So sánh sự khác nhau giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nhiều phụ huynh quan tâm trẻ tự kỷ chậm phát triển trí tuệ là gì? Trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ có những điểm gì khác nhau? Các phương pháp can thiệp giúp trẻ tự kỷ và chậm phát triển tiến bộ. Hãy cùng trung tâm Nhân Hòa tìm hiểu.

Thế nào là trẻ tự kỷ, chậm phát triển?

Trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ là 2 rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhưng được chẩn đoán khác nhau. Điểm chung trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ đều xuất hiện từ thời thơ ấu và ảnh hưởng đến ngôn ngữ, học tập và tương tác, thiết lập các mối quan hệ xã hội của trẻ.

Trẻ tự kỷ có những biểu hiện đặc trưng là sự tương tác xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại, hạn chế về ngôn ngữ và sự phát triển trí tuệ không đều. Trong khi đó trẻ chậm phát triển trí tuệ thường được gọi là khuyết tật trí tuệ đặc trưng bởi chức năng trí tuệ, nhận thức và khả năng thích ứng kém.

trẻ tự kỷ chậm phát triển trí tuệ
Điểm trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ là đều xuất hiện thời thơ ấu và ảnh hưởng đến ngôn ngữ, học tập và tương tác giao tiếp

Sự khác nhau giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ

Dấu hiệu trẻ tự kỷ thường gặp là chậm nói, giao tiếp mắt kém, có xu hướng chơi 1 mình ít tiếp, các hành vi bất thường lặp đi lặp lại. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ gặp các khiếm khuyết trong sự phát triển của não bộ. Trẻ có trí thông minh thấp hơn so với bình thường (chỉ số IQ < 70 ÷ 75) và các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày cũng bị hạn chế.

Để hiểu rõ điểm giống và khác nhau trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ, tham khảo các tiêu chí sau.

Nguyên nhân

Trẻ tự kỷ: Do di truyền, môi trường, trong quá trình mang thai mẹ bầu dùng nhiều chất kích thích, các loại thuốc hoặc do có bất thường ở não.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Do di truyền, sinh thiếu tháng, chấn thương khi sinh hoặc tai biến sản khoa lúc sinh, các khiếm khuyết về thính giác như điếc bẩm sinh hoặc thị lực, hay do suy dinh dưỡng.

Chỉ số thông minh

Trẻ tự kỷ: Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao hoặc thấp tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Các trường hợp trẻ tự kỷ thông thái có chỉ số IQ rất cao, kết quả học tập tốt.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có IQ <70-75, có thể chia thành 4 mức độ nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.

Kỹ năng ngôn ngữ

Trẻ tự kỷ: Chậm phát triển khả năng ngôn ngữ, thậm chí là không có khả năng ngôn ngữ.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Cũng có thể gặp khó khăn với đọc, viết nhưng có thể học được kỹ năng ngôn ngữ cơ bản nếu được giáo dục đúng cách.

Kỹ năng xã hội

Trẻ tự kỷ: Thường không quan tâm và không muốn tương tác với người khác, không biết cách thể hiện cảm xúc và dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Không có biểu hiện xa lánh mọi người xung quanh, thay vào đó hòa nhập như những trẻ bình thường.

Hành vi

Trẻ tự kỷ: Thường có các hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn hoặc có các hành vi như đi nhón chân, nhảy chân sáo, lắc lư người …

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Không có các hành vi đặc biệt nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường hoặc tâm lý.

Trẻ tự kỷ và chậm phát triển cần hỗ trợ gì?

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của chứng tự kỷ chậm phát triển, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán sớm nhất có thể. Các chuyên gia sẽ giúp tìm ra nguyên nhân, đánh giá được tình trạng của trẻ từ đó đưa ra được các phương pháp điều trị phù hợp. Nơi test, khám trẻ tự kỷ và khám trẻ chậm phát triển trí tuệ thường là những bệnh viện nhi, phòng khám đa khoa làm về tâm lý, tâm thần trẻ em hoặc các cơ sở giáo dục hòa nhập.

Bên cạnh đó, cha mẹ cho trẻ can thiệp sớm tại các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cũng sẽ giúp cho trẻ cải thiện tình trạng nhanh chóng và hiệu quả. Can thiệp sớm sẽ giúp trẻ được phát triển toàn diện về trí tuệ, ngôn ngữ, tương tác xã hội, hành vi và thể chất.

Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ và chậm phát triển

Can thiệp sớm là một trong những biện pháp quan trọng để giúp trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ cải thiện các chức năng trí tuệ và hòa nhập với cộng đồng cũng như khả năng tự lập sau này.

Mục tiêu can thiệp

Can thiệp sớm nhằm mục tiêu:

  • Kích thích phát triển trí tuệ, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp xã hội và thể chất cho trẻ.
  • Giúp trẻ hình thành các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như tự chăm sóc, học tập, tương tác với người khác, …
  • Hỗ trợ trẻ vượt qua các khó khăn và thích nghi với môi trường xung quanh.
  • Tăng cường sự liên kết giữa trẻ, gia đình và cộng đồng.

Phương pháp can thiệp

Phương pháp can thiệp sớm cho trẻ bị tự kỷ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả đang được áp dụng hiện nay có thể kể đến là:

Phương pháp ABA (Ứng dụng phân tích hành vi): Đây biện pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của trẻ. Khi bắt đầu chương trình can thiệp thì mỗi trẻ sẽ được đánh giá ban đầu để kiểm tra xem kỹ năng nào trẻ đã có, kỹ năng nào chưa có. Sau đó lựa chọn các bài tập, các tài liệu phù hợp với đánh giá ban đầu. Nội dung của các bài tập sẽ tập trung vào các kỹ năng giao tiếp, xã hội, kiến thức, tự chăm sóc, vận động, chơi … và được sắp xếp theo trình tự phát triển, từ đơn giản đến phức tạp.

Biện pháp TEACCH (Can thiệp và giáo dục cho trẻ tự kỷ và các rối loạn liên quan): Biện pháp này là định hướng điều trị cho trẻ về khả năng giao tiếp, gồm nhiều bài học như: Bắt chước, nhận thức, vận động thô, vận động tinh, phối hợp mắt và tay, kỹ năng hiểu biết, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng tự lập và kỹ năng bắt chước xã hội.

Biện pháp PECS (Hệ thống giao tiếp trao đổi hình): Biện pháp này sử dụng những hình riêng lẻ để trẻ xếp đặt thành câu nhiều chữ. Trẻ sẽ phát triển được khả năng giao tiếp nhanh, biết thêm nhiều từ vựng nhưng có hạn chế là biện pháp này chỉ tập trung vào giao tiếp mà bỏ qua các lĩnh vực xã hội, vận động.

Biện pháp DIR( FloorTime-cùng chơi với trẻ): Biện pháp này khuyến khích trẻ chủ động tương tác, giúp trẻ phát triển khả năng tương tác hiệu quả. Bên cạnh đó, với biện pháp này thì cha mẹ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng, khi tương tác với trẻ nhiều hơn.

Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ và chậm phát triển

Hỗ trợ trẻ ở nhà

Bên cạnh việc cho trẻ can thiệp sớm tại các trung tâm hỗ trợ hòa nhập thì cha mẹ cũng có thể hỗ trợ trẻ ở nhà bằng những cách như:

  • Tạo một môi trường an toàn, thân thiện và hạn chế các tác nhân kích thích tới cảm xúc của trẻ.
  • Tham gia các hoạt động vui chơi, học tập và giao tiếp cùng trẻ.
  • Thực hiện các hướng dẫn và bài tập của chuyên gia tại nhà.
  • Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc, ý kiến và sở thích của bản thân.
  • Khuyến khích và động viên trẻ khi trẻ có những tiến bộ nhỏ.

Trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ và chậm phát triển ở Tp.HCM

Trung tâm Nhân Hòa là một trong những trung tâm dạy can thiệp trẻ tự kỷchậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ hàng đầu tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Trung tâm với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp cải thiện tình trạng của trẻ nhanh và hiệu quả được nhiều phụ huynh tin tưởng.

Dạy can thiệp 1-1 trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ

Cha mẹ có thể đến trực tiếp một trong các cơ sở của trung tâm Nhân Hòa tại các địa chỉ:

  • Cơ sở chính: Số 16, đường số 18, phường 8, Gò Vấp, Tp.HCM
  • CS2: Số 58 Thiên Phước, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp.HCM
  • CS3: 6/2/5 Phạm Văn Chiêu, Phường 8, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
  • CS4: 100/3/17 Lê Thị Hà, Tân Xuân, Hóc Môn, Tp.HCM
  • CS5: A92 KDC Thới An, Lê Thị Riêng, P Thới An, Quận 12, TpHCM
  • Hotline: 02866537779
  • SĐT: 0987174279
  • Website: https://trungtamnhanhoa.vn/

Kết luận

Qua bài viết, trung tâm Nhân Hòa đã chia sẻ các thông tin hữu ích về trẻ tự kỷ chậm phát triển trí tuệ. Trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ có nhiều điểm khác nhau về nguyên nhân, chỉ số thông minh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội và hành vi. Cha mẹ cần cho trẻ can thiệp sớm để giúp trẻ được phát triển toàn diện và hòa nhập với cộng đồng!

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN