Trẻ như thế nào gọi là chậm nói? 6 biểu hiện cảnh báo

Chậm nói là một trong những vấn đề phát triển ngôn ngữ thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 5 bé sinh ra thì 1 bé bị chậm nói. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi con của mình không nói hoặc nói ít hơn so với trẻ cùng trang lứa. Vậy trẻ như thế nào gọi là chậm nói? Có những biểu hiện nào cho thấy con bị chậm nói và cách can thiệp ra sao?

Hãy cùng Trung tâm Nhân Hòa tìm hiểu trong bài viết này.

Trẻ như thế nào gọi là chậm nói?

Chậm nói là khi sự phát ngôn ngữ, lời nói của trẻ chậm hơn so với các trẻ khác hoặc chậm hơn với mốc phát triển ngôn ngữ trung bình. Chậm nói có thể là biểu hiện của trẻ mắc tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, mất thính giác hoặc chỉ là do trẻ phát triển chậm. Chậm nói nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp, hoà nhập, sự phát triển và tâm lý của trẻ.

Trẻ như thế nào gọi là chậm nói
Chậm nói là sự phát triển ngôn ngữ, lời nói của trẻ chậm hơn so với bé khác đồng trang lứa.

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường

Để biết trẻ có bị chậm nói hay không, cha mẹ cần quan sát con và so sánh với các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường. Dưới đây là một số mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng mà trẻ thường đạt được ở từng giai đoạn độ tuổi khác nhau. Phụ huynh có thể so sánh với trẻ xem con mình như thế nào có bị chậm nói hay không.

Giai đoạn dưới 1 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu phản ứng với các âm thanh, tiếng nói và âm nhạc. Trẻ cũng bắt đầu phát ra các âm thanh để thể hiện cảm xúc và yêu cầu. Ngoài ra, trẻ còn bắt đầu tập bắt chước các từ đơn giản nghe được. Cụ thể, các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là:

0 – 3 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ sẽ thường giật mình với những tiếng động bất ngờ, quay mặt về phía người nói, khóc khi đang đói hay giận dữ. Về giao tiếp, trẻ bắt đầu tập phát âm để thể hiện sự thích thú hoặc “nhại” lại giọng nói, âm thanh nghe được.

4 – 6 tháng: Trẻ sẽ cố gắng phát âm để biểu đạt cảm xúc, mong muốn của mình hoặc giao tiếp mang tính phản xạ lại khi được nghe hát. Trong giai đoạn này, trẻ thường phát âm cả khi có người hay chỉ có một mình. Đặc biệt, thông qua những phát âm, người lớn có thể phân biệt được bé tức giận hay vui vẻ để có cách giao tiếp với con phù hợp.

7 – 9 tháng: Trẻ lặp lại các âm tiết giống nhau như “ba ba”, “ma ma”, bắt đầu tạo ra các âm thanh để trả lời khi được gọi tên. Ngoài ra, trẻ còn biết dùng cử chỉ để diễn đạt mong muốn của mình, chẳng hạn như lắc đầu để nói “không”, gật đầu…

10 – 12 tháng: Trẻ đã có thể nói bập bẹ khoảng 4 âm tiết hoặc nhiều hơn và có âm điệu, tuy nhiên chưa rõ được từ thực sự. Trẻ có thể nói rõ một vài từ như: bye bye, ba,… Ngoài ra, bé trong giai đoạn này đã có thể thực hiện một số khẩu lệnh đơn giản như đưa đồ chơi cho người lớn, tưởng tượng ra hình ảnh đồ vật qua gọi tên và sử dụng được âm bật nổ/âm mũi như: p, b, d, m.

Trẻ dưới 1 tuổi đã có bắt đầu phản ứng với các âm thanh và cố gắng phản ứng lại bằng tiếng kêu để thể hiện cảm xúc và mong muốn.

Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu nói được nhiều từ hơn, kết hợp các từ lại với nhau thành câu. Đặc biệt, các con còn có thể cố gắng “kể chuyện” nhằm chuyển tải thông điệp. Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là:

13 – 15 tháng: Trẻ có thể nói được khoảng 7 từ trở lên, sử dụng được nhiều phụ âm hơn (p, b, m, n, h) và có thể hát những bài hát yêu thích. Trong giai đoạn này, con đã có thể kết hợp giữa nói và cử chỉ để biểu đạt mong muốn đồ vật mong muốn. Trẻ cũng đã hiểu và trả lời được một số câu hỏi đơn giản (như: “Ở đâu?”, “Cái gì?”,…), phân biệt và gọi được tên các bộ phận cơ thể (Mắt, tay, mũi, miệng,…).

16 – 18 tháng: Trẻ nói được khoảng 20 từ đơn, hiểu được 50 từ trở lên. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu phát âm được nhiều từ có nghĩa, dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp và giảm bớt việc sử dụng cử chỉ. Trẻ đã biết chọn một số quần áo, đồ chơi hoặc thức ăn ưa thích và có thể tự lấy được những đồ vật mình muốn nằm trong tầm nhìn.

19 – 24 tháng: Vốn từ của trẻ từ 200 – 300 từ trở lên và tiếp tục phát triển từ mới mỗi ngày. Trong giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu ghép các từ thành câu đơn giản, bắt chước được câu nói khoảng 2 – 3 từ. Ngoài ra, trẻ cũng bắt đầu sử dụng dùng tên mình khi nói về bản thân, biết sử dụng đại từ sở hữu (VD: cái này, cái kia của con), sử dụng các câu hỏi đơn giản như: Ở đâu? Cái gì? và biết kể chuyện nhằm truyền tải thông điệp mong muốn.

trẻ như thế nào gọi là chậm nói giai đoạn 1-2 tuổi
Bé trong giai đoạn từ 1-2 tuổi bắt đầu nói được nhiều từ hơn và biết kết hợp những từ này thành câu

Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu nói trọn câu ngắn dễ dàng, trả lời đầy đủ họ và tên, bắt đầu dùng từ ngữ và ghép câu phức tạp hơn. Theo các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 2 – 3 tuổi dưới đây để hiểu thêm trẻ chậm nói là như thế nào. Cụ thể, các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là:

25 – 30 tháng: Trẻ bắt đầu sử dụng câu gồm 2 – 3 từ một cách thường xuyên hơn (như: rửa tay, đi chơi, đi lớp,…), biết sử dụng các đại từ (như: ba, mẹ, con, bác, cô, bà,…) và đọc số. Ngoài ra, trẻ bắt đầu phân biệt và gọi tên các màu cơ bản, đồng thời đọc được những bài thơ, bài hát yêu thích.

31 – 36 tháng: Vốn từ của trẻ đã lên đến khoảng 900 từ, nói được trọn vẹn một câu ngắn 3 – 4 từ một cách dễ dàng, trả lời được đầy đủ họ tên và dùng được đại từ ngôi thứ 3 như: Bạn ý, bác ý, cô ý,…. Ngoài ra, trẻ còn đã biết sử dụng những từ ngữ phủ định, từ ngữ chỉ vị trí và hiểu những khái niệm về thời gian: hôm nay, hôm qua, ngày mai,…

trẻ như thế nào gọi là chậm nói giai đoạn 2-3 tuổi
Trẻ 2-3 tuổi đã nói được những câu ngắn dễ dàng, vốn từ lên đến khoảng 900 từ.

Các biểu hiện cảnh báo cho thấy con bị chậm nói

Trẻ như thế nào gọi là chậm nói còn tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ chậm nói của trẻ. Trẻ bị chậm nói có thể không phản ứng, không giao tiếp, không bắt chước, không nói được từ, không hiểu được lời nói, không kể chuyện, không học được từ mới… Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy con bị chậm nói theo độ tuổi:

Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói: Trẻ không cố gắng giao tiếp với người khác bằng âm thanh, cử chỉ hay lời nói, kể cả khi cần giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó. Hoặc, trẻ không thể nói được bất cứ một từ nào, chẳng hạn như: “mẹ” hoặc “ba” và không thể phát âm được các phụ âm như p hoặc b. Ngoài ra, trẻ còn có những dấu hiệu không quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh như không phản ứng khi được gọi tên hay có những hành động tương tác với bé như “bai bai”, “xin chào”,…

Trẻ 16 tháng chậm nói: Ở giai đoạn này của trẻ chậm nói, bé không thể hiểu và phản ứng với các từ ngữ mang tính hiệu lệnh đơn giản như: “không”, “dậy nào”,… Trẻ không thể diễn đạt những điều mà mình quan tâm, chẳng hạn như chỉ vào một đồ vật mình muốn bố mẹ mua. Ngoài ra, khi người lớn gọi tên một đồ vật và yêu cầu con chỉ đúng vào thứ mình muốn nói, trẻ cũng không thể hiểu và làm theo.

Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói: Trẻ không thể phân biệt và chỉ ra được các bộ phận cơ thể như: đầu, tay, mắt, tai,… khi được người lớn yêu cầu. Trẻ chưa biết chỉ vào những thứ mình mong muốn và không thể/không muốn giao tiếp, ngay cả khi cần được người lớn giúp đỡ. Ngoài ra, trẻ không hiểu các câu khẩu lệnh đơn giản như: “không được”, “đi nào”, “bai bai chú đi con”,…

Trẻ 19 – 23 tháng tuổi chậm nói: Từ vựng của trẻ phát triển chậm, không đạt được tốc độ 1 từ mới/tuần và vẫn còn phát âm không rõ ràng nhiều phụ âm. Trẻ rất “lười” nói, thường chỉ giao tiếp trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, trẻ không thể sử dụng các đại từ nhân xưng như: em, con, ba, mẹ,… và không thể kết hợp các từ đơn giản thành các câu ngắn như: “Mẹ, em đói”, “Ba, lấy cái này”,… Cá biệt, có nhiều trẻ không hiểu các câu hỏi và chỉ dẫn đơn giản từ người lớn như: “Tối nay bé muốn ăn gì?”, “Bé cất đồ chơi cho ba”,…

Trẻ 2 tuổi chậm nói: Trẻ chậm nói ở độ tuổi này thường gặp khó khăn trong việc nói chuyện, không thể diễn đạt được tổng cộng quá 15 từ. Thay vì tự diễn đạt theo ý bản thân, trẻ thường có xu hướng lặp lại những gì ba mẹ hoặc người khác đã nói. Bé thường xuyên lắp bắp khi nói, không đặt được những câu hỏi đơn giản và những người xung quanh không ai hiểu trẻ đang nói gì. Trẻ không nhớ những sự kiện đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trẻ ít quan tâm hoặc thậm chí không quan tâm những sự việc xảy ra xung quanh, cũng như rất hiếm tương tác với các bạn nhỏ khác.

Trẻ 3 – 4 tuổi chậm nói: Trẻ có dấu hiệu chậm nói thường chưa thể phát âm đúng hầu hết các phụ âm, không phân biệt được 2 khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”. Bé gặp khó khăn ở những đại từ nhân xưng đơn giản như: “ba”, “bà”, “mẹ” và “con”. Đồng thời, trẻ không thể ghép nối các từ tạo thành câu ngắn có nghĩa, như: “Mẹ giúp con cái này” hay “Ba mua cho con”. Ngoài ra, trẻ cũng chưa hiểu được những câu hiệu lệnh hoặc câu hỏi ngắn, chẳng hạn như “Để đồ chơi vào hộp đi con” hay “Tối nay con muốn ăn món gì?”.

Thông thường, phụ huynh có thể nhận biết và đánh giá trẻ như thế nào gọi là chậm nói thông qua các biểu hiện rõ nét hơn khi trẻ từ 18 tháng – 2 tuổi trở nên. Các trường hợp trẻ trên 2 tuổi chậm nói cần theo dõi kỹ hơn trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói liên quan đến các rối loạn phát triển như tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ.

