba mẹ và người chăm sóc kỹ hơn. Các dấu hiệu bao gồm:
- Ít hoặc không bập bẹ
- Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt
- Thể hiện sự quan tâm đến đồ vật nhiều hơn con người
- Dường như không nghe thấy khi nói chuyện trực tiếp
- Chơi với đồ chơi một cách bất thường hoặc hạn chế
- Chuyển động lặp đi lặp lại với ngón tay, bàn tay, cánh tay hoặc đầu của họ
- Bắt đầu phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nhưng sau đó dừng lại hoặc mất những kỹ năng đó.
Các dấu hiệu này cần quan sát trong thời gian nhất định. Khi bé có đa số các biểu hiện trên, ba mẹ cần cho bé đi khám tự kỷ để có biện pháp can thiệp phòng ngừa.
Dấu hiệu rối loạn tự kỷ ở trẻ lớn hơn.
Dấu hiệu hội chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ 2 – 3 tuổi trở đi sẽ có những biểu hiện cụ thể sau:
Ít tiếp xúc với những người xung quanh
Đây là một biểu hiện đặc trưng nhất của trẻ tự kỷ. Chúng thường né tránh, không nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Nhìn họ như không thấy họ ở đó.
Hành vi chống đối
Hành vi chống đối là một biểu hiện bệnh khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ sẽ có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ nếu đồ đạc trong phòng bị thay đổi vị trí…
Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp
Đây là dấu hiệu mà dễ dàng nhận biết trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Trẻ tự ký mắc khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp. Trẻ thường phát ra những âm thanh vô nghĩa hoặc những tiếng kêu lập đi lập lại. Một số trẻ lớn thường nói sau văn phạm, ngữ nghĩa, thiếu nhịp điệu, diễn cảm…
Gắn bó bất thường
Nhắng trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường gắn bó bất thường vào một số đồ vật, đồ chơi. Trẻ quan tâm đến những chi tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không cần quan tâm đến công dụng của nó.
Vận động chậm chạp
Vận động chậm chạp là một dấu hiệu phổ biến ở trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Trẻ vận động chậm chạp do rối loạn trương lực cơ. Trẻ khó khăn trong việc bắt chước vận động, từ chối tập luyện. Đôi khi trẻ có một số biểu hiện nhăn nhó mặt, xoắn vặn tay…một cách chậm chạp.
Rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống là một biểu hiện thường gặp ở trẻ tự kỷ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa…Ở những trẻ lớn hơn thì thích ăn những loại thức ăn được băm nhỏ và ăn nhiều các loại thức ăn chế biến từ sữa.
Khiếm khuyết trí tuệ
Trẻ tự kỷ sẽ có khiếm khuyết về trí tuệ rất lớn. Trẻ tự kỷ thường có chỉ số IQ rất thấp chỉ dưới 55 điểm, một số khác thì chậm phát triển ở mức độ nhẹ. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường.
Những điều cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ nên làm
Khi thấy trẻ có dấu hiệu tự kỷ cha mẹ nên bé đi khám càng sớm càng tốt để có những biện pháp can thiệp kiph thời. Ngoài ra có những chuẩn bị về tinh thần và kiến thức để cùng con phát triển một cách hiệu quả nhất. Sau đây, là những lời khuyên dành cho cha mẹ có con mắc rối loạn tự kỷ.
- Cho bé đi khám tự kỷ ngay khi phát hiện các dấu hiệu.
- Nhanh chóng vượt qua cú sốc khi biết con bị tự kỷ, chấp nhận sự thật.
- Sắp xếp thời gian, công việc để phối hợp với các trung tâm dạy trẻ tự kỷ, các cơ sở y tế chăm sóc.
- Tìm hiểu thêm các video dạy bé tập nói để có thêm kiến thức dạy trẻ tự kỷ ở nhà, giảm bớt chi phí.
- Kiên trì, can thiệp dạy dỗ trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Luôn cho trẻ cảm giác an toàn khi ở cạnh, khuyến khích trẻ tự lập theo khả năng có thể.
- Thường xuyên theo dõi sự phát triển của trẻ và cho trẻ đi thăm khám theo định kỳ.
- Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng.
Bài viết trên của Trung tâm Nhân Hòa đã cung cấp cho bạn những thông tin về hội chứng tự kỷ ở trẻ. Hi vọng ba mẹ có thêm kiến thức để giúp trẻ phát triển tốt nhất.