Biểu hiện chậm nói sẽ đặc trưng khác nhau theo từng giai đoạn, dựa vào độ tuổi của con mà bố mẹ cần tra cứu những dấu hiệu chậm nói của độ tuổi đó để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Những nguyên nhân chính khiến trẻ bị chậm nói

Trẻ em chậm nói có thể xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân tâm lý.

Nguyên nhân bệnh lý: là các vấn đề ở cơ quan thần kinh phụ trách ngôn ngữ hoặc bệnh lý tai, mũi, họng gây cản trở việc trẻ học ngôn ngữ hoặc phát âm bình thường. Một số bệnh lý điển hình khiến trẻ chậm nói như: dị tật não, bại não, viêm màng não, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ, điếc, dính thắng lưỡi,…

Nguyên nhân chậm nói do tâm lý: là nguyên nhân có thể bắt nguồn từ môi trường xã hội và gia đình. Sự quá chiều chuộng hoặc bỏ bê trẻ có thể tạo ra môi trường ít có sự khích lệ cho trẻ có động lực phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra, các biến cố gây sốc, vết thương tâm lý trong gia đình cũng có thể tác động mạnh mẽ đến tâm lý của trẻ và làm chậm quá trình học nói.

Khi nào trẻ chậm nói cần can thiệp?

Để giúp trẻ vượt qua chậm nói, bậc cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này của trẻ. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách xử trí khác nhau, việc bố mẹ đưa ra phương hướng đúng mới có thể giúp con phát triển ngôn ngữ như các bạn đồng trang lứa được:

Nếu trẻ chỉ chậm nói đơn thuần: Bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp dạy con nói tại nhà như: tạo môi trường giao tiếp nhiều hơn cho con, gửi con đi lớp, cho con chơi với các bạn đồng trang lứa,… Tuy nhiên, việc dạy con nói tại nhà sẽ tốn rất nhiều công sức và kết quả chỉ thấy được trong một quá trình dài cha mẹ bền bỉ cùng con, do đó phụ huynh cần thực sự kiên nhẫn với trẻ trong trong quá trình dạy nói ở nhà. Việc tạo sức ép hoặc quát mắng con sẽ càng khiến con sợ và tự ti, khiến việc học nói càng thêm khó khăn.

Nếu con chậm nói do nguyên nhân thực thể: Nếu con bị chậm nói do nguyên nhân thực thể như dính thắng lưỡi, bị dị tật ở tai mũi họng, khiếm thính… bạn cần điều trị những bệnh lý này trước. Khi nguyên nhân thực thể trên bị loại bỏ, trẻ mới có thể học nói và phát triển ngôn ngữ như các bạn đồng trang lứa.

Nếu trẻ bị chậm nói do chậm phát triển, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ: Bạn nên đưa con đến những trung tâm dạy trẻ chậm nói như Trung tâm Nhân Hoà tại Tp HCM để các chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ đánh giá và có phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Với những phương pháp âm ngữ trị liệu được thiết kế dành riêng cho nhóm trẻ đặc biệt này, bé phát triển ngôn ngữ và lời nói tốt hơn, từ đó hoà nhập tốt hơn với cuộc sống – xã hội xung quanh.

Can thiệp cho trẻ chậm nói, chậm phát triển, tự kỷ tại Trung tâm Nhân Hoà.

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc “Trẻ như thế nào gọi là chậm nói?” và những biểu hiện, nguyên nhân và cách xử trí tình trạng này ở trẻ. Hy vọng rằng, với những kiến thức biết được trong bài viết, bạn sẽ nhận biết được các biểu hiện của con có phải chậm nói hay không và có phương pháp khắc phục kịp thời nếu cần thiết. Khi phụ huynh còn thắc mắc, hãy liên hệ với Trung tâm Nhân Hòa để được tư vấn kỹ hơn và can thiệp cho trẻ chậm nói.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN